Về sản xuất kinh doanh:
Tiếp tục phát triển sản xuất kinh doanh các lĩnh vực như trong thời gian qua, đồng thời phát triển hết mức có thể những ngành nghề kinh doanh đã đăng ký, cũng như phát triển những ngành nghề kinh doanh mới;
Chủ động về vốn, tích cực tìm kiếm thị trường, phát huy mọi nguồn lực để đầu tư phát triển sản xuất, hạch toán chi phí tiết kiệm, tạo nhiều việc làm cho công nhân lao động, nâng cao thu nhập và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước, tham gia thực hiện tốt các chính sách xã hội. Về tài chính:
Duy trì tài chính ổn định; Thu hồi vốn nhanh, hiệu quả.
Quản lý chặt các định mức kinh tế kỹ thuật , định mức chi phí. Về con người:
Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ và định hướng phát triển của Công ty, kiện toàn bộ máy tổ chức của các đơn vị thành viên, phát huy tính độc lập, tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị. Những mục tiêu chi tiết cần thực hiện như sau:
Đảm bảo đủ việc làm cho CBCNV, phấn đấu mức thu nhập bình quân hàng tháng từ 4.800.000 đồng đến 5.000.000 đồng/người/tháng;
Cải thiện điều kiện làm việc của CBCNV, tăng phúc lợi xã hội
Duy trì chế độ khuyến khích lao động giỏi, xây dựng đơn giá tiền lương và định mức khoán đảm bảo sự công bằng xã hội và kích thích sản xuất phát triển;
Chăm lo sức khoẻ cho người lao động, tổ chức khám sức khỏe định kỳ, mua BHXH, BHYT, Bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm toàn diện 24/24. Thăm hỏi trợ cấp khó khăn kịp thời cho CBCNV;
Kế hoạch phát triển trong tương lai.
Xây dựng hệ thống quản trị doanh nghiệp nhằm quản lý một cách toàn diện và đồng bộ sản xuất, kinh doanh và đầu tư;
Cải tiến hệ thống cơ sở hạ tầng, ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào khai thác nhằm đáp ứng các yêu cầu về năng lực sản xuất, tăng năng suất lao động, giảm chi phí đầu vào góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt hiện nay;
Cơ cấu lại vốn cho sản xuất và đầu tư, sử dụng linh hoạt các nguồn vốn của Công ty đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư các dự án; Xây dựng phát triển nguồn nhân lực của Công ty thông qua các chương trình đào tạo dài hạn, ngắn hạn, đồng thời đề ra các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện về vật chất, môi trường làm việc lành mạnh cho CBCNV,…
KẾT LUẬN
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay của cơ chế thị trường thì mọi doanh nghiệp, mọi tổ chức sản xuất kinh doanh đều đang đứng trước khó khăn và thử thách lớn trong việc làm thế nào để tồn tại và phát triển được trước các đối thủ cạnh tranh. Những khó khăn và thử thách này chỉ có thể giải quyết được khi doanh nghiệp chú trọng đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Công ty CP Hương Quỳnh là một trong những doanh nghiệp được thành lập trong công nghiệp hoá hiện đại hoá. Đây là thuận lợi, do nhận thức được vai trò và ý nghĩa quyết định của công tác nâng cao hiệu quả kinh doanh trong việc tồn tại và phát triển của Công ty, cho nên trong thời gian vừa qua Công ty đã không ngừng tìm tòi, phát huy nỗ lực của mình để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Thực tế cho thấy Công ty đã đứng vững và phát triển trong điều kiện cạnh tranh hết sức khắc nghiệt này. Điều này chứng tỏ Công ty là một trong những doanh nghiệp có độ nhạy bén, linh hoạt cao, hoạt động một cách có hiệu quả trong cơ chế thị trường. Tuy nhiên để đứng vững và phát triển trong tương lai đòi hỏi Công ty phải không ngừng tìm tòi các biện pháp quan tâm một cách thích đáng trong công tác nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty.
Với đề tài: " Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở Công ty CP Hương Quỳnh " nhằm mục đích trình bày vai trò và ý nghĩa của công tác nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Đông thời phân tích những thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian gần đây. Những tồn tại, thành tích đạt được trên cơ sở phân tích các vấn đề thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty. Đề tài đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên với thời gian và kiến thức, thực tiễn có hạn cho nên trong bài viết này không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong có sự đóng góp ý kiến của thầy cô, bạn đọc... để chuyên đề này được hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình “Tài chính doanh nghiệp”_ Chủ biên: PGS.TS Lưu Thị Hương – NXB Thống kê 2005.
2. Giáo trình “Quản trị doanh nghiệp”_ Đồng chủ biên PGS.TS Nguyễn Đình Kiệm, TS Nguyễn Đăng Nam – NXB Tài chính 2001.
3. “Chuyên khảo về Báo cáo tài chính và lập, đọc, kiểm tra phân tích báo cáo tài chính”_ Chủ biên: TS NGuyễn Văn Công – NXB Tài chính – 10/2005.
4. Giáo trình “Quản trị doanh nghiệp”_ Chủ biên: PGS.TS Lê Văn Tâm - Chủ bộ môn Quản trị kinh doanh – NXB Thống kê Hà Nội 2000.
5. Giáo trình “Tài chính doanh nghiệp hiện đại”_ Chủ biên PGS.TS Trần Ngọc Thơ - Trường Đại học kinh tế TPHCM – NXB Thống kê 2005.