Tình hình nghiên cứu trên thề giới

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của loại hình thức ăn và phương thức nuôi đến khả năng sản xuất thịt của vịt cv super m3 thương phẩm tại vĩnh phúc (Trang 30 - 33)

Nhiều nước trên thế giới đã rất quan tâm đến nghề chăn nuôi vịt, năm 1970 thịt vịt chiếm 3,3 % và năm 2005 thịt vịt tăng 4,2 % so với thịt gia cầm. Từ năm 1996 đến 2005 sản xuất thịt gia cầm tăng 30,73 %, trong đó thịt vịt tăng 68,3 %. Trên toàn thế giới sản xuất thịt vịt đã tăng liên tục từ năm 2001 đến năm 2007 với bình quân 4,13 % (Sing Hwa Hu, 2007, [88]).

Từ cuối năm 2004 đến nay, mặc dù dịch cúm gia cầm vẫn đang xảy ra ở các nước Châu Á và một số nước Đông Âu nhưng số lượng vịt vẫn tăng dần. Trong 10 nước sản xuất thịt vịt lớn nhất của thế giới năm 2007 thì phần lớn là các nước Châu Á, dẫn đầu là Trung Quốc chiếm 69,44 %, Malaysia: 2,81 %, Việt Nam: 2,52 %, Thái lan 2,15 %. Có 4 nước đứng đầu thế giới về sản xuất trứng vịt đó là Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia và Philippin chiếm 96,73 % số lượng trứng vịt trên thề giới (FAO, 2007).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 1.1. Số lƣợng vịt trên thế giới năm 2001 - 2007

Đơn vị tính: 1000 con Danh mục Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Thế giới 2.056.156 2.173.263 2.308.243 2.355.432 2.644.380 2.654.945 2.715.255 Châu Á 1.811.430 1.923.034 2.058.423 2.112.943 2.395.382 2.415.640 2.473.453 T. Quốc 1.483.642 1.595.862 1.731.790 1.763.115 2.034.456 2.038.620 2.088.890 Thai Lan 26.449 62.000 48.000 56.543 56.670 56.600 56.600 Malaysia 70.000 20.275 31.390 39.240 41.150 41.700 42.800 Nguồn: FAO, 2008.

Bảng 1.2. Sản lƣợng thịt vịt trên thế giới năm 2001 - 2007

Đơn vị tính: tấn Danh mục Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Thế giới 3.028.626 3.187.392 3.327.269 3.414.332 3.796.443 3.877.888 3.954.793 Châu Á 2.442.597 2.559.765 2.711.693 2.798.866 3.160.930 3.252.233 3.327.291 T. Quốc 1.965.908 2.087.655 2.230.538 2.262.323 2.607.588 2.680.948 2.746.140 Thai Lan 105.000 93.000 72.000 84.814 85.005 85.000 85.000 Malaysia 68.767 52.716 81.619 102.024 107.000 108.000 111.000 Nguồn: FAO, 2008.

Có được kết quả như vậy là nhờ sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ trên các lĩnh vực: Di truyền chọn giống, chăm sóc nuôi dưỡng, thú y phòng bệnh, phương thức chăn nuôi... Từ những năm 1920 vịt Khakicampbell, vịt chạy nhan Ấn Độ là những giống được chọn lọc cho năng suất trứng cao. Các giống vịt cho năng suất thịt cao như vịt Anh Đào Hugary, Tiệp Khắc. Hiện nay, các giống vịt siêu thịt Super M, Super M2, Super M3; vịt siêu thịt Super Hearvy; vịt siêu trứng CV. Layer 2000 do hãng Cherry Valley của Vương Quốc Anh tạo ra. Vịt Star 57, Star 76, M15... do hãng Grimau Frères Cộng hòa Pháp tạo ra.

Powell, 1984, [75] làm thí nghiệm trên vịt nuôi nhốt đã đưa ra kết luận: Tương tác kiểu gen và môi trường là không lớn vì các giống, dòng vịt nuôi ở chính nơi tạo ra chúng và các nước nhập nội đều có sức sản xuất tương đương nhau. Vịt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

có khả năng sử dụng chất thải một cách tuyệt vời và đồng thời cũng là loài vật nuôi có khả năng kỳ diệu về việc tìm kiếm mồi. Tiềm năng này giúp vịt dễ dàng thích ứng với các điều kiện chăn nuôi và quy trình nuôi dưỡng ở môi trường mới.

Farrel, 1985, [55] làm thí nghiệm so sánh giữa vịt nuôi nhốt và chăn thả với gà nuôi nhốt đã cho kết luận: ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường ở các nước nóng ẩm với vịt có thể nói là không lớn, vì vịt có khả năng tự điều chỉnh cơ thể. Vịt chỉ bị stress khi nuôi nhốt mà sự thông thoáng và trao đổi khí kém. Thêm nữa vịt là loài thủy cầm có sức chống chịu rất đặc biệt đối với bệnh tật, đồng thời vịt còn có thể sử dụng ốc sên, côn trùng làm thức ăn để sống và cho sản phẩm. Với đặc điểm quí này, giúp vịt có khả năng thích ứng cao đối với những tác động của vi sinh vật và sinh vật trong các điều kiện môi trường khác nhau. Chính nhờ khả năng thích ứng rộng rãi với các điều kiện thay đổi của môi trường mà các giống vịt cao sanrcos khả năng cho năng suất cao ở những môi trường khác nhau. Hai giống vịt của nước Anh là C.V. Super M và L2 nuôi trong điều kiện nóng nực ở Mỹ, Singapore vẫn cho năng suất tương đương ở Anh (Powell, 1985, [74]). Ở Thái Lan, vịt Cherry Valley nhập nội từ Vương quốc Anh đã trở thành giống vịt thịt quan trọng nhất, được nuôi phổ biến nhất và cho năng suất cao nhất ở đất này (Thummbood, 1992, [81]).

Bird, 1985, [51], cho biết vịt Cherry Valley của Anh nuôi ở Úc, Trung Quốc, Singapore đều có tính năng sản xuất tốt như ở bản quốc. Theo Yeong, 1992, [85] thì ở Malaysia việc nhập nội vịt con từ công ty Cherry Valley (Vương quốc Anh), Stegel (Úc) và Legarth (Đan Mạch) để sản xuất vịt thịt là công việc thông thường trong sản xuất đại trà. Ba giống vịt của Anh nuôi ở Liên Xô cũ vẫn cho năng suất trứng khá cao: 160 - 200 quả/mái/năm tương đương năng suất ở Anh. Vịt Bắc Kinh nhập từ Trung Quốc đã đạt được năng suất rất cao và phát triển đàn rất mạnh ở Thổ Nhĩ Kỳ (Ahmet, 1992, [49]).

Epym và cộng sự, 1979 [54] cho biết; dinh dưỡng không chỉ cần thiết cho sinh trưởng mà còn cần thiết để thể hiện khả năng di truyền của sinh trưởng. Do vậy, để có năng suất cao trong chăn nuôi gia cầm, đặc biệt để phát huy được tiềm năng sinh trưởng thì vấn đề cơ bản phải lập ra những khẩu phần dinh dưỡng hoàn hảo, cân đối, trên cơ sở tính toán nhu cầu của gia cầm trong từng giai đoạn nuôi.

Phương thức chăn nuôi cũng có nhiều thay đổi, kết hợp phương thức chăn nuôi công nghiệp có các trang thiết bị hiện đại với chăn nuôi truyền thống được ứng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

dụng tiến bộ kỹ thuật giúp cho chăn nuôi vịt phát triển mạnh mẽ. Nhưng ở các nước đang phát triển, chăn nuôi vịt vẫn còn nặng về phương thức chăn thả tự nhiên, do đó năng suất chăn nuôi còn thấp, dịch bệnh còn gây thiệt hại nhiều, đặc biệt trong tình hình dịch cúm gia cầm hiện nay.

Theo Narin Thongwittya, 2007 [89], ở Thái Lan trước dịch cúm gia cầm năm 2004 tồn tại 4 hệ thống chăn nuôi vịt.

- Hệ thống chuồng khép kín đảm bảo an toàn sinh học cao: Các giống nuôi thịt; Vịt Bắc Kinh và vịt Cherry Valley được nuôi chuồng khép kín từ 5.000 - 6.000 con/chuồng. Vịt được nuôi lấy thịt thời gian 50 - 56 ngày theo hệ thống cùng vào, cùng ra.

- Hệ thống chuồng mở: Hệ thống này là tốt với cả hai giống vịt thịt và vịt trứng bởi vì nó không tốn kém như hệ thống chuồng kín.

- Hệ thống chạy đồng: Hầu hết là vịt lấy trứng như Khakicampbell, vịt địa phương, vịt lai. Tuy nhiên, có một số nhỏ vịt thịt. Sau 7 - 21 ngày úm, vịt mái tơ, vịt lấy trứng được đưa đến ruộng lúa, chúng ăn thóc trên cánh đồng, sau đó được đưa về khô nuôi nhốt, nhưng một số đàn vịt vẫn giữ lại ở trên đồng để giảm chi phí sản xuất.

- Hệ thống nông hộ: Vịt Bắc Kinh, vịt Cherry Valley và vịt lai được tiếp tục nuôi ở nông hộ trong khu làng xã cùng với gia súc khác. Ước tính có khoảng 1 - 1,5 triệu vịt được nuôi trong nông hộ.

Sau khi xảy ra dịch cúm gia cầm, hệ thống chăn nuôi vịt chưa có sự thay đổi, nhưng biện pháp kiểm soát AI được tiến hành chặt chẽ. Trước khi đưa vịt tới khu giết mổ, 60 mẫu phân của đàn được chọn để phân lập virus. Tại khu giết mổ, thêm 60 mẫu nữa được chọn cùng đàn để phân lập virus. Vào cuối chu kỳ 50 - 60 ngày, mỗi nhà nuôi vịt cần phải dọn sạch sẽ, tẩy uế và để trống chuồng ít nhất 21 ngày. Sau 3 - 4 tuần bắt đầu nuôi vịt 01 ngày tuổi và chu kỳ lại được lặp lại, nhưng cứ 3 tháng lại phân tích mẫu 1 lần.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của loại hình thức ăn và phương thức nuôi đến khả năng sản xuất thịt của vịt cv super m3 thương phẩm tại vĩnh phúc (Trang 30 - 33)