Nhóm giải pháp mang tính dài hạn

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh đến 2020 (Trang 101 - 121)

5. Bố cục của luận văn

4.2.2. Nhóm giải pháp mang tính dài hạn

4.2.2.1. Hoàn thiện chính sách và hoạt động quản lý nhân lực của Trung ương và các bộ, ngành

Sớm nghiên cứu hoàn thiện luật và các chính sách liên quan: Bộ Luật Lao động Việt Nam năm 2012 đã đƣợc ban hành và có hiệu lực từ 01.5.2013 tuy nhiên, đến nay hệ thống các văn bản dƣới Luật (Nghị định và Thông tƣ) để hƣớng dẫn thực hiện vẫn chƣa hoàn thiện, còn thiếu ở nhiều lĩnh vực. Trong khuôn khổ luận văn, xin đƣợc đƣa ra một số đề xuất nhƣ sau:

* Về chương đào tạo và thử việc: Bộ luật đã có quy định thời gian thử

việc đối với 3 loại lao động, nhƣng không quy định thời gian đào tạo nhân lực của DN. Vì thế, một số DN đã có quy định riêng, hoặc tùy tiện quy định thời gian đào tạo. Điều này đã làm thiệt thòi cho NLĐ. Đề nghị Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội: sớm quy định cụ thể thời gian đào tạo cho NLĐ tại DN theo nhóm ngành nghề, theo công việc và trình độ của nhân lực và cụ thể từng thời gian đào tạo tối đa cho các quy định đó.

* Về thời giờ làm việc của lao động tàn tật: Không đƣợc quá 7 giờ/

ngày. Nếu lao động tàn tật chỉ bố trí làm việc tại một DN thì việc bố trí họ rất dễ. Tuy nhiên, nếu bố trí họ vào làm việc cùng với lao động bình thƣờng khác (thƣờng là 8 giờ/ngày) thì không phù hợp bởi còn 01 giờ mà lao động tàn tật đƣợc nghỉ thì DN rất khó bố trí lao động khác vào thay thế trong thời gian 01 giờ đó. Mặt khác, nếu làm việc theo dây truyền liên hoàn thì không đƣợc dừng toàn bộ máy móc lại để cho lao động vào thay thế vị trí của ngƣời khác, vì nhƣ vậy sẽ gây thiệt hại kinh tế cho DN. Mặc dù vậy, vẫn theo quy định của Chính phủ tại Nghị định số 81/CP ngày 23/11/1995 quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động là ngƣời

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ tàn tật, trong đó bắt buộc DN phải tuyển dụng lao động tàn tật theo tỉ lệ tƣơng ứng từ 2 - 3% tổng số lao động tại DN, nếu không tuyển dụng thì phải đóng góp kinh phí theo mức lƣơng tối thiểu tƣơng ứng với số lao động tàn tật phải sử dụng cho từng loại hình DN. Vấn đề trên đã gây khó khăn cho DN khi sử dụng lao động tàn tật. Hiện nay, chỉ có 03 doanh nghiệp thực hiện nhận tuyển lao động là ngƣời tàn tật, nhƣng tỷ lệ theo yêu cầu chƣa đạt (Samsung, Nokia, Nano Tech) chƣa có DN nào tại các KCN Bắc Ninh nộp vào ngân sách số kinh phí do không tuyển dụng lao động tàn tật vì kinh phí phải nộp quá lớn. Đây là chính sách mà không mang tính khả thi. Thực tế Chi nhánh Công ty TNHH Canon Việt Nam tại Quế Võ đã có kiến nghị về vấn đề trên. Đề nghị Chính phủ hủy bỏ Nghị định 81/CP trên, nên thành lập các DN công ích chỉ sử dụng lao động tàn tật; nhà nƣớc quy định mỗi năm DN hoạt động tại Việt Nam cần đóng góp một khoản kinh phí theo tỉ lệ quy định khoảng 1% tổng số lao động hiện có x (nhân) mức lƣơng tối thiểu quy định cho loại hình DN thực hiện. Kinh phí thu đƣợc sẽ tái đầu tƣ cho DN tuyển dụng lao động tàn tật để mua sắm cơ sở vật chất, điều kiện làm việc, tiền lƣơng...cho số lao động này, đồng thời nhà nƣớc cần miễn giảm toàn bộ số thuế, phí cho DN này. Đây chính là cách thức tạo điều kiện tập hợp lao động tàn tật đào tạo tại một cơ sở chuyên đào tạo lao động tàn tật, đồng thời giúp họ hòa nhập cộng đồng, nâng cao tay nghề cho bản thân, là cách hỗ trợ nâng cao CLNNL không chỉ cho DN sử dụng lao động là ngƣời tàn tật mà còn cho các DN khác nói chung.

* Quản lý lao động là người nước ngoài: Thẩm quyền cấp, cấp lại, thu

hồi giấy phép lao động là ngƣời nƣớc ngoài hiện nay đối với DN các KCN đƣợc giao cho Ban quản lý các KCN cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng theo tinh thần Nghị định số 29/2008/NĐ - CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ. Hiện tại, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 102/2013/NĐ-CP ngày 05.9.2013 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về lao động nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam, so với Nghị định 34 và 46 trƣớc đây

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ thì có rất nhiều nội dung thay đổi. Cụ thể là không còn thủ tục gia hạn Giấy phép lao động, mà chỉ còn cấp mới và cấp lại; đối với đối tƣợng lao động do doanh nghiệp tự tuyển tại Việt Nam (Không phải do công ty mẹ cử sang làm việc) thì không phải chuẩn bị hồ sơ chứng minh tuyển dụng trong hồ sơ cấp phép; văn bản xác nhận là nhà quản lý, giám đốc điều hành không yêu cầu thời gian ít nhất 5 năm; ngƣời sử dụng lao động phải xác định nhu cầu sử dụng lao động là ngƣời nƣớc ngoài đối với từng vị trí công việc,... Về cơ bản, đó là những thay đổi so với Nghị định số 34, 46 trƣớc đây, tuy nhiên việc hƣớng dẫn thủ tục miễn Giấy phép lao động cho ngƣời nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, vƣớng mắc.

* Vấn đề làm thêm giờ: Hiện nay, Bộ luật chỉ quy định thời gian làm việc bình thƣờng là 8 giờ/ngày và 48 giờ/tuần (1 ngày công nhân làm 01 ca), nếu có làm thêm cũng không đƣợc quá 4 giờ/ngày, 200 giờ/năm (hoặc 300 giờ/năm nếu do đặc thù công việc và phải đƣợc sự chấp thuận của Chủ tịch UBND tỉnh). Mỗi tuần đƣợc nghỉ 01 ngày hoặc có thể bố trí 04 ngày nghỉ/tháng tùy theo sự bố trí công việc của DN. Tuy nhiên, hiện nay có một số DN lại áp dụng chế độ làm việc theo kíp (12 giờ/ngày, ngày 2 kíp) để đảm bảo máy móc hoạt động liên tục, tránh gây tổn thất do thƣờng xuyên thay ca. Nhƣ vậy, DN làm việc theo kíp thì liên tục 4 ngày/tuần làm việc 12 giờ/ngày và nghỉ 02 ngày (không tính chủ nhật). Đề nghị Chính phủ nghiên cứu xem có nên quy định bổ sung Bộ Luật Lao động đối với DN áp dụng thời gian làm việc theo kíp nhƣ ở trên.

* Hoàn thiện các chính sách hỗ trợ nâng cao chất lượng nhân lực Nói đến hỗ trợ về mặt kinh tế là việc chi tiền hoặc giảm nhẹ đóng góp của một đối tƣợng nào đó. Việc hỗ trợ nâng cao CLNNL cần thực hiện nhƣ sau:

- Tiếp tục hỗ trợ kinh phí để NLĐ trong diện mất đất hoàn thành khóa đào tạo. Hiện nay trong đơn giá đền bù thiệt hại khi thu hồi đất có nội dung hỗ trợ đào tạo nghề để chuyển đổi lao động. Theo chúng tôi nên xác định chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ hơn mức hỗ trợ cho từng loại nghề và từng chuẩn mực mà ở mức tối thiểu chấp nhận đƣợc về bậc nghề và kỹ năng lao động. Khẩn trƣơng ban hành chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho nhân lực trên địa bàn tỉnh theo sự thống nhất mà các ngành liên quan đã nhất trí thông qua, đồng thời đề nghị UBND tỉnh quyết.

- Tiếp tục hỗ trợ, ƣu tiên cấp đất cho cơ sở đào tạo, miễn tiền thuê đất khi cơ sở đi vào hoạt động bằng phƣơng thức: Các DN đầu tƣ xây dựng nhà ở cho công nhân và các công trình ngoài hàng rào KCN đƣợc tỉnh hỗ trợ thông qua giao đất với mức giá thấp nhất và miễn giảm các loại thuế phải nộp vào ngân sách nhà nƣớc theo quy định của Chính phủ.

- Xem xét miễn giảm thuế cho các cơ sở đào tạo và các khoản đóng góp của cơ sở đào tạo.

- Đặt yêu cầu khắt khe với các DN ở các KCN về số lao động ngƣời địa phƣơng mà DN phải tiếp nhận (Hiện tại tỷ lệ lao động ngoại tỉnh luôn chiếm ở mức cao trên tổng số, từ 50% đến 70%, hiện tại mới có chính sách của tỉnh về ƣu tiên tuyển lao động địa phƣơng nơi bị thu hồi đất nhƣng theo Luật Lao động hiện hành thì quyền tuyển dụng, bố trí và điều hành nhƣ thế nào lại thuộc về DN) để các DN có ý thức và biện pháp đào tạo nhân lực cùng với quá trình đầu tƣ xây dựng.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế, các tổ chức đặc biệt là ngƣời nƣớc ngoài mở cơ sở đào tạo thiết thực cho DN KCN.

- Tỉnh cần khẩn trƣơng hỗ trợ xây dựng nhà ở cho công nhân tại các KCN. Có chính sách cụ thể và yêu cầu một số DN làm nhà cho công nhân ở (theo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh tại buổi làm việc với Ban quản lý các KCN Bắc Ninh ngày 24.1.2014). Đặc biệt là yêu cầu các công ty đầu tƣ xây dựng hạ tầng KCN khẩn trƣơng xây dựng nhà chung cƣ, khu đô thị, khu vui chơi giải trí đã đƣợc quy hoạch cho công nhân ở và hƣởng thụ sau thời gian cống hiến sức lực cho công việc, tạo điều kiện cho họ đảm bảo sức khỏe và tiếp tục tái sản xuất ra của cải cho xã hội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Thực hiện thí điểm.

Trong khi chờ đợi các cấp thẩm quyền ban hành cơ chế chính sách mới thì biện pháp tích cực, chủ động là tự quyết định hoặc xin cấp trên cho đƣợc làm thí điểm theo phƣơng hƣớng, mục tiêu và cơ chế chính sách mới. Trong lĩnh vực đào tạo nâng cao CLNNL, để ổn định việc làm cho NLĐ cũng đã và đang xuất hiện những yêu cầu cần ban hành hàng loạt cơ chế chính sách mới so với hiện tại. Tuy nhiên, kinh nghiệm từ thực tiễn của công cuộc đổi mới những năm qua cho thấy, chính sách hay thay đổi, nhiều quyết định hành chính, cá biệt, phân biệt đối xử dẫn đến DN khó có chiến lƣợc dài hạn. Nếu phải chờ đợi nhƣ vậy, tỉnh Bắc Ninh sẽ khó có thể thực hiện đƣợc các mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra cho việc hỗ trợ đào tạo nâng cao CLNNL cho DN tại KCN từ nay đến 2015, 2020. Biện pháp cần thiết ngay từ bây giờ là tỉnh xem xét, quyết định theo thẩm quyền và đề nghị Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ cho phép thí diểm thực hiện một số cơ chế chính sách mới trong lĩnh vực này, mà nổi lên là:

- Tiếp tục trình Chính phủ phê duyệt quy hoạch và thành lập 01 KCN chuyên về đào tạo nhân lực ở các xã Việt Đoàn, Hiên Vân, Phật Tích thuộc huyện Tiên Du với quy mô 300ha mà đề án quy hoạch phát triển các KCN Bắc Ninh đến năm 2020 đã đƣợc Ban quản lý các KCN Bắc Ninh đệ trình (KCN này có thể đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực có chất lƣợng cho toàn bộ DN trong tỉnh nói chung, DN KCN nói riêng), đào tạo nhân lực kỹ thuật trình độ cao cung cấp theo đơn đặt hàng của DN KCN, trong đó đặc biệt chú ý các chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng, bổ sung hoặc nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho nhân lực bao gồm cả ngoại ngữ, tin học, pháp luật lao động, an toàn khi làm việc... nhƣ lời phát biểu của ông Bùi Vĩnh Kiên - Phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh trên báo An ninh thủ đô, số ra ngày 26/7/2008: “... đào tạo nghề phải gắn với đơn đặt hàng của DN. Đồng thời, Nhà nƣớc cần có chính sách hỗ trợ cơ sở dạy nghề tƣ nhân vốn có chất lƣợng đào tạo tốt hơn cơ sở công lập (về đất đai, tài chính) để họ có cơ hội vƣơn lên”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Thí điểm việc giao cho Ban quản lý các KCN Bắc Ninh xây dựng Trƣờng đào tạo nghề tại KCN, đào tạo nhân lực đã đƣợc phê duyệt với sự tham gia của các DN dƣới dạng góp vốn bằng tiền và cơ sở vật chất kỹ thuật. Các kỹ sƣ, chuyên viên giỏi của các DN thuộc KCN có thể tham gia giảng dạy để đào tạo chuyên gia, công nhân lành nghề theo địa chỉ, theo đơn đặt hàng của các DN.

* Tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa {Thông tin dự báo} - {Ban quản lý các KCN và DN} - {Các cấp chính quyền} - {Các sở, ban ngành liên quan} - {Cơ sở đào tạo} - {Nhân lực}. Sự phối hợp này nhằm mục tiêu khép kín và hoàn chỉnh việc đào tạo, góp phần đảm bảo cân đối quan hệ cung cầu về nhân lực. Theo đó, các ngành, các đơn vị có chƣơng trình cụ thể để hoàn thiện việc đào tạo nâng cao CLNNL.

* Hỗ trợ nâng cao nhận thức của người lao động về ý thức, tác phong, kỷ luật, pháp luật trong lao động. Trong những năm qua tại các KCN Bắc Ninh đã xảy ra 82 cuộc đình công (Số liệu thống kê từ 2008- 2012), lãn công của công nhân tại các KCN, đã gây ảnh hƣởng lớn đến tình hình an ninh trât tự, môi trƣờng đầu tƣ tại các KCN. Nguyên nhân do lợi ích của công nhân không đƣợc đảm bảo hoặc có một số đòi hỏi quá đáng của NLĐ, trong đó phải kể đến sự nhận thức và chấp hành pháp luật lao động, tác phong, kỷ luật lao động còn rất nhiều hạn chế. Vì vậy, xét trên phƣơng diện quản lý Nhà nƣớc thì việc hỗ trợ nâng cao nhận thức của nhân lực về ý thức, tác phong, kỷ luật, pháp luật trong lao động là một trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Vấn đề này nhằm hạn chế, đẩy lùi các mặt yếu thƣờng thấy của NLĐ hiện nay. Để làm tốt việc này cần xác định rõ vai trò quan trọng của tổ chức công đoàn, các đoàn thể chính trị, các ngành quản lý lao động. Cần để NLĐ thấy rõ thành công trong lao động sản xuất không chỉ ở kỹ năng thuần thục cá nhân mà còn là sự phối hợp tập thể, là kỷ luật khắt khe của DN. Mọi biểu hiện lơ là, trốn tránh, vô

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ cảm đều xa lạ và bị đào thải. Có nhƣ vậy NLĐ mới đáp ứng đƣợc yêu cầu của ngƣời sử dụng lao động. Đây cũng là nhiệm vụ cụ thể tại Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 05 tháng 6 năm 2008 của Ban Bí thƣ về tăng cƣờng công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp về các giải pháp phòng ngừa, hạn chế đình công, lãn công có thể xảy ra trên địa bàn tỉnh.

* Có sự phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong việc triển khai xây

dựng trạm y tế (hoặc xây dựng một Trung tâm y tế dự phòng quy mô nhƣ đối

với các huyện, thành phố). Tại KCN, cần triển khai xây dựng trạm y tế để thực hiện nhiệm vụ khám chữa bệnh cho công nhân một cách kịp thời, thuận lợi, đồng thời các cơ sở y tế trong KCN thƣờng xuyên phối hợp với DN nâng cao sức khoẻ cho công nhân, đảm bảo điều kiện về thể lực khi tham gia lao động, sản xuất.

* Có quy chế khen thưởng, kỷ luật kịp thời đối với mọi tổ chức sử dụng

nhân lực và nâng cao CLNNL. Vấn đề này cũng phù hợp với quy định tại Nghị định số 29/2008/NĐ - CP ngày 14/3/2008, Nghị định số 164/2013/NĐ- CP ngày 12/11/2013 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2008/NĐ-CP của Chính phủ. Theo đó, Ban quản lý các KCN, KCX sẽ thực hiện nhiệm vụ bình xét thi đua, khen thƣởng đối với các DN KCN trên

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh đến 2020 (Trang 101 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)