Khát vọng hạnh phúc gia đình, hôn nhân

Một phần của tài liệu vai trò yếu tố kỳ ảo trong việc thể hiện khát vọng của người phụ nữ trong truyền kỳ mạn lục (Trang 44 - 114)

7. Bố cục luận văn

2.2.1.Khát vọng hạnh phúc gia đình, hôn nhân

Nhân vật Đào Hàn Than trong “Nghiệp oan của Đào thị” là một trong những nhân vật có số phận bi kịch tiêu biểu nhất cho thân phận của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến đã được Nguyễn Dữ dày công xây dựng. Nàng đã phải trải qua bao kiếp nạn và mỗi lần lòng khao khát hạnh phúc mãnh liệt trỗi dậy là mỗi lần nàng lại bị xã hội vùi dập thêm một lần nữa. Câu chuyện đậm chất kỳ, nhân vật Hàn Than trải qua rất nhiều kiếp khác nhau, nhưng người đọc vẫn thấy hết sức gần gũi, thấy đó chỉ là những biểu hiện đau thương khác nhau của một kiếp người. Dù khi còn là con người bằng xương bằng thịt hay khi đã biến thành ma quỷ, nàng đều bị những thế lực thù địch truy sát, phải chết oan ức, thảm khốc đến hai lần. Đào Hàn Than là biểu tượng mạnh mẽ cho khát vọng sống, khát vọng yêu và ước mơ hạnh phúc của người phụ nữ.

Nàng Tuý Tiêu trong “Chuyện nàng Túy Tiêu” khi được người ta đem mình “tặng” bị coi ngang giá một vật tặng - cho Dư Nhuận Chi, được kết duyên cùng chàng là nàng đã cảm thấy vô cùng sung sướng:

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn “ Duyên kim phận cải xe vương

Những mừng dây sắm được nương bóng tùng” [21, tr.456]

Cuộc đấu tranh để giành giật hạnh phúc, khẳng định tình yêu đôi lứa giữa nàng Túy Tiêu, Dư Nhuận Chi và tên Trụ quốc họ Thân cũng không kém phần quyết liệt. Tình yêu giữa Túy Tiêu, một người con gái có thân phận thấp hèn, làm con hát, nô bộc trong nhà một vị quý tộc và chàng nho sinh hay thơ nổi tiếng khắp kinh kỳ Dư Nhuận Chi là một tình yêu vượt qua đẳng cấp xã hội. Họ yêu nhau vì tài, mến nhau vì đức. Túy Tiêu bị Trụ quốc bắt về làm tì thiếp nhưng vẫn một lòng sống chờ người yêu. Và khi may mắn thoát khỏi nanh vuốt của kẻ thù, họ lại trở về sống bên nhau hạnh phúc như chưa từng có những năm tháng Túy Tiêu đã phải sống nhơ nhớp trong nhà kẻ quyền thế.

Giáng Hương trong Từ Thức lấy vợ tiên là một tiên nữ sống nơi bồng lai tiên cảnh. Với nhân gian thì được thành tiên và sống nơi cõi tiên là khát vọng của muôn đời. Cõi tiên là nơi cực lạc. Ấy vậy mà nàng Giáng Hương sao lại xuống trần gian và còn mong ước cái hạnh phúc bình dị nơi trần thế. Việc xuống trần gian của Giáng Hương xét đến cùng cũng là một hành động bất tuân khuôn phép cõi tiên. Sở dĩ, cái việc phối ngẫu giữa cõi tiên với cõi trần không bao giờ đi đến hạnh phúc vĩnh hằng bởi cõi tiên vẫn là cõi tiên, cõi trần vẫn là cõi trần, cũng như người không thể giao kết với ma. Giáng Hương ở cõi tiên, nơi không có đau khổ, chẳng buồn phiền, thời gian vô tận, cuộc sống vĩnh cửu. Nàng tự tiện xuống trần gian, lại còn phạm lỗi nơi trần thế may mà được viên tri huyện hiền đức giúp đỡ mới thoát nạn. Việc làm ấy của Giáng Hương đã phạm vào cả luật của thiên đình và hạ giới. Với nàng cõi tiên là đáng chán. Hạnh phúc, té ra chỉ ở trốn trần gian mới có. Sau này khi được Từ Thức giải khỏi bị bắt giữ, trở lại cõi tiên, nàng tiên ấy không khỏi buồn phiền, chỉ khi gặp lại Từ Thức nàng mới thực sự được sống, mới có “màu da hồng

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Rõ ràng là Giáng Hương đã sống vượt ra ngoài khỏi những nguyên tắc cõi tiên. Đương nhiên, chúng ta không thể coi những nguyên tắc của cõi tiên như của cõi trần nhưng chúng ta hoàn toàn có thể nghĩ rằng những khát khao hạnh phúc của Giáng Hương chính là những khát khao hạnh phúc của người phụ nữ nơi trần thế. Cõi tiên không phải là bến đậu của mỗi kiếp người, của mọi kiếp người, vì nó chỉ là ảo tưởng và nếu có thực cũng không phải thực sự là nơi cực lạc. Thế nên Giáng Hương mới rời cõi tiên để đến cõi trần. Cũng không phải chỉ mình Giáng Hương khát khao hạnh phúc nơi cõi trần. Chỉ qua câu chuyện của các vị thần tiên ta có thể thấy điều đó:

“Người bận xiêm lụa nói đùa rằng:

- Nương tử hôm nay mầu da hồng hào, chứ không khô gầy như trước nữa. Người ta bảo ngọc nữ không chồng, câu ấy hỏi có tin được không? Quần tiên đều cười, duy người mặc áo xanh buồn rầu không vui mà nói rằng:

- Mối duyên của cô em đây, thật cũng là tốt đẹp. Song nghĩ cái giá băng ngọc ở trên mây, mà đi kết mối tóc tơ ở cõi thế, vạn nhất tiếng tăm vỡ lở, thiên hạ chê cười, quần tiên chúng ta e không khỏi mang tiếng lây được. Bà Kim tiên nói:

- Ta ở trong chốn lâu thành trên trời, chầu hầu cạnh đức Thượng đế, mênh mang trần hải, chưa từng đặt bước xuống bao giờ. Thế mà những kẻ hiếu sự họ còn bịa ra, nào bảo Dao trì hội kiến ở đời Chu, thanh điểu truyền tin ở đời Hán, ta còn thế, huống chi là lũ các nàng ư ? Song tân lang ngồi đây, ta không nên bàn phiếm những câu chuyện khác làm rối lòng dạ người ta.

Bà phu nhân nói:

- Tôi nghe tiên khá gặp chứ khôn tìm, đạo không tu mà tự đến. Những cuộc gặp gỡ hiếm lạ, đời nào mà không có: như đền Bạc hậu, như quán Cao đường, như thần Lạc phố lướt sóng, như nàng Giang Phi cởi ngọc, như Lộng Ngọc lấy Tiêu Sử, như Thái Loan gặp Văn Tiêu, như Lan Hương gặp Trương

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Thạc). Bao nhiêu những chuyện cũ còn sờ sờ đó; nếu thế này mà bị chê cười thì đã có những người trước ấy họ chịu đỡ tiếng cười cho mình” [7, tr.64].

Vượt qua khỏi khuôn phép của cõi tiên để đi tìm hạnh phúc. Giáng Hương đã tìm thấy hạnh phúc của nàng không trọn vẹn. Giáng Hương gặp được Từ Thức, và chỉ với Từ Thức, Giáng Hương mới ít nhiều có hạnh phúc. Từ Thức là ai? Một vị quan huyện khác thường không làm tròn bổn phận của một chức tri huyện. Con người ấy thích ngao du sơn thuỷ, gửi hồn vào tháng cảnh núi sông. Sở thích, lối sống của con người ấy rất gần gũi với tiên giới. Hạnh phúc của Giáng Hương thật ngắn ngủi. Cảnh tiên, cõi tiên và cả nàng tiên Giáng Hương cũng không thể giữ chân được chàng Từ Thức, ngăn được khát khao trở lại trần gian của chàng. Ngày Từ Thức rời cõi tiên, hơn ai hết Giáng Hương biết đó là ngày chấm dứt hạnh phúc của nàng đã có. Như vậy, nàng Giáng Hương đã bỏ cả cõi tiên để đi tìm hạnh phúc nơi trần thế cuối cùng vẫn trắng tay. Bức thư gửi theo Từ Thức là lời tuyệt mệnh “Kết lứa phượng ở trong mây, duyên xưa đã hết, tìm non tiên ở trên bể, dịp khác còn đâu” [7, tr.68]. Câu chuyện khép lại mà lòng người đọc còn day dứt, ám ảnh khôn nguôi. Những ngày chưa được làm vợ chồng với Từ Thức, thân thể Giáng Hương dẫu có khô gầy nhưng ít nhiều nàng còn hy vọng. Từ nay là cuộc chia tay vĩnh viễn. Nàng trở về với sự khô gầy nhưng chua xót hơn, vì những ngày tiếp theo chỉ được lấp đầy bằng sự tuyệt vọng. Từ Thức không bao giờ quay trở lại nữa, giữa cõi tiên này chỉ còn lại một nàng Giáng Hương cô đơn buồn tủi. Thật xót xa Giáng Hương - một nàng tiên vĩnh viễn cô độc nơi quần tiên trên thượng giới.

Khát vọng về một cuộc sống hạnh phúc, khát vọng về tình yêu lứa đôi chân chính, mơ ước về cuộc sống gia đình yên ấm cũng là những vấn đề xã hội đặt ra cấp thiết trong “Chuyện người con gái Nam Xương”, “Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu”, “Chuyện yêu quái ở Xương Giang”,

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn “Chuyện nàng Túy Tiêu”, “Chuyện Lệ Nương”. Nguyễn Dữ cũng chỉ cho

chúng ta thấy, chính các thế lực xã hội, cả thần quyền và cường quyền là thủ phạm của những tấn bi kịch đó. Có lúc chúng được thể hiện cụ thể thành những kẻ như thần Thuồng Luồng, những phù thủy, đạo sĩ, những Trụ quốc họ Thân, những tướng quân họ Lý, có khi được thể hiện một cách vô hình thành một thói hư tật xấu vô trách nhiệm như tính cách của Trọng Quỳ, hay tính ghen tuông cố chấp của Trương Sinh, hoặc những quan niệm xã hội không chấp nhận ham muốn bản năng và những tình cảm ngoài lễ giáo đã truy hại đến cùng cuộc tình giữa Vô Kỷ và Đào Hàn Than.

Rõ ràng là những nhân vật phụ nữ trên đây cố gắng đi tìm lấy hạnh phúc - cái mà thượng đế chỉ ban cho con người trong muôn loài - thì may mắn lắm hạnh phúc chỉ đến với họ nhưng chỉ thoảng qua rồi lập tức thân phận họ lại tàn lụi và chìm đắm trong bóng tối.

2.2.2 Khát vọng đƣợc hƣởng ái ân

Bên cạnh những ước mơ theo lẽ thường ấy, ngay từ thế kỷ XVI, người phụ nữ trong Truyền kì mạn lục đã có và dám phát triển thành lời khát vọng - táo bạo khát vọng ái ân chăn gối. Khát vọng đã này trở thành mục đích sống không chỉ ở một con người và cũng không chỉ một nhân vật nữ quyết trở lại kiếp người để hưởng cho bằng được khi họ đã là ma. Khát vọng của Nhị Khanh, Hồng Đào và Nhu Liễu mới nghe tưởng chừng là vô lý. Họ chẳng có ham muốn nào hơn ngoài ham muốn về xác thịt, ham muốn nghiêng về những dục vọng bản năng. Nhưng công bằng mà xét thì chúng ta lại thấy ham muốn của họ là hết sức chính đáng. Họ khao khát ngay cả khi đã chết đi rồi, khi mà mọi người thường nghĩ rằng tất cả đã khép lại. Thế nhưng, mọi ước mơ bình dị không thực hiện được khát vọng táo bạo như vậy của người làm họ không bị dập tắt một cách phũ phàng?

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhân vật Nhị Khanh trong Chuyện cây gạo là một cô gái có nhan sắc và chết khi còn quá trẻ. Nàng chết nhưng cái chết của nàng là cái chết của thể xác. Phần tinh thần của người con gái ấy vẫn còn sống nhưng biến hoá thành một người khác. Phần tinh thần ấy vẫn còn nuối tiếc cuộc sống nơi trần thế với một ham muốn hạnh phúc ái ân. Không đề cập đến những luân lý đạo đức của Nho gia, diễn ngôn của Nhị Khanh đưa ra những triết lý về sự sống và cái chết hết sức phóng khoáng và táo bạo, thể hiện thái độ trân trọng hạnh phúc trần thế. Bởi vậy, ngay từ lúc mới gặp Trình Trung Ngộ, Nhị Khanh đã nói: “Nghĩ đời người ta, thật chẳng khác gì giấc chiêm bao. Chi bằng trời để sống

ngày nào, nên tìm lấy thú vui. Kẻo một sớm chết đi, sẽ thành người của suối vàng, dù có muốn tìm cuộc hoan lạc ái ân, cũng không thể được nữa” [7, tr.20].

Và sau lần gặp đầu tiên ấy, trước lúc chia tay Nhị Khanh lại nói “Người sinh

ra ở đời, cốt được thoả chí, chứ văn chương thời có làm gì, chẳng qua cũng chỉ là nắm đất vàng là hết chuyện. Đời trước những người như Sái Bàn Cơ, Sái Nữ nay còn gì nữa đâu. Sao bằng ngay trước mắt, tìm thú vui say, để khỏi phụ mất một thời xuân tươi tốt” [7, tr.22]. Hai lần nói ấy cho ta thấy một quan

niệm sống, quan niệm hạnh phúc, quan niệm ái ân của Nhị Khanh.

Quan niệm ấy của Nhị Khanh đương nhiên là trái với quan niệm đạo đức, lễ giáo phong kiến. Trước thế kỉ thứ XVI, nó bị coi là những hành động tội lỗi. Tuy nhiên, nếu đặt quan niệm ấy vào thế kỉ thứ XVIII và sau này thì nó vẫn là nhu cầu trần thế. Ngay trong Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều) người cung nữ vẫn chờ đợi cái hạnh phúc ái ân nhưng rồi tuyệt vọng, đã thấy cuộc đời trở lên vô nghĩa:

Trăm năm còn có gì đâu

Chẳng qua một nấm cỏ khâu xanh rì (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vậy thì cái niềm “hoạn lạc ái ân”, “cái thú vui say” của Nhị Khanh cũng chẳng có gì là xa lạ đối với con người. Có chăng nàng đã táo bạo nói ra điều

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đó với một ham muốn có phần thái quá. Quan niệm như thế và Nhị Khanh đã sống đúng như quan niệm ấy của nàng.

Nhị Khanh trong Chuyện cây gạo là người phụ nữ hội tụ đầy đủ những

khát khao ái ân. Trình Trung Ngộ dù là một nam nhân cũng chỉ dám “mang

một mối tình u uất trong lòng”, chưa đủ can đảm thổ lộ với Nhị Khanh thì Nhị

Khanh lại dám chủ động gợi ý cho người đàn ông nàng thích thời gian, địa điểm hẹn hò bằng những lời lẽ táo bạo, lả lơi qua lời thoại với người hầu gái: “Ta lâu nay rượu xuân quá chén, mê mệt nằm dài, hầu nửa năm giời, không

lên chơi cầu Liễu Khê lần nào cả, chẳng biết giờ phong cảnh ra sao. Đêm nay nên qua thăm cảnh cũ, để được khuây khỏa chút tình u uất ở trong lòng, vậy em có đi theo ta không?” [7, tr.20]. Sự táo bạo của nàng không chỉ thể hiện

qua giọng điệu lẳng lơ, suồng sã, qua nội dung diễn ngôn vượt ngoài khuôn phép Nho gia (rượu xuân quá chén, mê mệt nằm dài…) mà còn thể hiện trong cử chỉ đi kèm đầy cá tính và ngạo nghễ: “xốc xiêm rảo bước, và bảo với con

hầu gái” [7, tr.20]. Ngôn ngữ và cử chỉ dạng này quả thực rất táo bạo và hiếm

có ở những người phụ nữ được Nho gia khen ngợi.

Ta cũng thấy những lời nói chủ động và táo bạo như vậy của Nhị Khanh trong buổi tối nàng “hẹn hò” Trung Ngộ. Người con gái này không ngần ngại bộc bạch xúc cảm của mình bằng tiếng thở dài và những lời tâm sự đa sầu đa cảm khi đứng trên cầu Liễu Khê: “Nước non vẫn nước non nhà, cảnh còn như

cũ người đà khác xưa, làm sao khỏi cảm động bùi ngùi cho được!” [5, tr.20].

Thậm chí, biết Trung Ngộ đang dõi theo mình, nàng chủ động thúc giục chàng xuất hiện bằng lời nói dỗi hờn: “Giải niềm u uất, muốn mượn tiếng

đàn; song điệu cao ý xa, đời làm gì có kẻ tri âm hiểu cho mình được, chẳng bằng về cho sớm là hơn” [7, tr.20] Nàng cũng chính là người chủ động tạo cơ

hội, mở đường cho Trình Trung Ngộ, chủ động khẳng định cuộc gặp gỡ giữa nàng và Trung Ngộ là cuộc gặp gỡ do “duyên trời” xếp đặt: “Vậy chàng cũng

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ở đây ư? Thiếp đã từng nhiều lần được chàng đoái tới, ơn ấy thật vẫn ghi lòng. Chỉ vì ở đường sá vội vàng, không tiện tỏ bày chung khúc. Giờ nhân đêm vắng, dạo bước nhàn du, không ngờ chàng lại đã đến trước ở đây. Nếu không phải duyên trời, sao lại có cuộc gặp gỡ may mắn như vậy…” [7, tr.20].

Ngôn ngữ của nàng quả thực rất táo bạo và chủ động, đặc biệt khi đặt chúng vào bối cảnh văn hóa đã quen với quan niệm cho rằng trong tình yêu, nam

giới phải đóng vai trò chủ động còn nữ giới chỉ là người bị động và phụ thuộc.

Tìm thú vui say trước mắt, hưởng hạnh phúc ái ân cho khỏi phí tuổi xuân xanh sắc là triết lý, cũng là niềm say mê và tâm nguyện của nàng. Quan niệm của nàng về sự sống và cái chết thật khác với quan niệm sống tu thân khắc kỷ để khi chết đi vẫn còn tiếng thơm của Nho gia; cũng hoàn toàn khác với quan niệm “Sát thân thành nhân, xả thân thủ nghĩa” của Nho gia mà Nhị Khanh trong Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu và Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương, Lệ Nương trong Chuyện Lệ Nương đã thực hành.

Một phần của tài liệu vai trò yếu tố kỳ ảo trong việc thể hiện khát vọng của người phụ nữ trong truyền kỳ mạn lục (Trang 44 - 114)