2. XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP VLĐC PHẦN ĐIỆN HỌC (THEO
2.2. Xây dựng hệ thống bài tập phần điện học
Nguyên tắc chung
- Các bài tập đƣợc lựa chọn phải có hệ thống, phải có tính thực tiễn và đáp ứng nhu cầu nhận thức của SV. Có thể phân chia bài tập thành những phần nhỏ vừa sức với trình độ nhận thức của SV, sao cho họ có thể tự lực giải quyết vấn đề với sự cố gắng vừa phải.
- Lựa chọn bài tập phụ thuộc vào loại giờ học, mục tiêu dạy học. Giờ hình thành kiến thức mới, bài tập đƣợc chọn nhằm mục đích củng cố kiến thức, dựa trên những kiến thức đó SV có thể đƣa ra ý tƣởng sáng tạo thiết kế các thiết bị đơn giản. Vì vậy bài tập đƣợc chọn nên có tính tổng quát khi giải chỉ cần hiểu và áp dụng kiến thức, khi hƣớng dẫn cho SV phải phân tích hiện tƣợng và lập kế hoạch giải, trình bày lời giải rõ ràng để sau khi giải những bài tập này SV có cái nhìn sơ bộ về sơ đồ định hƣớng cho loại bài tập đó. Với giờ luyện tập, bài tập đƣợc chọn nên có tính
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
40
phức tập hơn, đi từ dễ đến khó, không cần nhiều bài tập mà quan trọng là các bài tập đƣợc chọn và sự định hƣớng, tổ chức giải bài tập của GV rèn luyện cho SV giải thành thạo một loại bài tập cụ thể theo sơ đồ định hƣớng hành động. Các bài tập chọn cho giờ ôn tập, ngoại khóa thƣờng là các bài tập phức hợp, đòi hỏi vận dụng kiến thức linh hoạt.
- Nội dung bài tập phải đa dạng và có tính sáng tạo, đó là những bài tập SV muốn giải đƣợc chúng không thể chỉ áp dụng máy móc các công thức vật lý, mà đỏi hỏi SV phải tƣ duy sáng tạo, suy nghĩ sâu sắc, độc lập, tự tin, áp dụng các kiến thức đã học một cách linh hoạt. Sau khi có kết quả của những bài tập đó GV có thể gợi ý xem những kết quả đó gắn liền với những thông số gì của các thiết bị máy móc kĩ thuật, đặt những câu hỏi để cho sinh viên suy nghĩ xem những bài tập của mình có thể ứng dụng làm những thiết bị đơn giản nào. Chúng ta có thể tăng dần độ phức tạp của các thiết bị kĩ thuật lên để cho SV suy nghĩ từ đó năng lực tƣ duy sáng tạo kỹ thuật dần dần đƣợc phát triển.
- Bài tập định tính. - Bài tập định lƣợng.
- Lựa chọn những bài tập gắn liền với những ứng dụng và kỹ thuật để phát triển tƣ duy năng lực sáng tạo kỹ thuật của SV.
Các cơ sở để xây dựng nguyên tắc:
- Dựa vào những kiến thức cơ bản học sinh cần nắm vững (mục 2.1.3) và những yêu cầu rèn luyện kĩ năng giải bài tập phần Điện học (mục 2.1.4)
- Dựa vào thực thạng học tập và giải bài tập của sinh viên trƣờng ĐHKTCN. - Dựa vào những yêu cầu chính của việc lựa chọn hệ thống BTVL cho từng đề tài, chƣơng, phần của trƣơng trình học, chúng tôi nêu lên một số nguyên tắc sau: + Hệ thống bài tập đƣợc lựa chọn phải đi thừ dễ đến khó, sắp xếp theo trình tự các chủ để kiến thức, đảm bảo các yêu cầu chung và yêu cầu của việc phát triển tƣ duy, năng lực sáng tạo kĩ thuật nói riêng. Có thể phân chia bài tập thành những phần nhỏ vừa sức với trình độ nhận thức của học sinh, sao cho họ có thể tự lực giải quyết vấn đề với sự cố gắng vừa phải.
+ Nội dung bài tập phải đa dạng và có tính sáng tạo, đó là những bài tập sinh viên muốn giải đƣợc chúng không thể chỉ áp dụng máy móc các công thức vật lí mà đòi hỏi học sinh phải tƣ duy sáng tạo, suy nghĩ sâu sắc, độc lập, tự tin, áp dụng các kiến thức đã học một cách linh hoạt. Từ đó tƣ duy,năng lực sáng tạo kĩ thuật của sinh viên của sinh viên dần dần đƣợc phát triển.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
41