- Địa điểm: Vịt thí nghiệm được nuôi ở các hộ gia đình tại xã Bình Định - Yên Lạc - Vĩnh Phúc.
- Thời gian: từ tháng 01/2008 - 02/2009
2.2. Nội dung, phƣơng pháp và các chỉ tiêu theo dõi
2.2.1. Nội dung nghiên cứu
- Ảnh hưởng của phương thức nuôi đến sức sản xuất thịt của vịt Super M3.
- Ảnh hưởng của loại hình thức ăn đến sức sản xuất thịt của vịt Super M3.
2.2.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu
- Tỷ lệ nuôi sống của vịt qua các tuần tuổi - Khả năng sinh trưởng
+ Sinh trưởng tích lũy + Sinh trưởng tương đối + Sinh trưởng tuyệt đối + Hệ số tốc độ sinh trưởng - Khả năng chuyển hóa thức ăn
+ Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng
+ Tiêu tốn protein thô (CP) g/kg tăng khối lượng
+ Tiêu tốn năng lượng trao đổi (ME) kcal/kg tăng khối lượng + Tỷ số hiệu dụng protein
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng (đ/kg) - Năng suất và chất lượng thịt
+ Khối lượng thân thịt + Tỷ lệ thịt xẻ + Tỷ lệ thịt đùi + Tỷ lệ thịt ngực + Tỷ lệ mỡ bụng + Các chỉ tiêu phân tích thịt - Chỉ số sản xuất - Chỉ số kinh tế - Hiệu quả kinh tế
2.2.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Sơ đồ công nghệ tạo vịt thƣơng phẩm
Ông bà: Trống dòng X Mái dòng Trống dòng X Mái dòng ông A ông B bà C bà D
Bố mẹ: Trống AB X Mái CD
Con thương phẩm: Thương phẩm ABCD
Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp phân lô so sánh (3 lần nhắc lại), đồng đều về yếu tố giống, tính biệt (chọn đực, cái ở 1 ngày tuổi), thức ăn, qui trình nuôi dưỡng giữa các lô. Kết quả thí nghiệm là trung bình của 3 lần nhắc lại. Thí nghiệm được bố trí theo sơ đồ 2.1.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Diễn giải Lô 1 Lô 2 Lô 3 Lô 4
Phương thức nuôi
Nuôi khô (Nuôi nhốt không có
ao hồ)
Nuôi khô (Nuôi nhốt không có ao hồ) Nuôi nhốt có ao hồ Nuôi nhốt có ao hồ
Thức ăn thí nghiệm Proconco C20 +
nguyên liệu Proconco
C20 + nguyên liệu
Số lượng (con) 25♂, 25♀ 25♂, 25♀ 25♀, 25♂ 25♂, 25♀
Thời gian nuôi (ngày) 56
Mặt nước (m2 /con) 0 18 Số lần lặp lại 3 Tổng số vịt TN (con) 600 Mật độ nhốt chuồng nuôi (con/m2) 0-2 tuần 18 3-6 tuần 12 7-8 tuần 8
Nuôi dưỡng chăm sóc: Chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc và vệ sinh phòng bệnh theo qui trình của Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương - Viện chăn nuôi Việt Nam.
Thức ăn cho vịt như sau:
- Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh: dùng thức ăn viên của hãng proconco + Giai đoạn 0 - 21 ngày tuổi dùng thức ăn C662
+ Giai đoạn 22 - xuất bán dùng thức ăn C663
Thức ăn phối trộn: dùng thức ăn đậm đặc C20 phối trộn với ngô, cám gạo, lúa dựa trên phần mềm UTRALMIC, theo công thức;
Bảng 2.2: Tỷ lệ thức ăn phối trộn cho vịt thƣơng phẩm
TT Nguyên liệu Tỷ lệ thức ăn phối trộn (%)
Từ 0 - 21 ngày tuổi Từ 22 ngày - xuất bán
1 Thức ăn đậm đặc C20 23 21
2 Ngô 24,5 24
3 Thóc 44,5 47
4 Cám gạo 8 8
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 2.3: Giá trị dinh dƣỡng có trong 1kg thức ăn của vịt thí nghiệm
(Giá trị dinh dưỡng theo tính toán - dựa trên kết quả phân tích của [23]; [30])
TT Thành phần Đơn vị tính Thức ăn C662 Thức ăn C663 Thức ăn đậm đặc C20 C20 + nguyên liệu (0-21 ngày) C20 + nguyên liệu (22-xuất bán) 1 Protein thô % 16,00 15,00 45,00 16,00 15,00
2 NL trao đổi kcal/kg
TA 2750 2750 2750 2750 3 Lysin % 0,55 0,48 1,94 0,56 0,48 4 Methionin % 0,28 0,30 0,82 0,29 0,29 5 Can xi % 0,95 0,95 2,5 - 3 0.95 0.96 6 Phospho % 0,6 0,6 1,2 0,60 0,62 7 Nacl % 0,40 0,38 0,7- 1.0 0,40 0,38 8 Ẩm độ % 14 14 13 14 14 9 Xơ thô % 5 5 6 5.5 5.5
2.2.4. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu
2.2.4.1. Tỷ lệ nuôi sống
Hàng ngày theo dõi cụ thể tình trạng sức khỏe và tỷ lệ nuôi sống ở tất cả các lô thí nghiệm, ghi chép chính xác, tính kết quả trong tuần và cộng dồn.
Là tỷ lệ (%) số con cuối kỳ so với đầu kỳ. Đây là chỉ tiêu đánh giá về sức sống và sức kháng bệnh của đàn vịt
Tỷ lệ nuôi sống (%) = số vịt con sống đến thời điểm khảo sát
x 100 số vịt đầu kỳ
2.2.4.2. Khả năng sinh trưởng
- Sinh trưởng tích lũy: cân vịt trước khi đưa vào thí nghiệm bằng cân Ohaus (Mỹ) có độ chính xác 0,1g. Sau đó cân vịt vào ngày cuối hàng tuần, vịt được cân từng cá thể theo từng lô, lúc mới nở, hàng tuần, vào buổi sáng, trước khi cho ăn, vịt khô lông, người và dụng cụ cân được cố định. Dùng cân bằng đồng hồ Nhơn Hòa (Việt Nam) loại 5kg, có độ chính xác tới ±2g đến 5g. Mẫu cân tính chung không phân biệt đực cái, cân từng cá thể theo từng lô.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Sinh trưởng tuyệt đối: Được xác định theo công thức (TCVN 2-39-77, 1977 [24]) 2 1 W W A t
Trong đó: - A; sinh trưởng tuyệt đối (gr/con/ngày)
- W1; khối lượng trung bình lần cân trước (g) ở thời điểm t1
- W2; khối lượng trung bình lần cân sau (g) ở thời điểm t2
- t; khoảng cách giữa 2 lần cân
- Sinh trưởng tương đối (%): Được xác định theo công thức (TCVN 2-39-77, 1977 [25]). 2 1 2 1 W W A 100 W W 2
Trong đó: - R; sinh trưởng tương đối (%)
- W1; khối lượng trung bình lần cân trước (gr) - W2; khối lượng trung bình lần cân sau (gr) - Hệ số tốc độ sinh trưởng 1 2 W C % 100 W
Trong đó: - C hệ số sinh trưởng (%)
- W1 khối lượng trung bình lần cân trước (gr) - W2 khối lượng trung bình lần cân sau (gr)
2.2.4.3. Khả năng chuyển hóa thức ăn
Hàng tuần cân thức ăn ở các lô thí nghiệm để theo dõi về khối lượng thức ăn mà vịt ăn hết trong tuần từ đó tính:
- Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng (trong tuần và cộng dồn)
TTTĂ/kg tăng khối lượng trong kỳ = lượng thức ăn tiêu thụ trong kỳ (kg) khối lượng vịt tăng trong kỳ (kg) - Tiêu tốn protein thô (CP) g/kg tăng khối lượng
Tiêu tốn protein thô g/kg tăng khối lượng = số protein tiêu thụ trong kỳ (g) khối lượng vịt tăng trong kỳ (kg)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Tiêu tốn năng lượng trao đổi (ME) kcal/kg tăng khối lượng
Tiêu tốn NLTĐ kcal/kg tăng khối lượng = số năng lượng tiêu thụ (kcal ME) khối lượng vịt tăng trong kỳ (kg) + Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng (đ/kg)
= thức ăn tiêu thụ (kg) x giá thành 1 kg thức ăn (đ/kg) khối lượng vịt tăng trong kỳ (kg)
- Chỉ số sử dụng Protein (g)
Công thức tính = 1000 (g)/tiêu tốn protein (g) 2.2.4.4. Năng suất và chất lượng thịt
- Khối lượng sống
Chọn mỗi lô thí nghiệm lấy 03 vịt đực và 03 vịt mái có khối lượng tương đương với khối lượng trung bình của mỗi lô. Cân khi vịt khô lông và cho nhịn ăn chỉ cho uống nước 12 giờ.
Sau đó tiến hành mổ khảo sát để xác định khối lượng thịt xẻ: tiến hành mổ khảo sát ở thời điểm 56 ngày tuổi theo phương pháp của Wilke và Auaas, 1978 và Bùi Quang Tiến, 1993 [32].
- Khối lượng và tỷ lệ thịt xẻ
+ Khối lượng thịt xẻ: là khối lượng vịt sau khi cắt tiết, vặt sạch lông, bỏ toàn bộ nội tạng, cắt đầu ở đoạn xương chẩm ở đốt sống cổ đầu tiên và cắt chân ở đoạn khuỷu (bỏ bàn chân).
+ Tỷ lệ thịt xẻ (%): là tỷ lệ giữa khối lượng thịt xẻ so với khối lượng sống. Được tính theo công thức
Tỷ lệ thịt xẻ (%) = Khối lượng thịt xẻ (g) x 100 Khối lượng sống (g)
- Tỷ lệ thịt đùi
Khối lượng thịt đùi: Được xác định bởi thịt đùi trái nhân đôi
Cách làm: Rạch một đường cắt từ khớp đùi trái song song với xương sống dẫn đến chỗ xương đùi gắn vào xương mình. Lột da đùi, da bụng theo đường phân ranh giới giữa cơ đùi và cơ ngực lớn để rạch một đường cho tới rách ra,cắt bỏ hết da. Cắt dọc theo xương chày, xương mác để lấy 2 xương này cùng với xương bánh chè và xương mụn. Cân khối lượng thịt đùi trái và nhân đôi ta được khối lượng thịt đùi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tỷ lệ thịt đùi (%) = Khối lượng thịt đùi (g) x 100 Khối lượng thịt xẻ (g)
- Tỷ lệ thịt ngực
Khối lượng thịt ngực: Được tính bằng thịt ngực trái nhân đôi.
Cách làm: Rạch một đường dọc theo xương ức, cắt tiếp từ xương đòn đến xương vai, bỏ da từ cơ ngực lớn đến xương vai. Lấy cơ ngực lớn và cơ ngực bé ra khỏi xương. Tỷ lệ thịt ngực (%) = Khối lượng thịt ngực (g) x 100 Khối lượng thịt xẻ (g) - Tỷ lệ thịt ngực + thịt đùi Tỷ lệ thịt ngực + thịt đùi (%) =
Khối lượng thịt ngực + khối lượng thịt đùi (g)
x 100 Khối lượng thịt xẻ (g)
+ Tỷ lệ mỡ bụng: Là tỷ lệ mỡ bụng so với khối lượng thịt xẻ Tỷ lệ mỡ bụng (%) = Khối lượng mỡ bụng (g) x 100
Khối lượng thịt xẻ (g)
- Xác định thành phần hóa học của thịt đùi và thịt ngực: Được xác định nửa bên trái, phân tích tại phòng phân tích thức ăn gia súc và sản phẩm chăn nuôi - Viện Chăn nuôi Quốc gia, theo các chỉ tiêu sau:
+ Hàm lượng vật chất khô theo TCVN.43.26-86 [26] + Hàm lượng protein tổng số theo TCVN.43.28-86 [27] + Hàm lượng mỡ tổng số theo TCVN.43.31-86 [28] + Hàm lượng khoáng tổng số theo TCVN.43.27-86 [29]
2.2.4.5. Chỉ số sản xuất PI và chỉ số kinh tế EN
+ Chỉ số sản xuất PI (Performance - Index): Được tính theo công thức của Ing J.M.E, Whyte, 1995 [66].
PI = Tỷ lệ nuôi sống (%) x Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng x 10
+ Chỉ số kinh tế EN (Economic Number)
EN = Chỉ số sản xuất (PI)
x 1000 Chi phí thức ăn (đ)/kg tăng khối lượng
2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện và cộng sự, 2002 [42] và phần mềm Excel.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 3.1. Tỷ lệ nuôi sống của vịt thí nghiệm qua các tuần tuổi
Tỷ lệ nuôi sống là chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật quan trọng cần được quan tâm đầu tiên, phản ánh sức sống, tình trạng sức khỏe, khả năng chống chịu bệnh tật, khả năng thích nghi với điều kiện ngoại cảnh của gia cầm. Tỷ lệ nuôi sống không chỉ phụ thuộc vào yếu tố di truyền mà còn phụ thuộc vào điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh thú y, tình hình dịch bệnh... mà còn phụ thuộc vào yếu tố môi trường. Trong chăn nuôi tỷ lệ nuôi sống ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế và giá thành sản phẩm. Muốn đạt tỷ lệ nuôi sống cao cần phải có giống tốt, thực hiện nghiêm túc quy trình vệ sinh thú y, phòng trừ dịch bệnh, đảm bảo cho con giống phát huy hết tiềm năng di truyền. Tỷ lệ nuôi sống của vịt thí nghiệm được thể hiện qua bảng 3.1.
Bảng 3.1. Tỷ lệ nuôi sống cộng dồn của vịt thí nghiệm (n=3 đàn)
Đơn vị: (%) Lô TN T. tuổi 1 2 TB 3 4 TB 1 97,33 96,67 97,00 98,00 96,67 97.34 2 97,33 96,00 96.67 97,33 95,33 96.33 3 96.67 95.33 96,00 96,67 95,33 96,00 4 96,00 95,33 95,67 96,67 95,33 96,00 5 96,00 95,33 95,67 96,67 95,33 96,00 6 96,00 95,33 95,67 96,67 95,33 96,00 7 96,00 95,33 95,67 96,67 95,33 96,00 8 96,00 95,33 95,67 96,67 95,33 96,00
So sánh tỷ lệ nuôi sống cộng dồn đến 8 tuần tuổi theo phương thức nuôi và loại hình thức ăn
TB theo phƣơng thức nuôi TB theo loại hình thức ăn
Nuôi khô Nuôi có ao Thức ăn viên C20+NL
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Số liệu bảng 3.1 cho thấy: Vịt ở tất cả các lô thí nghiệm giai đoạn 0 đến 56 ngày tuổi có tỷ lệ nuôi sống đạt khá cao. Tuy nhiên, trong các phương thức nuôi và thức ăn khác nhau thì khả năng thích nghi của vịt Super M3 thương phẩm cũng có sự khác nhau.
- Qua theo dõi tỷ lệ nuôi sống của vịt Super M3 thương phẩm ở các lô thí nghiệm chúng tôi nhận thấy: Cả 4 lô vịt thí nghiệm đạt tỷ lệ nuôi sống từ 95,33 - 98,00 % là rất cao, trong đó tỷ lệ chết cao của vịt thí nghiệm tập trung ở 1-2 tuần đầu sau đó giảm dần. Vịt con chết ở giai đoạn này chủ yếu bị bệnh đường tiêu hóa.
- Tỷ lệ nuôi sống của vịt thí nghiệm 8 tuần tuổi tính chung phương thức nuôi khô là 95,67 %; nuôi nhốt có ao hồ là 96,00 %. Như vậy, vịt thí nghiệm có khả năng thích nghi tốt ở cả 2 phương thức chăn nuôi, trong đó vịt thương phẩm ở phương thức nuôi nhốt có ao hồ có tỷ lệ nuôi sống cao hơn so với phương thức nuôi khô. Tỷ lệ nuôi sống của vịt thí nghiệm sau 8 tuần tuổi tính chung cho loại hình thức ăn cho thấy vịt thương phẩm cho ăn thức ăn viên hoàn chỉnh có tỷ lệ nuôi sống cao hơn khi cho ăn bằng thức ăn đậm đặc C20 + nguyên liệu, cụ thể là 96,33 % và 95,33 %.
- So sánh tỷ lệ nuôi sống của vịt thí nghiệm ở các lô qua 3 lần nuôi cho thấy: Lô thí nghiệm 3 (nuôi có ao hồ và cho ăn thức ăn viên hoàn chỉnh) cho kết quả cao nhất (96,67 %), sau đó là lô 1 (96,00 %), các lô thí nghiệm 2, 4 đều đạt tỷ lệ nuôi sống 95,33 %.
- Với kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi thấy, tỷ lệ nuôi sống của đàn vịt thí nghiệm thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Phùng Đức Tiến, 2007 [34] trên vịt Super M3 dòng ông, dòng bà tỷ lệ nuôi sống đạt 97,87 - 100 % và kết quả này cũng tương đương với kết quả của Lương Tất Nhợ, 1997, [22] trên vịt CV. Super M3
thương phẩm ở 56 ngày tuổi có tỷ lệ nuôi sống đạt 96,67 % (nuôi nhốt hoàn toàn); 96,00 % (nuôi nhốt có ao hồ).
Qua theo dõi các thí nghiệm trên chúng tôi nhận thấy rằng vịt thường chết ở các tuần đầu (nhất là tuần 1), còn ở các tuần cuối của thí nghiệm thì tỷ lệ nuôi sống ổn định hơn. Như chúng ta đều biết gia cầm non nói chung và vịt con nói riêng, tỷ lệ chết thường xảy ra ở giai đoạn đầu, đặc biệt 2 tuần đầu tiên do yếu sau khi nở, do chức năng của các bộ phận cơ thể chưa phát triển hoàn chỉnh, do dễ cảm nhiễm bệnh tật, do vận chuyển đường dài... nên đã ảnh hưởng đến khả năng chống đỡ bệnh tật và các điều kiện môi trường bất lợi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Theo chúng tôi, đạt được tỷ lệ nuôi sống cao như trên, thì ngoài việc chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh phòng dịch theo đúng qui trình, chuồng trại, dụng cụ, sân chơi, bể nước và nơi chăn thả vịt sạch sẽ, cần phải quan tâm đến việc phòng bệnh cho vịt (đặc biệt bệnh về đường tiêu hóa), vì đây là bệnh phổ biến và có ảnh hưởng lớn đến việc nâng cao tỷ lệ nuôi sống.
Như vậy, chúng tôi sơ bộ kết luận vịt Super M3 thương phẩm có khả năng thích nghi cao với điều kiện Việt Nam nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng, vì ở cả 2 phương thức nuôi, cũng như việc sử dụng 2 loại hình thức ăn để nuôi vịt đều cho tỷ lệ nuôi sống cao đạt từ 95,33% trở lên. Đây là cơ sở để phát triển giống vịt này vào các nông hộ nuôi đại trà, góp phần hạn chế sự lây lan của dịch bệnh đặc biệt dịch cúm gia cầm và cũng khẳng định quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng là khá phù hợp.