PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THÔNG QUA CÁC TỶ SỐ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh vận tải của Công ty cổ phần Hương Quỳnh (Trang 49 - 54)

CÁC TỶ SỐ

1 Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản

Đối với hiệu suất sử dụng tài sản người ta thường sử dụng các chủ tiêu hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản, hiệu suất sử dụng tài sẩn cố định, hiệu suất sử dụng vốn lưu động, hiệu suất sử dụng lao động của doanh nghiệp.. để phân tích. Dưới đây ta sẽ đi vào xem xét và phân tích từng chỉ tiêu.

Từ số liệu trên bảng cân đối kế toán và bảng cân đối tài sản của công ty qua 3 năm 2011,210 và 2013 ta lập được bảng phân tích sau.

a. Đối với toàn bộ tài sản

BẢNG PHÂN TÍCH HIỆU SUẤT SỬ DỤNG TÀI SẢN

1 Doanh thu thuần 98,920,029,788 124,962,713,454 146,587,908,678

2 Tổng tài sản bình quân 90,791,902,970 93,051,378,880 113,211,445,900

3 Hiệu suất sử dụng tài

sản 1.1 1.34 1.3

Nguồn: Phòng kế toán

Qua bảng phân tích trên cho thấy hiệu suất sử dụng tài sản tăng rồi lại giảm khác nhau và cao nhất là năm 2012. Năm 2013 giảm 0.04 lần so với năm 2012 và năm 2012 tăng 0.34 lần so với năm 2011. Nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm này là do trong năm 2013 tổng tài sản bình quân tăng lên 23,160,067,020 đồng so với năm 2012 nhưng phần tăng doanh thu lại nhỏ hơn nên hiệu suất sử dụng tài sản giảm, tuy nhiên mức giảm này không nhiều. Điều này cho thấy công ty đã cố gắng trong việc sử dụng toàn bộ tài sản hiện có của đơn vị không chênh lệch nhiều. Nhìn chung, qua 3 năm cứ một đồng tài sản bỏ ra đều mang lại hơn 1 đồng doanh thu. Đây là một dấu hiệu tốt. Tuy nhiên công ty cần có biện pháp tăng doanh thu hơn nữa để tăng hiệu quả sử dụng tài sản.

Những chỉ tiêu trên chỉ đánh giá khái quát chung về tình hình sử dụng toàn bộ tài sản. Nên để hiểu rõ hơn và đưa ra những nhận xét đúng đắn hơn về hoạt động kinh doanh của công ty. Ta cần đi sâu vào phân tích hiệu suất sử dụng của từng loại tài sản.

* Hiệu suất sử dụng TSCĐ của công ty

BẢNG PHÂN TÍCH HIỆU SUẤT SỬ DỤNG TSCĐ CỦA CÔNG TY

STT CHỈ TIÊU Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

2 Nguyên giá TSCĐBQ (Đ) 68,890,765,689 106,256,616,000 67,438,998,020

3 Hiệu suất sử dụng

TSCĐ(1/2) 1.44 1.18 1.47

Nguồn: Phòng kế toán

Qua số liệu phân tích trên ta thấy hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty tăng giảm qua 3 năm. Nếu như trong năm 2012 1 đồng đầu tư tài sản cố đinh tạo ra 1.18 đồng doanh thu thuần thì năm 2013 tạo ra được 1,47 đồng doanh thu thuần. Từ kết quả trên cho thấy công ty đang sử dụng TSCĐ có hiệu quả. Trong 3 năm qua công ty đã không ngừng mở rộng quy mô, gia tăng đầu tư TSCĐ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của mình. Chính điều này làm cho doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh tăng manh trong năm 2013 và hứa hẹn sẽ tạo tiền đề gia tăng doanh thu trong những năm tiếp theo đáp ứng nhu cầu đang gia tăng.

* Hiệu suất sử dụng tài sản lưu động của công ty

STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1 DTT SXKD (Đồng) 98,920,029,788 124,962,713,454 146,587,908,678 2 VLĐBQ(Đồng) 56,357,478,455 49,958,899,380 76,952,233,610 3 Số vòng quay VLĐ(1/2) 1.76 2.5 1.9 4 Số ngày trong kỳ 360 360 360 5 Số ngày 1 vòng quay VLĐ(2/1)x360 205 143.9 189 Nguồn: Phòng kế toán

Qua bảng phân tích trên ta thấy rằng hệu suất sử dụng vốn lưu động của công ty tăng rồi lại giảm qua 3 năm. Năm 2012 số vòng quay vốn lưu động tăng 0.74 vòng so với năm 2011 làm cho số vòng quay vốn lưu động giảm 61 ngày. Sang năm 2013 số vòng quay vốn lưu động giảm 0.6 vòng so với năm 2012 làm cho số vòng quay vốn lưu động tăng 45 ngày. Điều này chứng tỏ công ty quản lý và sử dụng vốn lưu động chưa hiệu quả và chưa mang lại kết quả như mong muốn.

Mặc dù trong năm 2013 tốc độ tăng của doanh thu chậm hơn tốc độ tăng của vốn lưu động nên làm cho số vòng quay vốn lưu động có xu hướng giảm trong năm 2013.

Điều đó rõ hơn về tình hình sử dụng vốn lưu động và đưa ra biện pháp thích hợp. Ta đi sâu vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến số vòng quay vốn lưu động trong năm 2012 so với năm 2011.

- Đối tượng phân tích:

∆V = VVLĐ2011 – VVLĐ2012 = 0.74 Các nhân tố ảnh hưởng đến vòng quay vốn lưu động

+ Ảnh hưởng của nhân tố doanh thu thuần

∆VDTT(2012/2011) = DTTSXKD2012 - -DTTSXKD VLĐBQ2011 VLĐBQ2011

= 124,962,713,454 -- 98,920,029,788 =0.46256,357,478,455 56,357,478,455 56,357,478,455 56,357,478,455

Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng : 0.74 + 0.462 = 1.22 Số vốn lưu động tiết kiệm được là

∆VDTT(2012/2011) = DTTSXKD 2012 - DTTSXKD2011

VLĐBQ2011 VLĐBQ2011

Kết quả xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu suất sử dụng vốn lưu động năm 2012 so với năm 2011 cho thây. Trong điều kiện vốn lưu động không thay đổi tức là chỉ chịu ảnh hưởng của nhân tố doanh thu thuần sản xuất kinh doanh nhờ những nỗ lực gia tăng doanh thu trong năm 2012 làm cho hiệu suất sử dụng vốn lưu động quay nhanh thêm 0.74 vòng. Điều đó cho thấy hiệu

= 124,962,713,454 x (143.9 -205) = - 21,208,949,410 360

suất sử dụng vốn lưu động của công ty đem lại kết quả tốt, tiết kiệm được vốn lưu động cho công ty được 21,208,949,410 đồng.

- Năm 2013 so với năm 2012 + Đối tượng phân tích:

∆V = VVLĐ2013 – VVLĐ2012 = 1.9 – 2.5 = - 0.6

Các nhân tố ảnh hưởng đến vòng quay vốn lưu động: - Ảnh hưởng của nhân tố doanh thu thuần

∆VDTT(2013/2012) = DTTSXKD 2013 - DTTSXKD2012VLĐBQ2012 VLĐBQ2012 VLĐBQ2012 VLĐBQ2012 146,587,908,678 - 124,962,713,454 = 0.433 49,958,899,380 49,958,899,380 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: 0.433 –0.6= - 0.167 Số VLĐ lãng phí năm 2013 ∆V= DTTSXKD2013(N2013 – N2012 ) 360 = 146,587,908,678 x (189 -143.9) = +18,364,204,440 360

Kết quả xác định các nhân tố ảnh hưởng cho thấy:

Trong điều kiện VLĐ không thay đổi tức là chỉ chịu ảnh hưởng của nhân tố doanh thu thuần sản xuất kinh doanh thì đã làm cho số vòng quay vốn lưu động quay nhanh thêm 0.433 vòng nhưng ngược lại khi doanh thu thuần không thay đổi thì nhân tố VLDDBQ làm số vòng quay vốn lưu động chậm – 0.6 vòng. Tổng hợp 2 nhân tố làm số vòng quay vốn lưu động năm 2013 quay chậm hơn năm 2012 và dẫn đến lãng phí một số vốn lưu động là 18,364,204,440 đồng. Nguyên nhân chủ yếu của sự sụt giảm này là do năm 2013 vốn lưu động bình quân tăng vọt so với năm 2012. Trong đó tốc độ tăng doanh thu thuần sản xuất kinh doanh lại chậm hơn so với tốc độ tăng vốn lưu

động bình quân. Vì thế trong tương lai, công ty cần có biện pháp để khắc phục suy giảm do ảnh hưởng của nhân tố vốn lưu động bình quân và xem xét các vấn đề về dự trữ hàng tồn kho nhằm tích cực đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn và tiết kiệm vốn.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh vận tải của Công ty cổ phần Hương Quỳnh (Trang 49 - 54)