Nâng cao chất lượng thu thập và xử lý thông tin

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng quân đội chi nhánh thanh hóa (Trang 53 - 56)

Nâng cao chất lượng thu thập thông tin

Để công tác thẩm định tốt, đòi hỏi phải có đầy đủ các thông tin cần thiết cho quá trình thẩm định như những thông tin về người vay, về doanh nghiệp, về dự án xin

vay. Ngoài ra còn có những thông tin khác liên quan như thông tin về thị trường, môi trường kinh tế, chính trị xã hội, thông tin về lĩnh vực hoạt động của người vay…Các thông tin này có đầy đủ chính xác mới có thể đưa ra được quyết định đúng đắn. Nguồn thông tin chủ yếu là từ doanh nghiệp xin vay cung cấp mà nguồn nay không phải lúc nào cũng trung thực, do vậy nên thẩm định tốt, cán bộ tín dụng cần thu nhập những thông tin từ những nguồn khác đó là:

Phỏng vấn trực tiếp người vay và điều tra trực tiếp cơ sở sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong khi phỏng vấn cần làm rõ những thông tin như: Mục đích của việc vay vốn, tình hình tài chính của người đi vay và khả năng trả nợ, lịch sử và xu hướng phát triển, đội ngũ cán bộ, trình độ quản lý, vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Điều cần chú ý là khi phỏng vẫn trực tiếp thì cán bộ tín dụng không những giỏi về chuyên môn mà còn phải am hiểu về lĩnh vực khác có liên quan, đặc biệt phải hiểu rõ tâm lý của người được phỏng vấn. Trong khi điều trả trực tiếp tại cơ sở sản xuất, cần nắm bắt tình hình sản xuất, chung của doanh nghiệp, năng lực cán bộ lãnh đạo, quan hệ với các đối tác ra sao, trách nhiệm của công nhận đối với công việc… Qua đó có thể đánh giá được triển vọng của công nghiệp trong tương lai.

Thu thập thông tin từ bên ngoài: Ngoài nguồn thông tin đó khách hàng cung cấp thông tin qua những báo cáo tài chính trong hồ sơ xin vay và những thông tin thu được qua phỏng vấn và khảo sat thực tế khách hàng, cán bộ tín dụng cần có những thông tin khác bổ sung thêm. Ngân hàng có thể thu thập thông tin từ các đối tác làm ăn của doanh nghiệp đó, từ các ngân hàng bạn mà ngân hàng đã từng quân hệ, từ các trung tâm thông tin chuyên nghiệp hoặc có thể từ các mối quan hệ cũ từ các bộ tín dụng.

Việc thu tập thông tin phải bỏ ra những chi phí nhất định như: Chi phí gặp gỡ, phỏng vấn khách hàng. Chi phí cho cán bộ tín dụng đi xuống đến tận cơ sở để trực tiếp điều tra, chi phí mua thông tin từ các trung tâm cung cấp thông tin. Ngoài ra chi nhánh cần đưa các chỉ tiêu tài chính vào phần mềm máy tính để khi cần cán bộ tín dụng có thể chuy cập dễ dàng.

Tuy nhiên vấn đề thu thập thông tin là vấn đề hết sức khó khăn do phạm vi thu thập thông tin rộng, các kênh cung cấp thông tin không đầy đủ và khó tiếp cận trong khi cán bộ tín dụng bị giới hạn về thời gian. Do vậy người thẩm định thường

xuyên chú ý đến vẫn đề thu thập và lưu trữ thông tin một cách khoa học những nghành nghề do mình phụ trách. Chi nhánh thành lập bộ phận chuyên trách công tác thu thập thông tin.trong công tác thu thập thông tin cần chú ý tời những thông tin cần thiết để phục vụ cho công tác thẩm định ở phương diện thị trường sản phẩm của dự ấn, bao gồm những thông tin sau:

Thông tin về số lượng doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cùng loại sản phẩm trong cùng một khu vực thị trường, kể cả các doanh nghiệp sắp được thành lập.

Thông tin về giá cả dự báo về thị trường trong nước và quốc tế.

Quy hoạch về kế hoạch đầu tư, định hướng phát triển của các bộ ngành.  Nâng cao chất lượng sử lý thông tin

Thông tin đầy đủ, chính xác mới chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ để việc thẩm định chính xác. Nếu việc sử lý thông tin không được chính xác thì mọi thông tin thu được cũng chỉ là vô nghĩa. Do đó việc thu thập thông tin phải đi liền với sử lí thông tin.

Khi có được số liệu chính xác từ quá trình thu thập thông tin thì cần phải xem xét tính sát thực và mức độ tin cậy của thông tin, phải xem xét các số liệu này cả về tương đối lẫn tuyệt đối. Phân tích báo cáo tài chính theo chiều dọc lẫn chiều ngang. Theo chiều ngang cho thấy việc biến động theo thời gian, thấy được sự tăng trưởng của các doanh nghiệp. Còn theo chiều dọc cho thấy sự hợp lí trong cơ cấu các khoản mục để từ đó xem xét các khả năng, năng lực của doanh nghiệp để thấy được điểm mạnh yếu của doanh nghiệp. Trong khi phân tích cần xem xét đến sự tháy đổi của các tỉ lệ và đặt nó trong môi trường hoàn toàn cụ thể, có sự so sánh với các chỉ tiêu của ngành để đánh giá một cách chính xác.

Khi phân tích không nên tính toán toàn bộ các chỉ tiêu vì điều này không cần thiết bới có rất nhiều chỉ tiêu đánh giá và những chỉ tiêu này có tính chất chung cho mọi doanh nghiệp. Tùy theo loại hình của doanh nghiệp mà ngân hàng chọn ra một chỉ tiêu cơ bản,phản ánh được rõ nét tình hình hoạt động của các doanh nghiệp. Khi thẩm định dự án xin vay phải đoán được những rủi ro có thể xảy ra, xem tính khả thi của dự án không chỉ dưới góc độ tài chính, mà còn cả ảnh hưởng tới môi trường xã hội.

Bên cạnh phân tích các chỉ tiêu định lượng, việc phân tích các chỉ tiêu định tính cũng hết sức quan trọng. Đó là việc đánh giá tư cách của người đi vay, khả năng

quản lý, đồng thời phân tích sự biến động của lĩnh vực kinh tế khách quan hoạt động. Ngày nay trong kinh doanh, năng lực,kinh nghiệm và tầm nhìn của lãnh đạo có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp do đó cần chú trọng tới vấn đề này khi thẩm định cho vay.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng quân đội chi nhánh thanh hóa (Trang 53 - 56)