Tác dụng của bài tập vật lý (BTVL) trong việc phát triển năng lực tự lực,

Một phần của tài liệu xây dựng và sử dụng bài tập vật lý đại cương phần điện học (chương trình đào tạo trường đại học kỹ thuật công nghiệp thái nguyên) nhằm phát triển tư duy, năng lực sáng tạo kĩ thuật cho sinh viên (Trang 36 - 37)

3. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN TƢ DUY,NĂNG LỰC SÁNG

3.2.1.Tác dụng của bài tập vật lý (BTVL) trong việc phát triển năng lực tự lực,

sáng tạo của SV [14,30]

BTVL với tƣ cách là một PP dạy học, giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong việc hoàn thành nhiệm vụ dạy học ở nhà trƣờng phổ thông. Những tác dụng của BTVL đã đƣợc nêu lên rất rõ trong nhiều tài liệu về PP dạy học [9], [13], [17], [19], ở đây chúng tôi chỉ đề cập tới vai trò của BTVL trong việc phát triển năng lực tự lực, sáng tạo của SV.

Việc rèn luyện cho SV giải các BTVL không phải là mục đích chính của dạy học. Mục đích cơ bản đặt ra khi giải BTVL, là làm sao cho SV hiểu sâu sắc hơn những quy luật Vật lý, biết phân tích và ứng dụng chúng vào những vấn đề thực tiễn, vào tính toán kỹ thuật và cuối cùng phát triển đƣợc năng lực, tƣ duy, năng lực giải quyết vấn đề.

Giải pháp bài tập là một trong những hình thức làm việc tự lực cao của HS: Trong khi làm bài tập do phải tự mình phân tích các điều kiện của đầu bài, tự xây dựng những lập luận, kiểm tra và phê phán những kết luận mà HS rút ra đƣợc nên tƣ duy HS đƣợc phát triển, năng lực làm việc tự lực của họ đƣợc nâng cao, tính kiên trì đƣợc phát triển.

Giải BTVL góp phần làm phát triển tƣ duy sáng tạo của HS: Có nhiều BTVL không chỉ dừng lại trong phạm vi vận dụng những kiến thức đã học mà còn giúp bồi dƣỡng cho HS tƣ duy sáng tạo. Đặc biệt là những bài tập giải thích hiện tƣợng, bài tập thí nghiệm, bài tập thiết kế dụng cụ rất có ích về mặt này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

27

Trong chu trình nhận thức khoa học Môn Vật lý, giải bài tập nằm ở giai đoạn cuối cùng và trong giai đoạn này thì vai trò của trực giác đƣợc đƣa lên hàng đầu. Nếu tƣ duy biện giải logic liên tục, liên tiếp, mà trong đó mỗi một tƣ tƣởng tiếp theo đều xuất phát một cách logic từ cái trƣớc, phụ thuộc vào cái trƣớc, và là vấn đề cho cái tiếp theo, thì tƣ duy trực giác thu nhận đƣợc một cách nhày vọt một cách trực tiếp dựa trên những phỏng đoán mới, giải pháp mới chƣa hề có, ở đây có một hoạt động sáng tạo thực sự. Năng lực làm việc tự lực độc lập của SV đƣợc phát huy cao trong giờ giải BTVL.

Một phần của tài liệu xây dựng và sử dụng bài tập vật lý đại cương phần điện học (chương trình đào tạo trường đại học kỹ thuật công nghiệp thái nguyên) nhằm phát triển tư duy, năng lực sáng tạo kĩ thuật cho sinh viên (Trang 36 - 37)