Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của loại hình thức ăn và phương thức nuôi đến khả năng sản xuất thịt của vịt cv super m3 thương phẩm tại vĩnh phúc (Trang 33 - 120)

Việt Nam là một nước có số lượng vịt đứng thứ hai thế giới. Điều đó chứng tỏ nghề chăn nuôi vịt ở nước ta phát triển khá mạnh mẽ và đóng góp một phần không nhỏ vào thu nhập của người chăn nuôi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 1.3. Số lƣợng đầu con thủy cầm năm 2001 -2006

Đơn vị tính: triệu con

Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Số lượng So với năm trước (%) Số lượng So với năm trước (%) Số lượng So với năm trước (%) 57,9 63,6 68,9 59,0 89,9 59,9 101,5 62,6 104,5

Nguồn: Cục chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp& PTNT, 2007.

Từ năm 2001 - 2003 tổng đàn thủy cầm nước ta tăng từ 57,9 lên 68,9 triệu con. Nhưng đến năm 2004 là 59 triệu con, do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm có xu hướng bùng phát mạnh trên đàn thủy cầm nên Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo gắt gao thực hiện không cho phép ấp nở, tăng đàn thủy cầm trong hai năm từ 4/2/2005 đến 28/2/2007. Đến năm 2007 tổng đàn thủy cầm đã hơn 68 triệu con (Báo Lao Động số 280 ngày 1/12/2007).

Từ nhiều năm nay, chăn nuôi vịt mang lại nhiều việc làm và là nguồn kinh tế quan trọng của hàng triệu hộ nông dân, nhiều trang trại đặc biệt vùng đồng bằng sông Cửu Long (24,6 triệu con) và đồng bằng sông Hồng (17,6 triệu con), hai vùng đồng bằng này số lượng vịt chiếm 61,1 % tổng đàn cả nước (Đinh Xuân Tùng, 2008, [43]).

Bảng 1.4: Sản lƣợng thịt thủy cầm giai đoạn 2003 - 2005

Đơn vị tính: nghìn tấn

Năm 2003

Năm 2004 Năm 2005

Số lượng So với năm trước (%) Số lượng So với năm trước (%)

106,0 85,4 80,6 87,9 102,9

Nguồn: Cục chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp& PTNT, 2007.

Năm 2006 số lượng trang trại chăn nuôi gia cầm có 2.837 chiếm 16% so với tổng số trang trại toàn quốc, trong đó chăn nuôi vịt là 668 trang trại. Các trang trại chăn nuôi phát triển chưa theo quy hoạch, đầu tư và phân bố không đều trên các vùng sinh thái.

Tác giả Bùi Bá Bổng cho biết: trước đây, Cục chăn nuôi - Bộ NN&PTNT đã đưa ra 5 phương thức chăn nuôi thủy cầm, đó là nuôi nhốt trên ao, hồ có sàn; nuôi trong ao, hồ có kiểm soát; nuôi nhốt trong vườn cây có chuồng; nuôi nhốt trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chuồng có sân chơi và nuôi nhốt hoàn toàn trong chuồng. Tuy nhiên, các địa phương phía Nam, nhất là ở ĐBSCL, sau khi đã thử nghiệm các phương thức nuôi trên đều không khả thi. Đa số người nuôi vịt là dân nghèo. Việc nuôi thủy cầm đã không tận dụng được lượng lúa rơi vãi (khoảng 10-15 % sau thu hoạch), nên bà con không có lãi (Báo Nông thôn số 162 ra ngày 15/8/2006).

Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên thuộc Viện Chăn nuôi quốc gia đã nêu một trong những nguyên nhân chính khiến cho vịt trở thành "kho" lưu giữ virus cúm gia cầm, đã được các nhà khoa học xác định là do tình trạng người nuôi thả vịt không có kiểm soát. Trên cơ sở đó, từ năm 2004, Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên đã bắt đầu nghiên cứu các mô hình chăn nuôi vịt theo kiểu mới. Theo Nguyễn Đức Trọng- Giám đốc Trung tâm cho biết: "Tập quán chăn nuôi vịt chính của nông dân là phải có nước (để vịt bơi, lội). Phương thức này mặc dù vẫn hiệu quả, nhưng trong điều kiện hiện nay lại rất khó kiểm soát dịch bệnh". Vì thế, trước mắt các nhà khoa học mới dừng ở mức thí điểm mô hình là chính.

Mặc dù vịt là loài thủy cầm nhưng nuôi vịt theo phương thức nuôi khô hoàn toàn không cần nước bơi lội chỉ cần nước uống, có 3 phương thức nuôi trên khô: nuôi nhốt trong chuồng, nuôi nhốt trong chuồng và có sân chơi, nuôi nhốt trong vườn cây. Nếu nuôi vịt trên khô sẽ giảm được chi phí và không ảnh hưởng chất lượng sản phẩm cả thịt và trứng, vẫn đảm bảo được năng suất. Nuôi khô giảm được chi phí từ 20-30 g thức ăn/quả trứng so với nuôi có nước bơi lội mà không có thức ăn để tận dụng, đồng thời những nơi có vườn thì có thể nuôi khô trên vườn nhưng phải quây lại không thả tự do. Đến nay phương thức nuôi nhốt trên khô không cần nước bơi lội áp dụng cho các vùng sinh thái khác nhau đều phù hợp. Trong điều kiện hiện nay dịch cúm gia cầm luôn đe dọa thì phương thức nuôi trên khô là một phương thức nuôi cần được áp dụng để đảm bảo cho an toàn dịch bệnh, tránh lây lan, công tác phòng bệnh cũng thuận lợi, kiểm soát tốt được dịch bệnh, giảm được ô nhiêm môi trường. Những vùng có tập quán nuôi vịt theo cổ truyền thì nên ứng dụng theo 2 phương thức nuôi có nước bơi lội: Nuôi nhốt trên ao, nuôi nhốt trong ruộng lúa (Lê Hồng Mận, 2007 [18].

Theo số liệu của Đinh Xuân Tùng, 2008, [43] phương thức chăn nuôi vịt ở nước ta khi dịch cúm gia cầm xẩy ra đã có sự thay đổi: Phương thức bán thả rông trước khi dịch cúm gia cầm là 59 %, sau dịch là 10 %. Nuôi nhốt trên cạn có rào

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

quây trước khi dịch cúm gia cầm là 4%, sau dịch là 10 %. Nuôi nhốt có ao hồ trước khi dịch cúm gia cầm 37 % và sau dịch là 72 %.

Có một lựa chọn mà người chăn nuôi trong vùng áp dụng là phương thức nuôi vịt nhốt hoàn toàn. Người chế biến và tiêu dùng an tâm với sản phẩm từ phương thức nuôi này do vịt được nuôi trong điều kiện có kiểm soát, nhất là trong tình hình dịch cúm gia cầm vẫn còn tồn taịh và phát triển trên đàn gia cầm ở nhiều địa phương hiện nay. Vịt chạy đồng trước khi bán cũng được áp dụng phương thức nuôi nhốt vỗ béo khi mà vịt chưa đủ độ giết thịt và cũng cải thiện được chất lượng thân thịt.

Ở nước ta trong những năm qua cũng có nhiều công trình nghiên cứu về vịt Lê Xuân Đồng, Phạm Văn Trượng và cộng tác viên 1988, Hoàng Văn Tiệu và cộng tác viên 1982, 1990; Nguyễn Song Hoan 1993, Lê Thanh Hải.... các công trình nghiên cứu chủ yếu là lai kinh tế giữa các giống vịt Cỏ, Bầu, Vịt Anh Đào của Hungary, Anh Đào Tiệp Khắc, Zsárvás Hungary, vịt Bắc Kinh Trung Quốc.

Hoàng Văn Tiệu và ctv, 2002 [37] cho biết Vịt CV. Supe M, giữ được ổn định năng suất thịt sau 11 năm chọn lọc nuôi giữ và phát triển. Tỷ lệ nuôi sống cao: trên 95%; khối lượng giết thịt nuôi công nghiệp 56 ngày tuổi hoặc nuôi bán công nghiệp 70 - 75 ngày tuổi đạt 3 - 3,4 kg/con. (Vịt hướng thịt trước đây đạt 2,5 kg trở xuống); tỷ lệ thịt xẻ: 72 %; tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng: Nuôi công nghiệp là 2,7 - 2,8 kg thức ăn tương đương với chỉ tiêu tiên tiến của thế giới, nuôi bán công nghiệp là 2,2 kg thức ăn, tốt hơn rất nhiều so với nuôi vịt chăn thả ở khu vực. Tuổi đẻ của vịt bố mẹ là 25 tuần đạt tiêu chuẩn của Anh là nơi cung cấp giống vịt này; năng suất trứng đã nâng cao và đạt 200 - 220 quả/mái/67 tuần tuổi, cao hơn năng suất trứng nuôi tại Anh từ 8 - 20 quả/mái/67 tuần, do công tác chọn lọc và cải tiến quy trình nuôi dưỡng.

Nếu so với các giống vịt trước đây (chỉ đạt 140 - 150 quả/mái/40 tuần đẻ) thì vịt CV. Super M năng suất trứng đã tăng hơn 45 - 90 %. Tỷ lệ phôi đạt trên 90 %. Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng 4,0 - 4,5 kg thức ăn tương đương với thế giới. Tỷ lệ nở: Trong những năm đầu do chưa có quy trình ấp phù hợp, tỷ lệ nở chỉ đạt 26 - 50 % sau khi nghiên cứu thành công đã đưa ra quy trình phù hợp và đạt được tỷ lệ nở trên 85 % phôi, cao hơn ở Anh (nơi tạo ra giống vịt này) là 3 - 5 %.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thành công của công trình là từ giống vịt ông bà CV. Super M của Anh đã chọn lọc, nuôi giữ và tạo ra được các dòng vịt giống cho Việt Nam và nó đã làm thay đổi cơ bản cơ cấu của ngành chăn nuôi vịt thịt, trong 11 năm qua và hiện nay Việt Nam cơ bản không phải nhập vịt bố mẹ với giá cao từ nước ngoài.

Theo Phạm Văn Trượng và cộng sự, 1994, [45] kết quả mổ khảo sát trên giống vịt cỏ ở 70 ngày tuổi: tỷ lệ thân thịt đạt 69 %, tỷ lệ thịt đùi 16 %, tỷ lệ thịt ức 7,3 %, tỷ lệ này theo kết quả nghiên cứu của Lê Xuân Đồng, 1994, [4] là 7,6 % và 15,13 %.

Kết quả mổ khảo sát vịt đực C.V. Super M ở 56 ngày tuổi có tỷ lệ thịt ngực là 15,5 %, còn tỷ lệ thịt đùi 12,45 % (Lương Tất Nhợ, 1997, [22].

Năm 1990 và 1991 dưới sự tài trợ của chương trình Phát triển Liên hợp Quốc (UNDP) và sự giúp đỡ của FAO, nước ta đã nhập các dòng trống và dòng mái vịt hướng thịt CV Super M. Đây là các dòng vịt hướng thịt được đánh giá là có năng suất cao. Vịt bố mẹ có năng suất trứng 190 - 195 quả/mái/năm, cao hơn các giống vịt thịt trước đây như vịt Anh Đào 30 - 35 %. Vịt thịt nuôi đến 56 - 70 ngày tuổi 3,0 - 3,2 kg, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể 2,7 - 2,9 kg. Vịt Khakicampbell, CV. Layer 2000 cũng được nhập vào nước ta có năng suất trứng 250 - 270 quả/mái/năm, khối lượng trứng 65 - 77 g/quả. Vịt CV. Super M, M2, M2 cải tiến đã được nghiên cứu nuôi giữ chọn tạo có năng suất trứng/mái/năm: 180 - 220 quả, Vịt nuôi thịt đến 56 - 70 ngày tuổi 3,0 - 3,4kg, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể 2,6 - 2,8 kg. Do có năng suất chất lượng cao, con giống đã được sản xuất chấp nhận và ngày càng tăng về số lượng.

Ngoài các công trình nghiên cứu về chọn tạo, nuôi thích nghi giống mới nhập nội, đã có một số công trình nghiên cứu về phương thức nuôi đối với vịt Khakicampbell, quy trình chăm sóc nuôi dưỡng vịt, quy trình thú y phòng trị bệnh trên vịt, quy trình ấp nở trứng vịt của các tác giả Phạm Văn Trượng, Hoàng Văn Tiệu, Nguyễn Đức Trọng, Nguyễn Hồng Vỹ, Hoàng Thị Lan, Nguyễn Thị Minh, Nguyễn Thị Ngọc Liên, Phùng Đức Tiến, Nguyễn Ngọc Dụng....

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

CHƢƠNG 2

ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng, thời gian và địa điểm nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu trên vịt thương phẩm Super M3 từ 1-56 ngày tuổi. Đàn vịt thương phẩm Super M3 được lấy từ đàn vịt bố mẹ tại Trạm nghiên cứu gia cầm Cẩm Bình - Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương. Nuôi nhốt khô và nuôi nhốt có ao hồ, bằng thức ăn viên và đậm đặc trộn nguyên liệu.

2.1.2. Địa điểm, thời gian thí nghiệm

- Địa điểm: Vịt thí nghiệm được nuôi ở các hộ gia đình tại xã Bình Định - Yên Lạc - Vĩnh Phúc.

- Thời gian: từ tháng 01/2008 - 02/2009

2.2. Nội dung, phƣơng pháp và các chỉ tiêu theo dõi

2.2.1. Nội dung nghiên cứu

- Ảnh hưởng của phương thức nuôi đến sức sản xuất thịt của vịt Super M3.

- Ảnh hưởng của loại hình thức ăn đến sức sản xuất thịt của vịt Super M3.

2.2.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu

- Tỷ lệ nuôi sống của vịt qua các tuần tuổi - Khả năng sinh trưởng

+ Sinh trưởng tích lũy + Sinh trưởng tương đối + Sinh trưởng tuyệt đối + Hệ số tốc độ sinh trưởng - Khả năng chuyển hóa thức ăn

+ Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng

+ Tiêu tốn protein thô (CP) g/kg tăng khối lượng

+ Tiêu tốn năng lượng trao đổi (ME) kcal/kg tăng khối lượng + Tỷ số hiệu dụng protein

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng (đ/kg) - Năng suất và chất lượng thịt

+ Khối lượng thân thịt + Tỷ lệ thịt xẻ + Tỷ lệ thịt đùi + Tỷ lệ thịt ngực + Tỷ lệ mỡ bụng + Các chỉ tiêu phân tích thịt - Chỉ số sản xuất - Chỉ số kinh tế - Hiệu quả kinh tế

2.2.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm

Sơ đồ công nghệ tạo vịt thƣơng phẩm

Ông bà: Trống dòng X Mái dòng Trống dòng X Mái dòng ông A ông B bà C bà D

Bố mẹ: Trống AB X Mái CD

Con thương phẩm: Thương phẩm ABCD

Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp phân lô so sánh (3 lần nhắc lại), đồng đều về yếu tố giống, tính biệt (chọn đực, cái ở 1 ngày tuổi), thức ăn, qui trình nuôi dưỡng giữa các lô. Kết quả thí nghiệm là trung bình của 3 lần nhắc lại. Thí nghiệm được bố trí theo sơ đồ 2.1.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Diễn giải Lô 1 Lô 2 Lô 3 Lô 4

Phương thức nuôi

Nuôi khô (Nuôi nhốt không có

ao hồ)

Nuôi khô (Nuôi nhốt không có ao hồ) Nuôi nhốt có ao hồ Nuôi nhốt có ao hồ

Thức ăn thí nghiệm Proconco C20 +

nguyên liệu Proconco

C20 + nguyên liệu

Số lượng (con) 25♂, 25♀ 25♂, 25♀ 25♀, 25♂ 25♂, 25♀

Thời gian nuôi (ngày) 56

Mặt nước (m2 /con) 0 18 Số lần lặp lại 3 Tổng số vịt TN (con) 600 Mật độ nhốt chuồng nuôi (con/m2) 0-2 tuần 18 3-6 tuần 12 7-8 tuần 8

Nuôi dưỡng chăm sóc: Chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc và vệ sinh phòng bệnh theo qui trình của Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương - Viện chăn nuôi Việt Nam.

Thức ăn cho vịt như sau:

- Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh: dùng thức ăn viên của hãng proconco + Giai đoạn 0 - 21 ngày tuổi dùng thức ăn C662

+ Giai đoạn 22 - xuất bán dùng thức ăn C663

Thức ăn phối trộn: dùng thức ăn đậm đặc C20 phối trộn với ngô, cám gạo, lúa dựa trên phần mềm UTRALMIC, theo công thức;

Bảng 2.2: Tỷ lệ thức ăn phối trộn cho vịt thƣơng phẩm

TT Nguyên liệu Tỷ lệ thức ăn phối trộn (%)

Từ 0 - 21 ngày tuổi Từ 22 ngày - xuất bán

1 Thức ăn đậm đặc C20 23 21

2 Ngô 24,5 24

3 Thóc 44,5 47

4 Cám gạo 8 8

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.3: Giá trị dinh dƣỡng có trong 1kg thức ăn của vịt thí nghiệm

(Giá trị dinh dưỡng theo tính toán - dựa trên kết quả phân tích của [23]; [30])

TT Thành phần Đơn vị tính Thức ăn C662 Thức ăn C663 Thức ăn đậm đặc C20 C20 + nguyên liệu (0-21 ngày) C20 + nguyên liệu (22-xuất bán) 1 Protein thô % 16,00 15,00 45,00 16,00 15,00

2 NL trao đổi kcal/kg

TA 2750 2750 2750 2750 3 Lysin % 0,55 0,48 1,94 0,56 0,48 4 Methionin % 0,28 0,30 0,82 0,29 0,29 5 Can xi % 0,95 0,95 2,5 - 3 0.95 0.96 6 Phospho % 0,6 0,6 1,2 0,60 0,62 7 Nacl % 0,40 0,38 0,7- 1.0 0,40 0,38 8 Ẩm độ % 14 14 13 14 14 9 Xơ thô % 5 5 6 5.5 5.5

2.2.4. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu

2.2.4.1. Tỷ lệ nuôi sống

Hàng ngày theo dõi cụ thể tình trạng sức khỏe và tỷ lệ nuôi sống ở tất cả các lô thí nghiệm, ghi chép chính xác, tính kết quả trong tuần và cộng dồn.

Là tỷ lệ (%) số con cuối kỳ so với đầu kỳ. Đây là chỉ tiêu đánh giá về sức sống và sức kháng bệnh của đàn vịt

Tỷ lệ nuôi sống (%) =  số vịt con sống đến thời điểm khảo sát

x 100  số vịt đầu kỳ

2.2.4.2. Khả năng sinh trưởng

- Sinh trưởng tích lũy: cân vịt trước khi đưa vào thí nghiệm bằng cân Ohaus (Mỹ) có độ chính xác 0,1g. Sau đó cân vịt vào ngày cuối hàng tuần, vịt được cân từng cá thể theo từng lô, lúc mới nở, hàng tuần, vào buổi sáng, trước khi cho ăn, vịt

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của loại hình thức ăn và phương thức nuôi đến khả năng sản xuất thịt của vịt cv super m3 thương phẩm tại vĩnh phúc (Trang 33 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)