Quân Đội chi nhánh Thanh Hóa.
2.3.1 Doanh số cho vay ngắn hạn
Bảng 2.4: Doanh số cho vay ngắn hạn năm 2010-2012 tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Thanh Hóa Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2010 so với 2011 2011 so với 2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Cá thể 273.11 91,87 280.35 88,29 372.64 84,19 7.241 2,65 92.3 32,92 CSSX và DNNQD 24.164 8,13 37.171 11,71 69.959 15,81 13.007 53,94 32.79 88,31 Doanh số cho vay ngắn hạn 297.25 100 317.52 100 442.6 100 20.266 6,81 125.1 39,39 (Nguồn: Phòng tín dụng )
Thực hiện định hướng hoạt động kinh doanh qua từng năm và căn cứ vào chương trình mục tiêu phát triển kinh tế địa phương, trong 3 năm MB đã tập trung cho vay có hiệu quả các thành phần cá nhân, và có xu hướng nâng dần tỷ trọng cho vay các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Năm 2010, trong số 297.251 triệu đồng cho vay ngắn hạn, thành phần cá thể chiếm tỷ trọng 91,87% còn cơ sở sản xuất và doanh nghiệp ngoài quốc doanh chỉ chiếm 8,13%. Năm 2011 doanh số cho vay ngắn hạn là 317.517 triệu đồng trong đó cá thể, hộ sản xuất có tỷ trọng 88,29%, còn cơ sở sản xuất và doanh nghiệp ngoài quốc doanh có tỷ trọng 11,71%. Doanh số cho vay năm 2010 là 442.600 triệu đồng trong đó thành phần kinh tế cá thể với tỷ trọng
84,19%, còn cơ sở sản xuất và doanh nghiệp ngoài quốc doanh với tỷ trọng 15,81%. Cụ thể như sau:
• Đối với cá thể
Những năm qua, doanh số cho vay của ngân hàng đối với cá thể luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu thành phần kinh tế, và doanh số cho vay luôn tăng qua các năm. Năm 2010 doanh số cho vay là 273.346 triệu đồng. Năm 2011 doanh số cho cho vay cá thể, hộ sản xuất là 280.346 triệu đồng, tăng 7.241 triệu đòng với tốc độ tăng 2,65% so với năm 2010. Năm 2012 doanh số cho vay của thành phần này tiếp tục tăng đạt 372.641 triệu đồng, tăng hơn 32% so với năm 2011 ứng với số tiền là 92.295 triệu đồng. Điều này thể hiện nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng cao.
• Đối với cơ sở sản xuất và doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Doanh số cho vay thành phần này có tỷ trọng nhỏ trong doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng. Cụ thể trong năm 2010 doanh số cho vay chỉ đạt 24.146 triệu đồng chiếm 8,13% . Đến năm 2011 doanh số cho vay tăng lên đạt 37.171 triệu đồng, tăng 13.025 triệu đồng với tốc độ tăng 53,94% so với năm 2010. Đến năm 2012 doanh số này tiếp tục tăng đạt 69.695 triệu đồng, tăng so với năm 2011 ứng với số tiền 32.788 triệu đồng.
Doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng tăng qua 3 năm . Doanh số vay đối với cá thể, cơ sở sản xuất và doanh ngiệp ngoài quốc doanh đều tăng nhưng doanh số cho vay đối với cơ sở sản xuất và doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng nhanh hơn, dần tăng tỷ trọng trong doanh số cho vay ngắn hạn. Sự gia tăng tỷ trọng cho vay của ngân hàng đối với các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp ngoài quốc doanh là rất phù hợp với xu thế phát triển kinh tế và kế hoạch đã đề ra trước của ngân hàng. Tuy nhiên, sự gia tăng tỷ trọng cho các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp ngoài quốc doanh thật sự chưa đáp ứng được nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế này, vì vậy trong những năm tới ngân hàng đã có kế hoạch sẽ mở rộng cho vay đối vói thành phần kinh tế này.
Doanh số cho vay ngắn hạn tăng và khách hàng đến giao dịch với ngân hàng cũng tăng lên. Năm 2010 ngân hàng có số lượt khách hàng đến vay là 20.245 lượt, năm 2011 số lượt khách hàng là 22.024 lượt tăng 1.779 lượt. Năm 2012 số lượt khách hàng đến vay ngân hàng là 23.051 lượt tăng hơn năm 2011 là 1.027 lượt. Mặc dù ngân hàng không ngừng nâng cao số lượt cũng như chất lượng cán bộ tín dụng nhưng với số
lượt khách hàng đến giao dịch với ngân hàng khá lớn trong khi cán bộ tín dụng của ngân hàng còn ít nên cùng một lúc mỗi cán bộ phải đảm nhận nhiều công việc nên đôi khi công tác thẩm định còn chậm trễ làm ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất của khách hàng.