3. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN TƢ DUY,NĂNG LỰC SÁNG
3.1. Nghiên cứu thực tế dạy học vật lí ở trƣờng ĐHKTCN
Để xác định bản chất của quá trình dạy học ở đại học chúng ta cần căn cứ vào mối quan hệ giữa hoạt động nhận thức của loài ngƣời với hoạt động học tập của SV và mối quan hệ giữa hoạt động giảng dạy và hoạt động học tập trong quá trình giáo dục - đào tạo ở đại học.
Nghiên cứu mối quan hệ giữa hoạt động dạy học nói chung với hoạt động nhận thức thế giới khách quan của loài ngƣời và mối quan hệ biện chứng giữa hoạt động dạy của GV và hoạt động học của SV, có thể khẳng định rằng, bản chất của quá trình dạy học ở đại học là quá trình nhận thức độc đáo có tính chất nghiên cứu của SV được tiến hành dưới vai trò tổ chức và điều khiển của GV nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học ở đại học.
Tính chất nghiên cứu của SV trong quá trình học tập ở đại học (quá trình nhận thức) thể hiện ở chỗ: mỗi SV phải tự mình chiếm lĩnh hệ thống các tri thức, kĩ năng, nắm vững cơ sở của nghề nghiệp tƣơng lai ở trình độ đại học và có tiềm năng vƣơn lên thích ứng với những yêu cầu trƣớc mắt và lâu dài do thực tiễn xã hội và các mạng khoa học công nghệ đặt ra. Muốn vậy, khi tiến hành hoạt động học tập ở đại học, ngƣời SV không thể chỉ có năng lực nhận thức thông thƣờng mà cần tiến hành các hoạt động nhận thức mang tính chất nghiên cứu trên cơ sở khả năng tƣ duy độc lập, sáng tạo phát triển ở mức độ cao. Điều đó có nghĩa là dƣới vai trò chủ đạo của thầy, SV không tiếp thu một cách máy móc những chân lí có sẵn mà họ có khả năng tiếp nhận chân lí đó với óc phê phán, có thể khẳng định, phủ định, hoài nghi khoa học, lật ngƣợc vấn đề, đào sâu hoặc mở rộng vấn đề ...
Mặt khác, trong quá trình học tập ở đại học, SV thực chất đã bắt đầu tham gia vào hoạt động tìm kiếm chân lí mới. Đó là hoạt động tập dƣợt nghiên cứu khoa học đƣợc tiến hành ở các mức độ từ thấp đến cao tuỳ theo chƣơng trình của học phần nhƣ: bài tập nghiên cứu sau mỗi phần học, niên luận, khoá luận, luận văn, đồ án tốt nghệp. Hoạt động nghiên cứu khoa học này giúp SV từng bƣớc tập vận dụng những tri thức khoa học, phƣơng pháp luận khoa học, phƣơng pháp nghiên cứu, thông qua đó tự rèn luyện các phẩm chất, tác phong của nhà nghiên cứu nhằm giải quyết một cách khoa học những vấn đề do thực tiễn xã hội, thực tiễn cuộc sống và thực tiễn nghề nghiệp đặt ra. Tính chất nghiên cứu ở mức độ cao là điểm nổi bật để phân biệt giữa dạy học ở phổ thông và dạy học ở đại học.
Tính độc đáo trong quá trình học tập của SV thể hiện ở sự khác nhau so với quá trình học tập của học sinh phổ thông và quá trình nhận thức của nhà khoa học. Cụ thể là:
- Với học sinh phổ thông, trong quá trình học tập, không có nhiệm vụ tìm cái mới cho nhân loại, mà trƣớc hết là hoàn thành nhiệm vụ lĩnh hội cho đƣợc những tri
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
25
thức mà loài ngƣời đã tích lũy và khái quát hóa trong các khoa học. Nghĩa là các em nhận thức cái mới với bản thân mình từ kho tàng hiểu biết chung của nhân loại. Các tri thức các em lĩnh hội đƣợc là các tri thức mang tính cơ bản phổ thông cần thiết cho mọi ngƣời trong mỗi giai đoạn phát triển của xã hội sau khi đã gia công về mặt sƣ phạm lần thứ nhất (thể hiện trong sách giáo khoa) và lần thứ hai (qua vai trò tổ chức, điều khiển của thầy trong quá trình lựa chọn nội dung, phƣơng pháp và hình thức dạy học một cách khoa học nhằm thu đƣợc hiệu quả dạy học cao nhất). Do vậy trong thời gian ngắn, SV lĩnh hội một cách nhanh nhất, nhiều nhất các tri thức khoa học trong kho tàng tri thức của nhân loại mà không phải trải qua con đƣờng nhận thức quanh co, gập ghềnh nhƣ khi con ngƣời tìm ra nó.
- Với SV, trong quá trình học tập, họ phải hoàn thành nhiệm vụ chủ yếu là tiếp thu một cách sáng tạo, có phê phán ở trình độ cao những hiểu biết và những kĩ năng cơ bản về nghề nghiệp trong tƣơng lai. Nói cách khác, họ phải phấn đấu nắm đƣợc cơ sở của nghề nghiệp mà họ cần đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp đại học với tƣ cách là ngƣời cán bộ khoa học, kỹ thuật, ngƣời cán bộ quản lí, nghiệp vụ có trình độ cao. Do đó, những tri thức mà họ lĩnh hội đƣợc không phải những tri thức phổ thông cơ bản mà là hệ thống các tri thức cơ bản, cơ sở của chuyên ngành và hệ thống những kĩ năng, kĩ xảo tƣơng ứng về một ngành khoa học, văn hóa nhất định. Song bên cạnh nhiệm vụ nhận thức cái mới đối với bản thân, SV cũng bắt đầu thực sự tham gia tìm kiếm cái mới đối với nhân loại một cách vừa sức. Vì thế hoạt động nghiên cứu khoa học đi vào quá trình học tập ở đại học và tồn tại nhƣ một bộ phận hữu cơ của quá trình đó.
Để có thể hoàn thành tốt hai nhiệm vụ trên SV cần phát huy cao độ tính tự giác, tích cực, độc lập của bản thân dƣới tác động chủ đạo của thầy. Nếu nhƣ ở phổ thông, tác dụng chủ đạo của thầy mang tính cụ thể, trực quan thể hiện ở tổ chức, điều khiển SV nắm vững các tri thức phổ thông cơ bản có sẵn và bƣớc đầu dần dần tiếp xúc với các hoạt động nghiên cứu ở trình độ thấp với hình thức giản đơn thì ở trƣờng đại học, tác dụng chủ đạo của thầy mang tính định hƣớng, khái quát cao để giúp SV hoàn thành đƣợc hoạt động nhận thức có tính nghiên cứu, trong đó bao hàm cả hoạt động thực sự nghiên cứu khoa học tìm ra chân lí mới đối với nhân loại.
Trên cơ sở đó, con đƣờng nhận thức của SV về mặt cơ bản là thuận lợi, tuy có những lúc quanh co, trắc trở do hoạt động kiếm tìm chân lí mới gây ra. Vì thế, chỉ trong một thời gian ngắn, họ đã nắm đƣợc cơ sở của nghề nghiệp tƣơng lai, hình thành đƣợc cơ sở ban đầu vững chắc của nhân cách ngƣời cán bộ khoa học, kỹ thuật, ngƣời cán bộ quản lí, nghiệp vụ có trình độ đại học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
26
- Với nhà khoa học, nhiệm vụ của họ là đi vào những bí ẩn của thế giới khách quan phát hiện và chứng minh những tri thức mới, chƣa hề biết với nhân loại trong tự nhiên, xã hội, tƣ duy,…Từ đó, họ nắm đƣợc bản chất và các quy luật của chúng, làm sâu sắc thêm, phong phú thêm kho tàng tri tức của nhân loại. Vì vậy, con đƣờng nhận thức của các nhà khoa học là dài lâu, khó khăn, đầy chông gai và đôi khi thất bại.
Từ những điều đã trình bày ở trên, chúng ta có thể thấy rõ quá trình nhận thức của SV mang tính chất nghiên cứu, nó cao hơn quá trình nhận thức của học sinh phổ thông và tiếp cận với quá trình nhận thức của các nhà khoa học.
Nhƣ vậy, trong quá trình dạy học ở đại học, đòi hỏi GV phải có tính tổ chức, điều khiển hoạt động của SV sao cho vừa đảm bảo yêu cầu chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng một cách sáng tạo, có phê phán theo mục tiêu đào tạo đã định, vừa phải tạo điều kiện để SV tham gia vào hoạt động nghiên cứu một cách vừa sức thông qua giải quyết các nhiệm vụ của bài học đặt ra.