Tài phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục

Một phần của tài liệu vai trò yếu tố kỳ ảo trong việc thể hiện khát vọng của người phụ nữ trong truyền kỳ mạn lục (Trang 31 - 114)

7. Bố cục luận văn

1.3.3.tài phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục

Thế kỷ XI lịch sử dân tộc bước sang một trang mới đầy bi thương giai cấp thống trị từ chỗ có tính tích cực, quan trọng trong công cuộc lãnh đạo toàn dân, giữ nước, giờ đang mất dần khả năng ấy. Thế kỷ XVI cũng là thế kỷ đầu tiên của những cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Đất nước lâm vào thảm hoạ loạn ly. Biết bao kẻ sỹ bất lực ngơ ngác trước những cuộc dâu bể ở đời. Lúc này vận mệnh dân tộc trước hoạ xâm lăng không còn là vấn đề bức xúc. Vấn đề con người - những sinh linh bé nhỏ, khổ đau trong xã hội loạn lạc bắt đầu được đặt ra và vì thế văn học giai đoạn đầu thế kỷ thứ XVI cũng đã bắt đầu coi con người cùng vận mệnh của họ là mục đích, là đối tượng của sự phản ánh. Hiện thực của cái xã hội mà trong đó con người ta quan hệ với nhau theo cung cách:

“Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi”

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cũng đã được văn học thể hiện.

Là nhà văn sống đúng vào thời tao loạn ấy, Nguyễn Dữ tất không thể không đau, nỗi đau của bao kiếp người vô tội, không thể không bày tỏ sự cảm thông của mình với những bất hạnh của con người. Với tài năng của mình, Nguyễn Dữ không thể không hướng ngòi bút vào những mảnh đời đầy bi ai ấy mà chia sẻ, mà an ủi, động viên, chở che, bênh vực.

Như đã nói ở trên, hệ thống đề tài trong Truyền kỳ mạn lục tương đối đa dạng, phong phú. Nổi bật lên trong hệ thống đó là ba mảng đề tài lớn: đề tài trí thức phong kiến, đề tài tình yêu lứa đôi, đề tài phụ nữ. Trước hết, đề tài trí thức phong kiến là đề tài được Nguyễn Dữ chú ý, khám phá, phát hiện. Điều đó dễ hiểu, bởi bản thân Nguyễn Dữ là một trí thức. Viết về tầng lớp trí thức cũng là viết về mình. Vì thế, khi viết về mảng đề tài này, Nguyễn Dữ cũng có những thành công nhất định. Nhân vật trí thức trong Truyền kỳ mạn lục đã được khắc hoạ khá đầy đủ về chân dung tinh thần cũng như lý tưởng sống. Đó là những con người cứ “loay hoay” mãi chẳng tìm cho mình được một hướng đi khả dĩ và cuối cùng đành bó tay bất lực trước một xã hội rối ren, đen bạc.

Những cái lớn lao trong tư tưởng Nguyễn Dữ chưa phải là chỗ đã chú ý đến cuộc sống của người trí thức bình dân với những băn khoăn day dứt đi tìm lẽ sống mà ở chỗ ông đã thực sự chú ý đến thân phận những con người bất hạnh, bị chà đạp trong xã hội phong kiến: người phụ nữ. Người phụ nữ gần như đã trở thành mối quan tâm lớn nhất của Nguyễn Dữ trong Truyền kỳ

mạn lục. Chỉ cần nhìn qua tỷ lệ 11/20 truyện của Truyền kỳ mạn lục có nhân

vật phụ nữ cũng đã thấy một phần của sự khẳng định vừa nêu. Nếu đem so

Truyền kỳ mạn lục với tác phẩm cùng thể loại trước đó là Thánh Tông di

thảo của Lê Thánh Tông về vai trò của các nhân vật nữ chúng ta sẽ thấy tính

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thêm nữa, hầu hết các truyện của Nguyễn Dữ nếu có nhân vật nữ thì người phụ nữ đều được xây dựng là những nhân vật chính. Những diễn biến cuộc đời của nhân vật nữ quyết định kết cấu cốt truyện. Nói theo các nhà lý luận thì cốt truyện này được xây dựng trên chất liệu hiện thực là cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội phong kiến Việt Nam nửa đầu thế kỷ XVI. Hơn thế ở một số truyện tên của các nhân vật nữ cũng chính là nhan đề của bản thân câu chuyện như: Lệ Nương, Nàng Tuý Tiêu, Nghiệp oan của Đào Thị, Người nghĩa phụ ở Khoái Châu, Người con gái Nam Xương....

Nói tóm lại ở Truyền kỳ mạn lục, người phụ nữ thực sự là trung tâm của tác phẩm. Điều đó rất có ý nghĩa khi nhận xét rằng: Dù nhân vật trong Truyền

kỳ mạn lục là người thực, là người nửa thực nửa hư, hoặc là ma thì Nguyễn

Dữ vẫn vượt bậc tiền bối mình ở chỗ, ông đã cho xây dựng nhân vật của mình có cuộc sống riêng, mỗi nhân vật có số phận khác nhau và qua từng số phận ông đã bộc lộ thái độ trước hiện thực ông đang sống. Có thể thấy, thông qua hàng loạt những vấn đề Nguyễn Dữ phản ánh thông qua người phụ nữ ta thấy một nét mới trong sáng tác của ông đó là ông đã thể hiện khát vọng được sống, được hưởng hạnh phúc, được yếu, được ái ân và được phản kháng của người phụ nữ. Những khát vọng, quyền lợi riêng tư của họ đã được các tác giả trân trọng và chú ý miêu tả, toàn bộ phẩm chất, giá trị cũng như đời sống tinh thần và thể chất của họ đã được nhìn bằng đôi mắt cảm thông, sẻ chia. Đây là điểm hoàn toàn mới và tiến bộ của ông so với các tác giả cùng thời với ông. Và đó cũng là lý do mà Truyền kỳ mạn lục đựợc coi là áng “thiên cổ kỳ bút”.

Tiểu kết: Có thể nói, trong xã hội phương Đông nam quyền, những tiêu chuẩn để xã hội đánh giá nữ giới bị quy chiếu vào điểm nhìn của người đàn ông. Chúng là những tiêu chuẩn kép có lợi cho đàn ông nhưng bất công, bất lợi cho phụ nữ, khắt khe nghiêm ngặt với phụ nữ nhưng lại khoan dung, độ lượng với nam giới. Vì thế, chỉ những người phụ nữ đáp ứng các chuẩn mực

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nho gia yêu cầu thì được đánh giá là chính diện lý tưởng còn người phụ nữ vượt ra ngoài khuôn phép sẽ bị coi là phản diện. Là một nhà Nho xuất thân trong gia đình khoa hoạn, khi viết về người phụ nữ, Nguyễn Dữ chưa thể thoát khỏi sức ép của những quan niệm văn hoá này. Tuy nhiên, trong phạm vi mà thời đại cho phép và với một tư tưởng tiến bộ cùng với việc sử dụng bút yếu tố kỳ ảo tài tình nhà văn đã phá vỡ những nguyên lý ấy ở mức độ nhất định để đến với cái nhìn nữ quyền, thể hiện tư tưởng mới của thời đại. Thông qua đó nhà văn thể hiện một cái nhìn nhân đạo sâu sắc với người phụ nữ để từ đó thổi một luồng gió mới khi viết về họ. Những vấn đề lí luận và thực tiễn này là cơ sở giúp chúng tôi phân tích những khát vọng sống của người phụ nữ trong các chương tiếp theo.

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

CHƢƠNG 2

BI KỊCH VÀ KHÁT VỌNG CỦA NGƢỜI PHỤ NỮ 2.1. Số phận bi kịch

Mỗi nhân vật nữ lý tưởng trong Truyền kỳ mạn lục tuy có nét riêng khác nhau nhưng xét cho cùng, họ đều có số phận bi kịch, đều là nạn nhân của người đàn ông và những thành kiến khắt khe do xã hội phụ quyền áp đặt. Tái hiện số phận của họ, Nguyễn Dữ chưa thoát khỏi sự chi phối của tư tưởng nam quyền, nhưng đồng thời ông cũng có những điểm tiến bộ vượt trội so với các tác giả cùng thời.

Qua số phận người phụ nữ, Nguyễn Dữ giúp người đọc có cái nhìn đầy đủ hơn về sự bất bình đẳng trong quan hệ giới của xã hội nam quyền: Ở đó, người phụ nữ thường trở thành nạn nhân đáng thương của đàn ông, thường là người hy sinh tất cả cho đàn ông, toàn tâm toàn ý với người đàn ông nhưng không nhận được sự hy sinh ngược lại.

2.1.1. Bi kịch của ngƣời phụ nữ chung thuỷ

Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương là nhân vật tiêu biểu cho loại bi kịch này. Trương Sinh - chồng Vũ Nương là một người đàn ông không ra gì, không xứng đáng với Vũ Nương. Anh ta không chỉ “có tính hay

ghen, đối với vợ phòng ngừa thái quá” mà còn “không có học” và cực kỳ gia

trưởng. Nghe con trẻ nói những lời thơ dại, anh ta không hề tìm hiểu sự tình mà vội về nhà quát tháo, chửi bới vợ: “Tính chàng hay ghen, nghe đứa con nói như vậy, tin chắc đinh ninh là vợ hư, không còn cách gì tháo cởi ra được. Về đến nhà, mắng vợ một bữa cho hả giận…” [7, tr.82]. Cho mình độc quyền

phán xét vợ, Trương Sinh ngang nhiên thực hiện hành động bạo lực thân thể và bạo lực tinh thần với Vũ Nương, chà đạp nhân phẩm và gây ra khổ đau tột cùng cho nàng: “Chàng vẫn không tin. Nhưng nàng hỏi chuyện kia từ ai nói

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ra thì giấu không kể lời con nói; chỉ thường thường mắng mỏ nhiếc móc và đánh đuổi đi. Họ hàng làng xóm bênh vực và biện bạch cho nàng cũng chẳng ăn thua gì cả…” [7, tr.82]. Tiêu chí duy nhất để người đàn ông này đánh giá

vợ cuối cùng chỉ xoay quanh một vấn đề đó là trinh tiết: “Chàng tuy giận là (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thất tiết, nhưng thấy nàng tự tận, cũng động lòng thương…” [7, tr.82]. Cuối

cùng, vì đau khổ và bất lực, Vũ Nương đành nhảy xuống sông tự vẫn. Vậy là lại một số phận người phụ nữ nết na hiếu hạnh phải từ giã cõi đời ô trọc để ra đi mang trong lòng bao nhiêu điều uẩn khúc không được giải toả. Số phận của họ thật là mong manh, chỉ có một chiếc bóng mà đè nặng lên cả nỗi đau dằng dặc dẫn đến cái chết oan khiên nghiệt ngã ở đời. Bi kịch của nàng chính là hậu quả của tư tưởng nam quyền, của sự ích kỷ và thành kiến khắt khe của người đàn ông về trinh tiết phụ nữ. Ở đây, người chồng, người đàn ông tự cho mình quyền phán xét, đánh giá, yêu cầu về thủy chung, trinh tiết ở người vợ trong khi đó, người vợ không có quyền yêu cầu, phán xét ngược lại về thủy chung, trinh tiết của người chồng. Yêu cầu một chiều này nhiều khi đã đẩy người vợ đến chỗ chết một cách bất công.

Người phụ nữ nết na hiếu hạnh thuỷ chung như Nhị Khanh (Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu) gặp hết hạn này đến nạn khác trong cuộc

sống thực tại cuối cùng cũng phải tìm đến cái chết một cách bi đát không có lối thoát. Nhị Khanh đã vì chồng mà chờ đợi mỏi mòn cả một thời xuân sắc những sáu năm dòng. Vậy mà khi Trọng Quỳ về niềm vui “ngắn chẳng tày

gang” vẫn chứng nào tật ấy, rượu chè cờ bạc tối ngày. Kết bạn với phường

buôn bán để rồi bị lừa gạt đến nỗi gán vợ cho cho một canh bạc. Nhị Khanh rơi vào bi kịch đáng thương. Vì chính người chồng, người mà nàng yêu quý trân trọng bao năm gắn bó, nghĩa nặng tình sâu đã chỉ vì một phút ham mê mà gán nàng cho Đỗ Tam. Khi thua bạc Trọng Quỳ đã an ủi nàng: “ Tôi vì nỗi nghèo nó bó buộc, để lụy đến nàng. Việc đã đến thế này hối lại cũng không

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn kịp nữa. Thôi thì bi hoán tán tụ cũng là việc thường của người ta. Nàng nên tạm về với người mới khéo chiều chuộng hắn, rồi bất nhật tôi sẽ đem tiền đến chuộc” [7, tr.15]. Vậy là bao năm nàng đeo chữ “Tòng phu” bao năm quyết

“không mặc xiêm áo của chồng để làm đẹp người khác”, nàng đã bị chính người chồng phụ bạc gán phắt cho người khác. Trọng Quỳ đúng là một “tuồng chó lợn” chứ không phải là người nữa. Chẳng hề xem phản ứng của vợ ra sao cứ đối xử với nàng như một thứ hàng hoá, không hơn không kém. Lẽ nào số phận của Nhị Khanh lại đến bước đường cùng mà nàng không thể bước tiếp được. Giá như nàng nhẹ tình với Trọng Quỳ mà cứ nhắm mắt đưa chân về với Đỗ Tam thì đâu đến nỗi nàng phải thắt cổ tự vẫn. Vậy hành động cuối cùng của nàng này là vì ai? Trong thể chế xã hội bấy giờ nàng không thể bước đi tiếp với người khác được. Hơn nữa nàng vốn là con nhà nền nếp thà chết để giữ tiết hạnh chứ không để ô danh đến muôn đời. Bởi vậy mà nàng đã quyết tìm đến với cái chết oan nghiệt không chịu về với Đỗ Tam. Chúng ta thật tiếc cho một đời tài hoa mà bạc mệnh chồng chất nỗi oan khiên.

2.1.2. Bi kịch của ngƣời phụ nữ khao khát ái ân

Tiêu biểu cho bi kịch này đó là Đào Hàn Than (Nghiệp oan của Đào Thị). Nhiều người đứng về phía khát vọng chính đáng của người phụ nữ thì

nàng đáng thương nhiều hơn đáng trách. Nàng đáng thương bởi nàng là người có tài có sắc, ứng khẩu thành thơ, tài văn của nàng được xét vào cùng Ban Cơ, Sái Nữ. Nàng đang ở độ tuổi xuân phơi phới mà bỗng nhiên vua Dụ Tôn mất phải ra ngoài cung. Từ đó nàng thường đi lại với quan Hành Khiển rồi bị vợ quan Hành Khiển đánh ghen. Kể từ đó nàng nương mình chốn tu hành song khát vọng tuổi xuân chưa thoả nên vẫn luôn tìm cơ hội ở ngay cõi Phật và cuối cùng nàng đã tìm thấy người có khát vọng luyến ái như mình. Đó chính là sư Vô Kỷ: “Cõi tục đã gần máy thiền dễ chạm, bèn cùng nhau tư thông. Hai người yêu nhau mê đắm say sưa chẳng khác nào con bướm gặp xuân,

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn trận mưa cửu hạn, chẳng còn để ý gì đến kinh kệ nữa” [7, tr.50]. Thật là một

cuộc mây mưa hiếm thấy trong văn học trung đại. Phải chăng khi viết những lời lẽ miêu tả cuộc tình của Hàn Than với Vô Kỷ, Nguyễn Dữ đã đồng lòng cho Hàn Than được thực hiện cái khát vọng luyến ái mà nàng đã phải kìm lòng trong bao năm.

Nhưng thật trớ trêu thay, mỗi lần nàng thực hiện khát vọng thì một lần khát vọng ấy lại quật lại số phận nàng. Và đúng như quy luật nhân quả trong đạo Phật, phúc là mầm của hoạ. Hạnh phúc ngắn ngủi cùng với sư Vô Kỷ, nàng phải đổi lấy bằng chính cuộc sống của mình. “Năm Kỷ Sửu (1349) nàng

quả có thai rồi ốm lay lắt từ mùa xuân đến mùa hạ, ngồi lên nằm xuống đều phải có ngưòi đỡ vực, sư Vô Kỷ không biết thuốc lại không biết đường chạy chữa, khiến nàng phải quằn quại chết ở giường cữ”[7, tr.54].

Khát vọng chân chính của tất cả những người phụ nữ bình thường là khát vọng được làm vợ làm mẹ. Vậy mà đối với Hàn Than cái điều bình dị ấy nàng cũng không thực hiện được. Đối với Vô Kỷ cũng chỉ là nhân ngãi chứ đâu phải vợ chính danh, còn đối với khát vọng làm mẹ thì nàng đâu đã thực hiện đươc. Cuộc đời Hàn Than đúng là một chuỗi dài bi kịch tiêu biểu cho người phụ nữ đầy khát vọng song cuối cùng chỉ còn là vô vọng trong cõi đời đen bạc

mà Nguyễn Dữ đã nêu ra không chỉ trong truyện này mà còn ở nhiều truyện khác.

2.1.3. Bi kịch của ngƣời phụ nữ khao khát sống, khao khát hạnh phúc gia đình

Nàng Lệ Nương trong Chuyện Lệ Nương, ngay khi chưa sinh ra nàng đã được hẹn ước hứa gả cho nhà hàng xóm là Phật Sinh “Tuy kì xin cưới chưa

định nhưng hai người đã gắn bó chẳng khác gì vợ chồng vậy”[7, tr.120].

Tưởng cứ thế cuộc sống êm đẹp sẽ đến với nàng, nào ngờ chỉ sau một đêm, tất cả đảo lộn đó là “đêm trừ tịch gần hết canh năm, Sinh còn đương nằm ngủ

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn chợt nghe tiếng ầm ới”[7, tr.120]. Sinh dậy xem thấy có một lá thư của Lệ

Nương để lại với những lời lẽ đầy đau thương:

Một phần của tài liệu vai trò yếu tố kỳ ảo trong việc thể hiện khát vọng của người phụ nữ trong truyền kỳ mạn lục (Trang 31 - 114)