0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Phân tích đánh giá thực trạng công tác hố trợ nâng cao chất lƣợng

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH ĐẾN 2020 (Trang 81 -121 )

5. Bố cục của luận văn

3.3. Phân tích đánh giá thực trạng công tác hố trợ nâng cao chất lƣợng

nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh

3.3.1. Chính sách hỗ trợ nâng cao chất lượng NNL cho các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh

Rút kinh nghiệm xây dựng KCN của các địa phƣơng đi trƣớc, ngay từ khi bắt tay xây dựng các KCN trên địa bàn, UBND tỉnh Bắc Ninh đã coi trọng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ việc hỗ trợ, tạo điều kiện cho DN phát triển, trong đó có vấn đề hỗ trợ nâng cao CLNNL, coi đó là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lƣợc phát triển KT - XH, góp phần đẩy mạnh CNH, HĐH tỉnh nhà. Ngoài việc khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho DN phát huy tính chủ động sáng tạo, nâng cao năng lực quản lý, phát triển khoa học - công nghệ và NNL (trong đó có nhiệm vụ nâng cao CLNNL để đáp ứng yêu cầu của thời đại), mở rộng các mối liên kết với các DN khác, tăng hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng; phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, tăng khả năng đóng góp của các KCN cho sự phát triển, UBND tỉnh đã chú ý đến các chính sách đào tạo, tuyển dụng và nâng cao đời sống tinh thần cho NLĐ trong các KCN.

Thực tế trong những năm qua, thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về lao động đối với các KCN đƣợc quy định tại Nghị định số 29/2008/NĐ- CP ngày 14 tháng 03 năm 2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế, Thông tƣ số 13/2009/TT-BLĐTBXH Hƣớng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và khu công nghệ cao.

Ban quản lý các KCN Bắc Ninh đã làm tốt nhiệm vụ hỗ trợ DN trong công tác đào tạo, đào tạo nâng cao CLNNL:

- Tổng hợp nhu cầu về đào tạo, tuyển dụng nhân lực; phối hợp, hỗ trợ trong công tác đào tạo, tuyển dụng nhân lực cho DN.

- Phối hợp với Sở lao động - Thƣơng binh và Xã hội nghiên cứu, đề xuất, tham mƣu cho UBND tỉnh ban hành cơ chế, chính sách, biện pháp để tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc, hoạt động dịch vụ công về phát triển NNL, về nhân lực trong các KCN.

Ban quản lý các KCN Bắc Ninh tham mƣu cho UBND tỉnh về ý nghĩa quan trọng của chính sách hỗ trợ nhân lực, góp phần xúc tiến tích cực vai trò của chính quyền tỉnh trong việc tạo việc làm, nâng cao CLNNL cho những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ngƣời trong độ tuổi lao động. Mặt khác, Ban quản lý các KCN Bắc Ninh đã vận động để lồng ghép mục tiêu hỗ trợ nhân lực ngay trong quy hoạch đô thị, quy hoạch phát triển kinh tế, quy hoạch các KCN, phát triển các ngành nghề, nhất là vận động để tăng đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng, hỗ trợ trong đào tạo, đào tạo lại, nâng cao trình độ hiện có. Đồng thời, Ban quản lý các KCN đã và đang tập trung ƣu tiên hỗ trợ cho công tác đào tạo lực lƣợng nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của các DN bằng các chủ trƣơng, chính sách, xây dựng thành các đề án, đề tài khoa học...

Chƣơng trình hỗ trợ nâng cao CLNNL của Ban quản lý các KCN Bắc Ninh là một trong những chƣơng trình mục tiêu dành cho DN tại các KCN nói riêng, căn cứ vào định hƣớng ƣu tiên phát triển KT - XH, phát triển NNL và đào tạo việc làm cho các ngành, các lĩnh vực đầu tƣ cần khuyến khích. Chƣơng trình hỗ trợ này đã đƣợc tỉnh bố trí trong kế hoạch hàng năm và kế hoạch theo từng thời kỳ (dựa trên kế hoạch phát triển và đào tạo nhân lực quốc gia đã đƣợc phê duyệt) do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định.

Chƣơng trình hỗ trợ đã và đang thực hiện gồm: mục tiêu, đối tƣợng DN theo ngành nghề, lĩnh vực và địa bàn hoạt động, nội dung hỗ trợ, nguồn lực cho hỗ trợ, phƣơng thức, kế hoạch và biện pháp về cơ chế chính sách, tổ chức thực hiện.

Mục tiêu của đào tạo, đào tạo lại nghề cho nhân lực trong các KCN đã đƣợc Ban quản lý các KCN và các Sở, ngành liên quan trong tỉnh đặt ra, đặc biệt nhân lực mới vào nghề là phải làm thế nào giúp cho họ có cơ hội hòa nhập với đồng nghiệp trong DN. Ban quản lý KCN cũng kiến nghị tỉnh đƣa nhiệm vụ đào tạo nhân lực có tri thức và tay nghề cao trở thành nhiệm vụ cấp thiết của tỉnh, trong đó, kế hoạch “phát triển theo chiều rộng” là phải thành lập ngay một số trung tâm đào tạo cao cấp tại các KCN lớn, bởi KCN hiện nay thu hút chủ yếu nhân lực trên địa bàn; kế hoạch “phát triển theo chiều sâu” đã và đang đƣợc sử dụng đối với nhân lực phục vụ các ngành, đặc biệt là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ các ngành công nghiệp “mũi nhọn”, “then chốt” hoạt động trong các KCN. Ban quản lý đã phối hợp với các tổ chức, các cơ quan hữu trách thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ cho các DN trên các phƣơng diện sau:

- Cung cấp các thông tin cần thiết qua các ấn phẩm, sách báo, internet, website... những thông tin về thị trƣờng lao động, nhân lực, đào tạo nhân lực, phát triển NNL, dự báo nhân lực trong tƣơng lai cho các DN.

- Phòng Quản lý đầu tƣ thƣờng xuyên xây dựng, xác định các ngành mũi nhọn, ngành có xu hƣớng đầu tƣ; Phòng Quản lý quy hoạch và xây dựng tham mƣu xây dựng quy hoạch KCN phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa và mục tiêu tăng trƣởng kinh tế, tạo ra nhiều việc làm mới với chất lƣợng cao, thu nhập cao, phát triển bền vững lực lƣợng nhân lực có trình độ cao và thâm niên công tác. Khuyến nghị NLĐ chủ động đào tạo tay nghề để đón đầu công việc làm mới;

- Phòng Quản lý Lao động phối hợp với các cơ quan liên quan và các tổ chức xã hội hỗ trợ cho DN nâng cao CLNNL nhƣ:

+ Làm việc với các trƣờng, trung tâm đào tạo nhân lực có uy tín để làm cầu nối và hƣớng dẫn DN thực hiện các quy trình tìm hiểu, thủ tục ký kết hợp đồng đào tạo và cung cấp các thông tin cần thiết về DN KCN cho các trƣờng, trung tâm đào tạo để tìm hiểu các ngành nghề, chuyên môn mà DN đang cần đào tạo.

+ Phối kết hợp với Sở Lao động, Công an tỉnh tạo điều kiện hoàn thiện các thủ tục pháp lý để DN đƣa lao động đi đào tạo tại nƣớc ngoài;

+ Phối hợp với Sở lao động, Công đoàn các KCN tổ chức các lớp đào tạo về kỹ năng lao động, Luật Lao động, Luật Công đoàn để nâng cao tác phong làm việc cho lao động, chấp hành tốt kỷ luật lao động;

+ Phối hợp với Sở Y tế, các trung tâm y tế dự phòng thực hiện nhiệm vụ thăm khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ, bệnh nghề nghiệp; an toàn vệ sinh trong lao động, sản xuất cho NLĐ...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Trong gần 15 năm qua, Ban quản lý KCN đã hỗ trợ cho 92 DN, 21 đợt tập huấn, tuyên truyền (phối hợp với phòng Công nghiệp và thƣơng mại Việt Nam) trong công tác đào tạo nâng cao CLNNL về thể lực, trí lực, chuyên môn nghiệp vụ, tác phong công nghiệp, kỹ năng làm việc. Hiện tại Ban quản lý KCN đang tiến hành nghiên cứu đề tài khoa học “Giải pháp nâng cao hiệu quả hỗ trợ tuyển dụng lao động trong các KCN tỉnh Bắc Ninh”, trong đó có hoạt động hỗ trợ tuyển dụng nhân lực, thu hút nhân lực.

Hàng năm tỉnh đã bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nƣớc để ngành giáo dục đào tạo định hƣớng cho học sinh phổ thông.

Bắc Ninh luôn khuyến khích tổ chức trong và ngoài nƣớc thành lập các trƣờng, trung tâm đào tạo nhằm hỗ trợ cho các DN có điạ chỉ đào tạo tin cậy, chất lƣợng, đồng thời các trƣờng, trung tâm là nơi cung cấp thông tin, tƣ vấn về đào tạo tại chỗ cho các DN KCN.

UBND tỉnh đã có chính sách hỗ trợ kinh phí để tƣ vấn cho DN trong đào tạo và nâng cao trình độ, tay nghề nhƣ: mỗi năm tỉnh tổ chức 01 hội chợ việc làm (2011 - 2012 có 30 DN KCN tham gia), trong đó mời các DN, các trƣờng đào tạo nghề tham gia miễn phí để các tổ chức này và ngƣời tìm việc hoặc công nhân có thể gặp gỡ, tìm hiểu, tƣ vấn những nhu cầu của mỗi bên. Những chỉ tiêu trên phản ánh nỗ lực và hiệu quả của các hoạt động tạo việc làm của tỉnh Bắc Ninh.

3.3.2. Phương thức hỗ trợ nâng cao chất lượng NNL cho các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh

Trên cơ sở những nội dung hỗ trợ đã đƣợc xác định, phƣơng thức hỗ trợ nâng cao CLNNL trong các KCN Bắc Ninh thời gian qua đã đƣợc thực hiện chủ yếu qua hai hình thức: trực tiếp và gián tiếp.

* Phương thức hỗ trợ trực tiếp:

- Đơn giản hóa các thủ tục hành chính: công văn, giấy tờ, hồ sơ đề nghị hỗ trợ. Ban quản lý đã có văn bản hƣớng dẫn DN thực hiện quy trình, hồ sơ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ đề nghị hỗ trợ theo quy định tại Quyết định 60/2001/QĐ - UB của UBND tỉnh. Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội phối hợp hƣớng dẫn DN; Sở Tài chính sau khi thẩm định hồ sơ đã cấp kinh phí trực tiếp đến từng DN;

- Tỉnh bố trí các cơ sở đào tạo nhân lực. Hiện nay theo thống kê trên địa bàn tỉnh có 14 trƣờng, trung tâm đào tạo nghề thực hiện nhiệm vụ đào tạo, nâng cao CLNNL. Ban quản lý đã cung cấp các thông tin về nhân lực và NNL từ một số DN trong KCN, các DN trong các KCN của các địa phƣơng khác và cung cấp thông tin về thị trƣờng lao động;

- Tỉnh xây dựng hoặc hỗ trợ một phần các cơ sở hạ tầng để nâng cao đời sống tinh thần cho NLĐ nhƣ: hỗ trợ xây dựng nhà ở cho công nhân KCN thông qua chính sách cấp đất và tín dụng, quy hoạch xây dựng khu vui chơi giải trí trong các KCN, khu đô thị... Tuy nhiên, quá trình xây dựng của các Công ty đầu tƣ phát triển hạ tầng KCN còn chậm so với tiến độ điều này một phần từ chính sách ƣu đãi của tỉnh, một phần vì lý do ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế toàn cầu;

- Đến nay hệ thống giao thông đi lại đƣợc thuận tiện hơn vì sau khi ra đời các KCN, tỉnh đã làm việc với UBND thành phố Hà Nội lập tuyến xe buýt Hà Nội - Bắc Ninh, trong đó có điểm đỗ thuận tiện phục vụ cho công nhân làm việc tại KCN Tiên Sơn, Tân Hồng, Đại Đồng - Hoàn Sơn. Tuyến xe buýt Bắc Ninh - Phả Lại phục vụ cho việc đi lại của công nhân KCN Quế Võ, tuyến xe buýt Bắc Ninh - Yên Phong ... Mạng lƣới giao thông kết nối liên hoàn tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời lao động.

- Tỉnh tích cực khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi nhất trong xây dựng các cơ sở tiện ích khác nhƣ: bƣu điện, ngân hàng, hải quan, trạm an ninh, trạm y tế... tại các KCN để phục vụ hữu ích cho hoạt động của các KCN, của công nhân làm việc tại các KCN với mục đích nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho NLĐ làm việc tại các KCN.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Phương thức hỗ trợ gián tiếp:

Tỉnh đã ban hành các cơ chế, chính sách tác động vào môi trƣờng kinh doanh của DN KCN nhằm điều chỉnh hoạt động của DN, ổn định chính trị - xã hội, tạo lập thị trƣờng để khuyến khích thành lập các trung tâm hỗ trợ, đào tạo NNL, miễn giảm thuế, phí hỗ trợ cho các DN mới đi vào hoạt động, tạo điều kiện để DN KCN có thể hợp tác liên doanh với nhau, với DN nƣớc ngoài để phối hợp đào tạo nâng cao CLNNL.

* Công cụ hỗ trợ

Thông qua các công cụ quản lý Nhà nƣớc, những năm qua tỉnh đã xây dựng chiến lƣợc, chính sách, bộ máy phục vụ cho nhiệm vụ hỗ trợ nâng cao CLNNL nói chung, nhân lực các KCN nói riêng.

Để hỗ trợ DN KCN thực hiện tốt việc đào tạo nâng cao CLNNL, tỉnh đã có một hệ thống cơ chế với mô hình hỗ trợ đồng bộ từ mục tiêu, nội dung, phƣơng thức, công cụ hỗ trợ. Mô hình hỗ trợ đƣợc xây dựng chi tiết thành các yếu tố, cách thức tác động, trình tự tác động... phù hợp với từng thời kỳ, từng trƣờng hợp cụ thể. Thời gian qua, tỉnh đã xây dựng đề án phát triển NNL trên địa bàn (trong đó có KCN) đến năm 2020. Vì Bắc Ninh đang ở thời kỳ phát triển ổn định, nên chính sách hỗ trợ DN nâng cao chất lƣợng NNL đƣợc coi là công cụ đặc biệt quan trọng. Xét trong dài hạn, chính sách hỗ trợ này cũng có vai trò lớn trong việc hỗ trợ DN KCN phát triển công nghiệp nói riêng, phát triển KT - XH nói chung.

3.3.3. Đánh giá chung về hỗ trợ nâng cao chất lượng NNL cho các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh

3.3.3.1. Kết quả hỗ trợ nâng cao chất lượng nhân lực trong các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh

Một là: Thu hút đƣợc số lƣợng khá lớn NLĐ và từng bƣớc đảm bảo chất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Sau gần 15 thành lập và phát triển các KCN Bắc Ninh, các KCN đã sử dụng 116.523 lao động (đến hết năm 2012), với trình độ chuyên môn kỹ thuật đa dạng, chủ yếu tập trung ở các ngành có yêu cầu cao về khoa học, công nghệ, sản xuất tiên tiến nhƣ: điện, điện tử, cơ khí chính xác, vật liệu mới...

Hai là: Nhận thức đúng đắn về sự cần thiết hỗ trợ nâng cao CLNNL

cho các KCN Bắc Ninh.

Việc đáp ứng yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của DN luôn là mối quan tâm hàng đầu của tỉnh Bắc Ninh và của Ban quản lý các KCN. Tỉnh Bắc Ninh đã xác định: cần phải có biện pháp hỗ trợ DN một cách hữu hiệu nhằm nâng cao CLNNL, đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh. Đồng thời, đã đảm bảo lao động ngày càng có thu nhập cao, ổn định đời sống, việc làm. Các kết quả hỗ trợ nhƣ đã trình bày ở trên cho thấy, Bắc Ninh đang rất tích cực thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ DN theo cơ chế “một cửa, tại chỗ”, “trải thảm đỏ” trong thu hút đầu tƣ, và “luôn đồng hành cùng DN”.

Ba là: Xác định đƣợc và từng bƣớc hoàn thiện nội dung, phƣơng thức, mô

hình tổ chức, cơ chế hỗ trợ nâng cao CLNNL các KCN trên địa bàn.

3.3.3.2. Hạn chế trong hỗ trợ nâng cao chất lượng nhân lực khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh

- Sự tác động của chính quyền các cấp tỉnh Bắc Ninh trong việc thay đổi quy mô, ngành nghề đào tạo của các trƣờng, trung tâm đào tạo trên địa bàn tỉnh chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của DN, đặc biệt là nhu cầu đào tạo nhân lực cho một số DN có ngành nghề mũi nhọn. Điều này đƣợc thể hiện qua các bảng phân tích số liệu ở phần thực trạng. Do đó, CLNNL hiện nay chƣa thể đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển của DN các KCN trên địa bàn tỉnh.

- Chƣa thống kê, dự báo đƣợc các ngành nghề mà DN cần đào tạo. Chính sách, hình thức hỗ trợ chƣa thiết thực. Ngay cả việc hƣớng dẫn các DN tự đào tạo nghề trên các dây chuyền, máy móc thiết bị hiện có cũng chƣa thực

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH ĐẾN 2020 (Trang 81 -121 )

×