Thực trạng dạ y học BTVL ở các trƣờng Đại học Kỹ thuật Công Nghiệp Thá

Một phần của tài liệu xây dựng và sử dụng bài tập vật lý đại cương phần điện học (chương trình đào tạo trường đại học kỹ thuật công nghiệp thái nguyên) nhằm phát triển tư duy, năng lực sáng tạo kĩ thuật cho sinh viên (Trang 38 - 165)

3. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN TƢ DUY,NĂNG LỰC SÁNG

3.3. Thực trạng dạ y học BTVL ở các trƣờng Đại học Kỹ thuật Công Nghiệp Thá

Thái Nguyên (ĐHKTCN TN) hiện nay

3.3.1. Thực trạng việc phát huy tư duy, năng lực sáng tạo kĩ thuật sinh viên trường ĐHKTCN Thái Nguyên

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi tiến hành điều tra khảo sát đối với giảng viên và sinh viên để tìm hiểu về tình hình giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên.

Mục đích:

- Khảo sát điều kiện học tập và giảng dạy môn Vật lý của sinh viên, giảng viên. - Khảo sát về các phƣơng pháp giảng dạy chủ yếu và chất lƣợng học tập. - Khảo sát về khả năng nhận thức và tƣ duy sáng tạo của sinh viên.

Đối tượng:

Sinh viên và giảng viên bộ môn Vật lý ở các trƣờng nói trên

Phương pháp khảo sát:

Trao đổi trực tiếp và thăm dò qua phiếu điều tra với giảng viên bộ môn Vật lý và sinh viên các khoa tham gia học tập môn Vật lý đại cƣơng tại ba trƣờng nói trên.

Qua phân tích và xử lý các thông tin thu đƣợc, chúng tôi rút ra một số nhận xét nhƣ sau:

3.3.2. Thực trạng về điều kiện và phương pháp dạy học của giáo viên [9]

Qua trao đổi trực tiếp với các giảng viên bộ môn Vật lý ở ba trƣờng nói trên chúng tôi nhận thấy đa số các bài giảng của giáo viên chủ yếu là tóm tắt lại nội dung kiến thức trong giáo trình chung cho Vật lý đại cƣơng, chƣa hoạch định đƣợc hoạt động của giáo viên và sinh viên một cách rõ ràng. Vai trò tổ chức, định hƣớng điều khiển của giáo viên chƣa đƣợc thể hiện rõ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

29

Về phương pháp dạy học:

Chủ yếu là các phƣơng pháp truyền thống nhƣ thuyết trình (100% giảng viên sử dụng); diễn giải - minh họa (100% giảng viên sử dụng). Đây là các phƣơng pháp truyền thụ mang tính một chiều, thông qua lời nói của mình giáo viên giảng giải, thông báo kiến thức, nhấn mạnh để sinh viên ghi nhớ các công thức, các khái niệm, các hiện tƣợng liên quan, còn các ứng dụng của kiến thức này trong kỹ thuật giáo viên thƣờng cố gắng thông báo nhƣ trong nội dung của giáo trình.

Bên cạnh đó các giảng viên đã có kết hợp với một số phƣơng pháp khác nhƣ: đàm thoại, thảo luận nhóm; dạy học nêu vấn đề; hƣớng dẫn sinh viên tự học, tự nghiên cứu; phƣơng pháp sử dụng công nghệ thông tin (nhƣ dùng bài giảng điện tử) … Tuy nhiên các phƣơng pháp này mới có khoảng hơn 50% giảng viên kết hợp sử dụng.

Về quá trình giảng dạy:

- Giáo viên đặt ra các câu hỏi để sinh viên tìm cách giải quyết nhƣng các câu hỏi hoặc rộng quá hoặc vụn vặt, giản đơn nên không có nhiều tác dụng trong việc kích thích ngƣời học.

- Giáo viên chỉ yêu cầu sinh viên nghiên cứu trƣớc bài tập, buổi sau đơn thuần là lên chép lại bài tập đã làm lên bảng.

- Giáo viên chƣa đƣa ngƣời học vào hoạt động giải quyết vấn đề; chƣa phát huy đƣợc năng lực tƣ duy sáng tạo của sinh viên.

3.3.3. Thực trạng về thái độ và chất lượng học tập của sinh viên [ 1 ]

Về thái độ học tập:

Đa số các sinh viên rất thụ động, chƣa tích cực, tự lực trong quá trình học tập. Họ thƣờng lƣời hoạt động, chủ yếu ngồi nghe giảng, chờ giáo viên đọc, ghi bảng để chép. Rất ít sinh viên đọc trƣớc tài liệu trƣớc khi lên lớp.

Rất ít sinh viên thể hiện đƣợc tƣ duy phê phán khi nghiên cứu các vấn đề của bài học. Họ ít đặt ra các câu hỏi, trao đổi với giáo viên, dễ dáng chấp nhận các kiến thức mà giáo viên trình bày.

Khả năng tƣ duy sáng tạo của sinh viên cũng hạn chế, họ không có thói quen đặt câu hỏi dạng tại sao? Làm thế nào? Trƣớc các vấn đề bài học và cũng không tự đƣa ra các dự đoán, giả thiết cho vấn đề tự đặt ra.

Sinh viên còn rất lúng túng khi trình bày một vấn đề khoa học nào đó trƣớc tập thể, việc sử dụng các từ ngữ khoa học đôi khi còn chƣa chính xác, chƣa có kỹ năng làm việc theo nhóm, theo tập thể.

Qua trao đổi trực tiếp với sinh viên cho thấy khả năng tự học, tự nghiên cứu còn rất hạn chế; việc sinh viên tự tổng hợp kiến thức sau giờ học trên lớp là không

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

30

nhiều, đa số sinh viên không có nhu cầu tìm kiếm thêm tài liệu và mở rộng, đào sâu nội dung đã học.

Về chất lượng học tập:

Qua tổng hợp kết quả học tập kiểm tra giữa học phần và thi kết thúc học phần Vật lý đại cƣơng của sinh viên ba trƣờng nói trên, chúng tôi nhận thấy: tỷ lệ sinh viên khá, giỏi còn thấp chiếm khoảng 20%; tỷ lệ học sinh trung bình khoảng 50%; tỷ lệ học sinh yếu kém là 30%.

Với những kết quả khảo sát trên cho thấy việc sử dụng các biện pháp dạy học nêu vấn đề, hƣớng dẫn sinh viên tự học, tự nghiên cứu; lấy ngƣời học làm trung tâm đang là vấn đề rất cần thiết để góp phần đổi mới phƣơng pháp giảng dạy, phát huy năng lực tƣ duy sáng tạo của sinh viên nhằm nâng cao chất lƣợng dạy và học, hoàn thành đƣợc các mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục đã đặt ra.

Kết quả này cũng tƣơng đối phù hợp với một nghiên cứu mới đây của PGS.TS Nguyễn Công Khanh, trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội: 36,1% SV biểu lộ phong cách học thụ động: ngại nêu thắc mắc, ngại nói ra ý tƣởng riêng của mình trong các cuộc thảo luận trên lớp; 22,9% SV chỉ thích giáo viên giảng cho mình nghe hơn là chủ động hỏi, nêu thắc mắc; 41,1% cho rằng mình học chủ yếu từ vở ghi, giáo trình và ít có thời gian tìm đọc những tài liệu tham khảo; 31,4% số SV cho rằng các chiến lƣợc học của mình hƣớng vào việc nắm kiến thức hơn là phát triển các năng lực tƣ duy; hơn 40% cho rằng mình không có năng lực tự học; gần 70% SV cho rằng mình không có năng lực tự nghiên cứu; gần 55% SV cho rằng không thực sự hứng thú học tập. Năng lực tƣ duy sáng tạo, sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ học tập, năng lực ngoại ngữ của sinh viên rất yếu.

4. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN TƢ DUY, NĂNG LỰC SÁNG TẠO KỸ THUẬT CHO SINH VIÊN TRƢỜNG ĐHKYCN TN QUA RÈN LUYỆN KỸ THUẬT CHO SINH VIÊN TRƢỜNG ĐHKYCN TN QUA RÈN LUYỆN GIẢI BTVL

Trên cơ sở phân tích lí luận về phát triển tƣ duy năng lực sáng tạo kĩ thuật của sinh viên và thực trạng dạy - học BTVL ở trên chúng tôi đề ra một số giải pháp nhằm phát triển tƣ duy, năng lực sáng tạo của sinh viên qua rèn luyện giải BTVL nhƣ sau:

4.1. Biện pháp 1: Lựa chọn bài tập phù hợp, vừa có tính sáng tạo phải vừa sức với sinh viên gắn liền với những ứng dụng trong cuộc sống [11,12] với sinh viên gắn liền với những ứng dụng trong cuộc sống [11,12]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

31

Để kích thích hứng thú cho sinh viên nên chọn nhƣng BTVL có nội dung thực tế gần gũi với đời sống, sản xuất của sinh viên. Cần chọn những BTVL mang những yếu tố gần gũi với các thiết bị kĩ thuật mà hay gặp trong cuộc sông, nhằm phát triển tƣ duy năng lực sáng tạo, áp dụng linh hoạt, mềm dẻo các kiến thức, chứ không thể chỉ áp dụng một cách máy móc những ứng dụng của bộ môn Vật lý. Những bài tập nhƣ thế có thể cho thiếu hoặc thừa dữ kiện và cũng có thể mang tính chất ngụy biện và nghịch lí, cũng có thể dựa trên một số bài tập cơ bản trong sách giáo trình theo các dạng: Nghịch đảo giữa cái đã cho và cái phải tìm; phức tạp hóa cái đã cho và cái phải tìm; ghép nội dung nhiều bài tập cơ bản với nhau.

Hệ thống bài tập đƣợc lựa chọn phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

+ Các bài tập phải đƣợc sắp xếp từ dễ đến khó, đơn giản đến phức tạp về số lƣợng, nội dung kiến thức cần vận dụng.

+ Số lƣợng bài tập trong hệ thống phải phù hợp với thời gian quy định của chƣơng trình học, thời gian học ở nhà của học sinh.

+ Mỗi bài tập phải đóng góp một phần nào đó vào việc nắm vững kiến thức và rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo vận dụng kiến thức đã chiếm lĩnh đƣợc, phát triển đƣợc tƣ duy, năng lực sáng tạo kĩ thuật của sinh viên trong việc giải quyết các vấn đề học tập và thực tiễn. Mỗi bài tập sau phải đem trả lại cho học sinh một điều mới lạ nhất định và một khó khăn vừa sức, gắn liền với 1 ứng dụng kĩ thuật trong cuộc sống.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

32

4.2. Biện pháp 2: Xây dựng hợp lý tiến trình dạy học bài tập vật lí

-Bài tập trắc nghiệm

-Tổ chức sinh viên thành các nhóm tham gia hoạt động. -Bảng các công thức cơ bản

- Máy tính - Máy chiếu Kiểm tra kiến

thức cũ, chuẩn bị điều kiện xuất phát

- Khởi động tƣ duy cho sinh viên.

- Tạo nhu cầu hứng thú kích thích ham hiểu biết của sinh viên

Giải bài tập ( bài tập tính toán)

- - Hệ thống bài tập về định

luật (mô tả hiện tƣợng vật lí trong từng bài tập)

- Phƣơng pháp: nêu và giải quyết vấn đề, PP quan sát, PP mô hình hoá.

Máy tính, máy chiếu vật thể

- Luyện tập phỏng đoán, dự đoán cho học sinh.

- Rèn luyện ngôn ngữ vật lí, phát triển khả năng sáng tạo thông qua việc giải thích các hiện tƣợng thực tế dựa vào những kiến thức vật lí đã biết bằng ngôn ngữ vật lí

Giải thích hiện tƣợng

- Rèn cho học sinh kĩ năng thực hiện các thao tác tƣ duy, những hành động nhận thức phổ biến trong học vật lí: Phân tích, so sánh, khái quát hoá, trừu tƣợng hoá, cụ thể hoá.

- Rèn luyện ngôn ngữ vật lí cho học sinh. - Luyện tập khả năng phỏng đoán, dự đoán

- Câu hỏi thực tế (có hình ảnh thực tế về hiện tƣợng) - Phƣơng pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, phƣơng pháp quan sát

Máy tính, máy chiếu

Phát triển tƣ duy, năng lực sáng tạo cho học sinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

33

4.3. Biện pháp 3: Tổ chức các hoạt động học tập tích cực cho sinh viên [9 ]

1) Tổ chức tình huống vấn đề trong giả BTVL

- GV soạn thảo những nhiệm vụ có tiềm ẩn vấn đề tƣơng ứng với nhiệm vụ cần thực hiện giải BTVL để giao cho sinh viên, sao cho nhiệm vụ đó đƣợc sinh viên hăng hái đảm nhận thực hiện theo sự suy nghĩ, giải pháp của mình. Tất yếu sinh viên sẽ gặp khó khăn, ý thức đƣợc vấn đề và do khó khăn là vừa sức nên sinh viêncó thể tự chủ, tích cực suy nghĩ tìm tòi để vƣợt qua khó khăn, giải quyết vấn đề.

- Chính trong điều kiện đó với sự giúp đỡ định hƣớng của GV, sinh viên sẽ xây dựng đƣợc cho mình những tri thức khoa học sâu sắc, vững chắc và vận dụng đƣợc, đồng thời qua quá trình đó tƣ duy, năng lực sáng tạo kĩ thuật của sinh viên sẽ phát triển.

2) Sử dụng những quan niệm vốn có của sinh viên trong việc tổ chức tình huống và định hướng hành động giải quyết vấn đề khi giải BTVL

Trong giải BTVL cần chú ý các quan niệm hoặc cách hiểu sai lầm vốn có của sinh viên có liên quan với các tri thức cần xây dựng. Chúng là chỗ dựa, đồng thời là trở lực tất yêu cần khắc phục đối với quá trình giải BTVL của sinh viên.

- Cần sử dụng những quan niệm vốn có đó của sinh viên vào việc xây dựng tình huống vấn đề và định hƣớng hoạt động giải quyết vấn đề một cách hữu hiệu. Sao cho tạo đƣợc điều kiện cho những quan niệm đó đƣợc sinh viên vận dụng, đƣợc thử thách trong quá trình kiểm tra hợp thức hóa, khiến cho sinh viên tự nhận thấy chỗ sai lầm (không hợp thức), thấy cần thay đổi quan niệm, khắc phục sai lầm để xây dựng tri thức phù hợp.

3) Phát huy tác dụng của việc trao đổi và tranh luận của sinh viên trong quá trình giải BTVL.

Trong quá trình giải BTVL sự học tập, sự hình thành tri thức của sinh viên sẽ đƣợc tạo thuận lới và có hiệu quả hơn, nhờ sự trao đổi và tranh luận với những ngƣời ngang hàng. Trong điều kiện đó sẽ phát huy đƣợc ảnh hƣởng của sự môi giới, hỗ trợ của những ngƣời trong cộng đồng đối với mỗi cá nhân qua vừng phát triển gần nhất của cá nhân.

- GV là ngƣời tổ chức, đạo diễn cho sinh viên phải hợp tác với các bạn, học bạn thông qua các hình thức trao đổi cá nhân, thảo luận nhóm, lớp, để tập trung vào mục tiêu “tìm cái chƣa biết” trong nội dung bài tập đƣợc giao.

- GV giúp đỡ sinh viên tự đặt mình vào tình huống để giải quyết vấn đề, tự ghi lại sản phẩm ban đầu của mình, tự trình bày và bảo vệ sản phẩm của mình. Biết tỏ thái độ của mình trƣớc chủ kiến của bạn: đúng - sai, tham gia tranh luận. Ghi lại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

34

ý kiến kết luận của Thầy và các ý kiến của các bạn theo nhận thức của mình. Từ đó, tự sửa sai, hoàn thiện sản phẩm ban đầu của mình.

Phát triển năng lực tự kiểm tra, đánh giá khi giải BTVL.

Để vai trò độc lập, tự lực của sinh viên nâng cao, nếu GV tập dƣợt cho sinh viên năng lực tự kiểm tra, đánh giá trong quá trình giải BTVL. Mỗi bƣớc sinh viên thực hiện giải BTVL hoặc mỗi mối liên hệ cần thiết xác lập, mỗi câu trả lời, cần tự kiểm tra lại bằng cách đặt ra các câu hỏi sau đây:

+ Kiểm tra xem trả lời đã phù hợp với câu hỏi đặt ra hay chƣa?

+ Kiểm tra trong mối liên hệ đã xác lập: Biểu thức, đại lƣợng Môn Vật lý viết đã đúng chƣa?

+ Kiểm tra xem việc thực hiện phép tính đã đúng chƣa? + Xem xét còn có cách khác ngắn gọn, khoa học hơn không? + Giải theo cách khác xem có cho cùng kết quả không?

Dƣới sự định hƣớng của GV, việc tự kiểm tra, tự đánh giá sẽ phát triển đƣợc năng lực tự lực, sáng tạo của sinh viên, xác định đúng đắn khả năng học tập của mình, vạch ra phƣơng hƣớng chất lƣợng cho quá trình học tập tiếp theo.

KẾT LUẬN CHƢƠNG I

Trong chƣơng này chúng tôi đã trình bày cơ sở lí luận của việc phát triển tƣ duy, năng lực sáng tạo kĩ thuật cho sinh viên thông qua hoạt động học tập. Phân tích và làm rõ khái niệm, tác dụng, phân loại và các bƣớc giải bài tập vật lí.

Tìm hiểu về thực trạng dạy học bài tập vật lí ở trƣờng ĐHKTCN - ĐHTN, tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục những hạn chế của việc dạy và học.

Trên cơ sở phân tích lí luận, tìm hiểu đặc điểm sinh viên khối trƣờng kĩ thuật và thực trạng dạy học bài tập vật lí ở trên, chúng tôi đã đề xuất 3 biện pháp nhằm phát triển tƣ duy, năng lực sáng tạo kĩ thuật cho sinh viên trƣờng ĐHKTCN - ĐHTN trong quá trình dạy học nhƣ sau

1. Lựa chọn bài tập phù hợp gắn liền với các thiết bị kĩ thuật gần gũi với sinh viên trường kĩ thuật.

2. Sử dụng phối hợp các phương pháp và các phương tiện dạy học hiện đại khi giải bài tập vật lí

3. Tổ chức hoạt động học tập thảo luận theo nhóm đề xuất các ý tưởng. 4. Chú trọng rèn luyện những kĩ năng cơ bản, cần thiết trong quá trình giải bài tập vận dụng các bài tập đó vào thực tế như thế nào.

Một phần của tài liệu xây dựng và sử dụng bài tập vật lý đại cương phần điện học (chương trình đào tạo trường đại học kỹ thuật công nghiệp thái nguyên) nhằm phát triển tư duy, năng lực sáng tạo kĩ thuật cho sinh viên (Trang 38 - 165)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)