Phân loại bài tập Môn Vật lý [5,7,11]

Một phần của tài liệu xây dựng và sử dụng bài tập vật lý đại cương phần điện học (chương trình đào tạo trường đại học kỹ thuật công nghiệp thái nguyên) nhằm phát triển tư duy, năng lực sáng tạo kĩ thuật cho sinh viên (Trang 37 - 38)

3. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN TƢ DUY,NĂNG LỰC SÁNG

3.2.2. Phân loại bài tập Môn Vật lý [5,7,11]

Vấn đề phân loại BTVL đã đƣợc đề cập trong nhiều loại sách về PP dạy học Môn Vật lý [11], [13], [17], [19]. Nếu dựa vào các phƣơng tiện giải, có thể chia BTVL thành bài tập định tính, bài tập tính toán, bài tập thí nghiệm, bài tập đồ thị. Nếu dựa vào mức độ khó khăn của bài tập đối với HS, có thể chia BTVL thành bài tập dƣợt, bài tập tổng hợp, bài tập sáng tạo.

1. Bài tập định tính: Là những bài tập mà khi giải, HS không cần phải thực hiện các phép tính phức tạp hay chỉ phải làm những phép tính đơn giản, có thể tính nhẩm đƣợc. Đa số các bài tập định tính yêu cầu các HS giải thích và dự đoán một hiện tƣợng xảy ra trong những điều kiện xác định.

2. Bài tập tính toán: Là những bài tập mà muốn giải chúng, ta phải thực hiện một loạt phép tính mà kết quả thu đƣợc là một đáp số định lƣợng tìm giá trị của một số đại lƣợng Môn Vật lý. Có thể chia bài tập tính toán ra làm hai loại: Bài tập tập dƣợt và bài tập tổng hợp.

a. Bài tập tính toán tập dƣợt: Là những bài tập cơ bản, đơn giản trong đó chỉ để cập đến một hiện tƣợng, một định luật và sử dụng một vài phép tính đơn giản. Những bài tập này có tác dụng củng cố kiến thức cơ bản vừa học, làm cho HS hiểu rõ ý nghĩa của các định luật và cá công thức biểu diễn chúng, sử dụng các đơn vị Môn Vật lý và thói quen cần thiết để giải những bài tập phức tạp hơn.

b. Bài tập tính toán tổng hợp: Là bài tập mà muốn giải nó thì phải vận dụng nhiều khái niệm, định luật, dùng nhiều công thức. Những kiến thức cần sử dụng trong việc giải bài tập này có tác dụng đặc biệt giúp HS đào sâu, mở rộng kiến thức, thấy rõ những mối liên hệ khác nhau giữa các phần của chƣơng trình Môn Vật lý, tập cho HS biết phân tích những hiện tƣợng thực tế phức tạp ra thành những phần đơn giản tuân theo một định luật xác định.

3. Bài tập thí nghiệm: Là bài tập đòi hỏi phải làm thí nghiệm để kiểm chứng lời giải lí thuyết hoặc để tìm những số liệu cần thiết cho việc giải bài tập. Những thí

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

28

nghiệm này thƣờng là những thí nghiệm đơn giản có thể làm ở nhà, với những dụng cụ đơn giản dễ tìm hoặc tự làm đƣợc.

4. Bài tập đồ thị: Là bài tập trong đó các số liệu đƣợc dùng làm dữ kiện để giải phải tìm trong các đồ thị cho trƣớc hoặc ngƣợc lại, đòi hỏi SV phải biểu diễn quá trình diễn biến của hiện tƣợng nêu trong bài tập bằng đồ thị.

5. Bài tập sáng tạo: Là bài tập mà các dữ kiện cho trong đầu bài không chỉ dẫn trực tiếp hay gián tiếp cách giải. Các bài tập sáng tạo có tác dụng rất lớn trong việc phát triển tính tự lực và sáng tạo của SV, giúp SV nắm vững kiến thức chính xác, sâu sắc và mềm dẻo. Bài tập sáng tạo có thể là bài tập giải thích một hiện tƣợng chƣa biết trên cơ sở các kiến thức đã biết (trả lời câu hỏi “tại sao?”) hoặc là bài tập thiết kế, đòi hỏi thực hiện một hiện tƣợng thực, đáp ứng những yêu cầu đã cho (Trả lời câu hỏi “Làm thế nào”).

Một phần của tài liệu xây dựng và sử dụng bài tập vật lý đại cương phần điện học (chương trình đào tạo trường đại học kỹ thuật công nghiệp thái nguyên) nhằm phát triển tư duy, năng lực sáng tạo kĩ thuật cho sinh viên (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)