Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng gửi tiền

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp xnk việt nam (eximbank) - chi nhánh long biên hà nội (Trang 40 - 46)

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG EXIMBANK CHI NHÁNH LONG BIấN

2.2.3.2.Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng gửi tiền

Xác định được tầm quan trọng của nguồn vốn huy động từ dân cư và TCKT, Ngân hàng Eximbank Long Biên đó có những bước phát triển nguồn vốn hoạt động trên thị trường này. Thông qua việc tiếp thị, triển khai các dịch vụ thanh toán ngân quỹ, xử lí lãi suất, tác phong giao dịch, đa dạng hóa hình thức huy động vốn, công tác huy động vốn qua các thành phần kinh tế đã đạt được nhiều hiệu quả.

Bảng 2.6: Cơ cấu NVHĐ theo đối tượng khách hàng gửi tiền.

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % Tổng NVHĐ 750,85 100 1199,31 100 1558,22 100

- Tiền gửi dân

227,05 30,2 539,69 45 1000,47 64,2

- Tiền gửi các TCKT

523,80 69,8 659,62 55 557,75 33,8

(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh qua các năm)

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu NVHĐ theo đối tượng khách hàng gửi tiền

Qua bảng trên ta thấy, tỷ trọng tiền gửi dân cư trong tổng NVHĐ có xu hướng tăng qua các năm. Tiền gửi dân cư chiếm 30,2% tương ứng với 227,05 tỷ đồng vào năm 2009, năm 2010, chiếm 45% tương ứng với 539,69 tỷ đồng. Đến năm 2011, chiếm 64,2% tương ứng 1000,47 tỷ đồng.

 Tiền gửi dân cư.

Nguồn tiền từ dân cư là nguồn tiền nhàn rỗi tạm thời, người dân chưa có mục đích sử dụng trong hiện tại, thu hút được nguồn tiền này sẽ giúp chi nhánh tăng được nguồn vốn một cách nhanh chóng. Nguồn tiền này chủ yếu được thu hút dưới hình thức tiền gửi tiết kiệm cú kỡ hạn. Chính vì thế chi nhánh sẽ chủ động được nguồn vốn này để đem đầu tư vào các tài sản sinh lời. Đây là một nguồn tiền quan trọng giúp chi nhánh phát triển trong hoạt động kinh doanh.

Tuy nhiên đây cũng là một bộ phận tiền gửi rất nhạy cảm. Với bất kì biến động nào về tỷ giá, lãi suất, an ninh chính trị… đều có thể làm thay đổi lượng tiền gửi vào của dân cư. Nắm được tõm lớ, thị hiếu của dân cư, Ngân hàng Eximbank Long Biên luôn chủ động, kịp thời đưa ra các giải pháp mang tính chiến lược trong kinh doanh nhằm đảm bảo được lòng tin của dân cư, như thông qua việc mở các đợt huy động tiền gửi tiết kiệm có thưởng, quay số trúng vàng, tặng quà khuyến mãi, bốc thăm trúng thưởng tiền hoặc các hiện vật có giá trị cao chúc mừng và tặng quà nhõn cỏc ngày lễ lớn và sinh nhật…

Với nhiều hình thức đa dạng kèm theo lãi suất linh hoạt và cạnh tranh đã hấp dẫn và thu hút được đông đảo khách hàng, thể hiện qua sự tăng trưởng về mặt tuyệt đối về tỷ trọng qua các năm của NVHĐ từ dân cư.

Bảng 2.7: Cơ cấu tiền gửi dân cư phân theo thời gian.

Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 ± % ± %

Tiền gửi dân

227,05 539,69 1000.47 312,64 137,7 460,78 85 - Tiền gửi không kì hạn 2,23 1,52 1,06 - 0,71 - 32 - 0,46 - 30 - Tiền gửi < 12 tháng 67,08 150,14 402,34 83,06 124 252,20 168 - Tiền gửi ≥ 12 tháng 157,74 388,03 597,07 230,29 146 209,04 54

(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh doanh qua các năm)

Đồ thị 2.1: Tăng giảm tiền gửi dân cư theo kì hạn

Đơn vị: Tỷ đồng

Từ bảng và đồ thị trên ta thấy, trong 3 năm, chi nhánh duy trì được tốc độ tăng trưởng tiền gửi dân cư ở mức khá cao và ổn định. Năm 2009 đạt 227,05 tỷ đồng, chiếm 30,2% tổng NVHĐ, năm 2010 đạt 539,69 tỷ đồng,

chiếm tỷ trọng 45% tổng NVHĐ và năm 2011 đạt 1000,47 tỷ đồng, chiếm 64,2% tổng NVHĐ. Tốc độ tăng trưởng nguồn tiền gửi dân cư cả 2 năm 2010 và 2011 đều đạt mức cao, năm 2010 tăng 137,7% tương ứng với 312,64 tỷ đồng, năm 2011 tăng 85% tương ứng với 460,78 tỷ đồng. Đây có thể coi là một thành tích của chi nhánh trong việc thâm nhập và phát triển thị trường.

Qua bảng trên có thể thấy trong cơ cấu của loại tiền gửi dân cư thì TGKKK luôn chiếm một tỷ trọng rất bé và giảm dần qua các năm, luôn < 1%, điều này là do bản chất của loại TGKKH có lãi suất thấp và ít tiện ớch nờn không được ưa chuộng và không hấp dẫn được người dân. TGTK cú kỡ hạn luôn luôn chiếm tỷ trọng rất lớn. Trong cả 3 năm qua thì TGTK cú kỡ hạn của dân cư luôn chiếm > 98% tổng NVHĐ được và luôn có xu hướng tăng tỷ trọng TGTK kì hạn dài, giảm TGTK kì hạn ngắn. Có được nguồn vốn tiết kiệm dài hạn là một lợi thế đối với chi nhánh, nó là nguồn vốn quan trọng nhất để chi nhánh sử dụng cho vay và đầu tư một cách chủ động và mang lại hiệu quả cao. Đạt được kết quả như trên là do đã tạo được niềm tin trong dân cư, đồng thời lôi kéo, thu hút được khách hàng để họ yên tâm gửi tiền tại chi nhánh, ban đầu là thời hạn ngắn sau đó là thời hạn dài hơn. Sự chuyển biến này có tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

Tiền gửi của các tổ chức kinh tế.

Đây là phần tiền tệ tạm thời chưa sử dụng đến trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp, được gửi vào ngân hàng với mục đích chính là thanh toán và đảm bảo an toàn. Tiền gửi của TCKT chịu ảnh hưởng của chu kì kinh doanh của doanh nghiệp, khả năng thanh toán, tình hình cung ứng tiền tệ và chính sách của từng ngân hàng trong từng thời kì. chi nhánh cần có biện pháp kích thích và thu hút các doanh nghiệp, nhất là các khách hàng lâu năm, khách hàng lớn nhằm tăng cường huy động vốn. Bởi vì đây là lượng tiền gửi có chi phí thấp và an toàn, ổn định.

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 ± % ± % Tiền gửi các TCKT 523,8 659,62 557,75 135,82 26 - 101,87 - 15 - TGKKH 85,75 168,81 45,66 83,06 97 - 123,15 - 73 - TG < 12 tháng 126,86 25,74 54,85 - 101,12 - 80 29,11 113 - TG > 12 tháng 311,19 465,07 457,24 153,88 49 - 7,83 - 2

(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh qua các năm) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biểu đồ 2.6: Cơ cấu nguồn tiền gửi của TCKT theo thời gian

Tỷ trọng NVHĐ từ các TCKT có xu hướng giảm dần trong 3 năm vừa qua. Năm 2009, tiền gửi các TCKT chiếm 69,8% tức đạt 523,8 tỷ đồng, năm 2010 chiếm 55% tức đạt 659,62 tỷ đồng. Sang đến năm 2011 nguồn vốn này lại tiếp tục giảm về mặt tỷ trọng, chỉ chiếm 33,8% tương

ứng 557,75 tỷ đồng. Năm 2010, mặc dù tỷ trọng NVHĐ từ TCKT giảm, nhưng so với năm 2009, NVHĐ từ TCKT lại tăng 26%, tương ứng với 135,82 tỷ đồng. Sự tăng trưởng của năm 2010 có thể giải thích là do chi nhánh đã cung cấp một danh mục sản phẩm đa dạng với mức chi phí cạnh tranh theo hướng ưu tiên những khách hàng lớn và cú cỏc hình thức khuyến khích vật chất cho khách hàng.

Năm 2011, NVHĐ từ TCKT giảm 15%, tương ứng 101,87 tỷ đồng, nguyên nhân là do NVHĐ khụng kỡ hạn giảm 73% tương ứng 123,15 tỷ đồng, chứng tỏ dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt thông qua tài khoản TGKKH tại chi nhánh không phát triển. Không thể nói nguyên nhân là do các doanh nghiệp làm ăn kém bởi năm 2011 là một năm tương đối thuận lợi với các doanh nghiệp, tuy là không có những bước tiến dài nhưng mặt bằng chung các doạnh nghiệp đều làm ăn có lãi. Vậy nguyên nhân chính là do năm 2011 nhà nước liên tục cú cỏc chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nờn cỏc doanh nghiệp cũng rút tiền để đổ vào cỏc kờnh đầu tư nhiều hơn do đó lượng tiền gửi của các TCKT tại chi nhánh cũng giảm Tuy vậy cũng không thể nói nguyên nhân hoàn toàn không phải từ phía chi nhánh, chi nhánh cần linh hoạt hơn trong các chính sách để thu hút lượng vốn huy động từ các TCKT vì đây là nguồn vốn rẻ và ổn định, rất cần thiết cho hoạt động của chi nhánh.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp xnk việt nam (eximbank) - chi nhánh long biên hà nội (Trang 40 - 46)