Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của loại hình thức ăn và phương thức nuôi đến khả năng sản xuất thịt của vịt cv super m3 thương phẩm tại vĩnh phúc (Trang 41 - 44)

2.2.4.1. Tỷ lệ nuôi sống

Hàng ngày theo dõi cụ thể tình trạng sức khỏe và tỷ lệ nuôi sống ở tất cả các lô thí nghiệm, ghi chép chính xác, tính kết quả trong tuần và cộng dồn.

Là tỷ lệ (%) số con cuối kỳ so với đầu kỳ. Đây là chỉ tiêu đánh giá về sức sống và sức kháng bệnh của đàn vịt

Tỷ lệ nuôi sống (%) =  số vịt con sống đến thời điểm khảo sát

x 100  số vịt đầu kỳ

2.2.4.2. Khả năng sinh trưởng

- Sinh trưởng tích lũy: cân vịt trước khi đưa vào thí nghiệm bằng cân Ohaus (Mỹ) có độ chính xác 0,1g. Sau đó cân vịt vào ngày cuối hàng tuần, vịt được cân từng cá thể theo từng lô, lúc mới nở, hàng tuần, vào buổi sáng, trước khi cho ăn, vịt khô lông, người và dụng cụ cân được cố định. Dùng cân bằng đồng hồ Nhơn Hòa (Việt Nam) loại 5kg, có độ chính xác tới ±2g đến 5g. Mẫu cân tính chung không phân biệt đực cái, cân từng cá thể theo từng lô.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Sinh trưởng tuyệt đối: Được xác định theo công thức (TCVN 2-39-77, 1977 [24]) 2 1 W W A t  

Trong đó: - A; sinh trưởng tuyệt đối (gr/con/ngày)

- W1; khối lượng trung bình lần cân trước (g) ở thời điểm t1

- W2; khối lượng trung bình lần cân sau (g) ở thời điểm t2

- t; khoảng cách giữa 2 lần cân

- Sinh trưởng tương đối (%): Được xác định theo công thức (TCVN 2-39-77, 1977 [25]). 2 1 2 1 W W A 100 W W 2    

Trong đó: - R; sinh trưởng tương đối (%)

- W1; khối lượng trung bình lần cân trước (gr) - W2; khối lượng trung bình lần cân sau (gr) - Hệ số tốc độ sinh trưởng   1 2 W C % 100 W  

Trong đó: - C hệ số sinh trưởng (%)

- W1 khối lượng trung bình lần cân trước (gr) - W2 khối lượng trung bình lần cân sau (gr)

2.2.4.3. Khả năng chuyển hóa thức ăn

Hàng tuần cân thức ăn ở các lô thí nghiệm để theo dõi về khối lượng thức ăn mà vịt ăn hết trong tuần từ đó tính:

- Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng (trong tuần và cộng dồn)

TTTĂ/kg tăng khối lượng trong kỳ =  lượng thức ăn tiêu thụ trong kỳ (kg)  khối lượng vịt tăng trong kỳ (kg) - Tiêu tốn protein thô (CP) g/kg tăng khối lượng

Tiêu tốn protein thô g/kg tăng khối lượng =  số protein tiêu thụ trong kỳ (g)  khối lượng vịt tăng trong kỳ (kg)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Tiêu tốn năng lượng trao đổi (ME) kcal/kg tăng khối lượng

Tiêu tốn NLTĐ kcal/kg tăng khối lượng =  số năng lượng tiêu thụ (kcal ME)  khối lượng vịt tăng trong kỳ (kg) + Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng (đ/kg)

=  thức ăn tiêu thụ (kg) x giá thành 1 kg thức ăn (đ/kg)  khối lượng vịt tăng trong kỳ (kg)

- Chỉ số sử dụng Protein (g)

Công thức tính = 1000 (g)/tiêu tốn protein (g) 2.2.4.4. Năng suất và chất lượng thịt

- Khối lượng sống

Chọn mỗi lô thí nghiệm lấy 03 vịt đực và 03 vịt mái có khối lượng tương đương với khối lượng trung bình của mỗi lô. Cân khi vịt khô lông và cho nhịn ăn chỉ cho uống nước 12 giờ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau đó tiến hành mổ khảo sát để xác định khối lượng thịt xẻ: tiến hành mổ khảo sát ở thời điểm 56 ngày tuổi theo phương pháp của Wilke và Auaas, 1978 và Bùi Quang Tiến, 1993 [32].

- Khối lượng và tỷ lệ thịt xẻ

+ Khối lượng thịt xẻ: là khối lượng vịt sau khi cắt tiết, vặt sạch lông, bỏ toàn bộ nội tạng, cắt đầu ở đoạn xương chẩm ở đốt sống cổ đầu tiên và cắt chân ở đoạn khuỷu (bỏ bàn chân).

+ Tỷ lệ thịt xẻ (%): là tỷ lệ giữa khối lượng thịt xẻ so với khối lượng sống. Được tính theo công thức

Tỷ lệ thịt xẻ (%) = Khối lượng thịt xẻ (g) x 100 Khối lượng sống (g)

- Tỷ lệ thịt đùi

Khối lượng thịt đùi: Được xác định bởi thịt đùi trái nhân đôi

Cách làm: Rạch một đường cắt từ khớp đùi trái song song với xương sống dẫn đến chỗ xương đùi gắn vào xương mình. Lột da đùi, da bụng theo đường phân ranh giới giữa cơ đùi và cơ ngực lớn để rạch một đường cho tới rách ra,cắt bỏ hết da. Cắt dọc theo xương chày, xương mác để lấy 2 xương này cùng với xương bánh chè và xương mụn. Cân khối lượng thịt đùi trái và nhân đôi ta được khối lượng thịt đùi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tỷ lệ thịt đùi (%) = Khối lượng thịt đùi (g) x 100 Khối lượng thịt xẻ (g)

- Tỷ lệ thịt ngực

Khối lượng thịt ngực: Được tính bằng thịt ngực trái nhân đôi.

Cách làm: Rạch một đường dọc theo xương ức, cắt tiếp từ xương đòn đến xương vai, bỏ da từ cơ ngực lớn đến xương vai. Lấy cơ ngực lớn và cơ ngực bé ra khỏi xương. Tỷ lệ thịt ngực (%) = Khối lượng thịt ngực (g) x 100 Khối lượng thịt xẻ (g) - Tỷ lệ thịt ngực + thịt đùi Tỷ lệ thịt ngực + thịt đùi (%) =

Khối lượng thịt ngực + khối lượng thịt đùi (g)

x 100 Khối lượng thịt xẻ (g)

+ Tỷ lệ mỡ bụng: Là tỷ lệ mỡ bụng so với khối lượng thịt xẻ Tỷ lệ mỡ bụng (%) = Khối lượng mỡ bụng (g) x 100

Khối lượng thịt xẻ (g)

- Xác định thành phần hóa học của thịt đùi và thịt ngực: Được xác định nửa bên trái, phân tích tại phòng phân tích thức ăn gia súc và sản phẩm chăn nuôi - Viện Chăn nuôi Quốc gia, theo các chỉ tiêu sau:

+ Hàm lượng vật chất khô theo TCVN.43.26-86 [26] + Hàm lượng protein tổng số theo TCVN.43.28-86 [27] + Hàm lượng mỡ tổng số theo TCVN.43.31-86 [28] + Hàm lượng khoáng tổng số theo TCVN.43.27-86 [29]

2.2.4.5. Chỉ số sản xuất PI và chỉ số kinh tế EN

+ Chỉ số sản xuất PI (Performance - Index): Được tính theo công thức của Ing J.M.E, Whyte, 1995 [66].

PI = Tỷ lệ nuôi sống (%) x Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng x 10

+ Chỉ số kinh tế EN (Economic Number)

EN = Chỉ số sản xuất (PI)

x 1000 Chi phí thức ăn (đ)/kg tăng khối lượng

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của loại hình thức ăn và phương thức nuôi đến khả năng sản xuất thịt của vịt cv super m3 thương phẩm tại vĩnh phúc (Trang 41 - 44)