Trí lực của nhân lực

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh đến 2020 (Trang 42 - 43)

5. Bố cục của luận văn

2.3.2. Trí lực của nhân lực

Là trí tuệ, chỉ số IQ. Khi tham gia vào quá trình sản xuất, con ngƣời không chỉ sử dụng chân tay mà còn sử dụng cả trí óc. Bên cạnh sức khỏe, trí

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ lực là một yếu tố không thể thiếu của nhân lực. Sự phát triển nhƣ vũ bão của khoa học công nghệ yêu cầu nhân lực phải có trình độ học vấn cơ bản, trình độ chuyên môn kỹ thuật và kỹ năng làm việc tốt để có khả năng tiếp thu và áp dụng công nghệ mới, có khả năng làm việc chủ động, linh hoạt và sáng tạo, sử dụng đƣợc các công cụ, phƣơng tiện lao động tiên tiến, hiện đại. Đó là những biểu hiện, phản ánh CLNNL trong điều kiện hiện nay.

Nhân tố trí lực thƣờng đƣợc xem xét đánh giá trên hai giác độ: trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật và kỹ năng lao động thực hành. Việc đánh giá hai yếu tố này thƣờng dựa trên một số tiêu chí cơ bản sau:

- Trình độ văn hoá: là trình độ học vấn cao nhất của nhân lực. Chỉ tiêu này đánh giá khả năng về tri thức và kỹ năng để có thể tiếp thu những kiến thức cơ bản, thực hiện những việc đơn giản nhằm duy trì cuộc sống. Trình độ văn hóa đƣợc cung cấp qua hệ thống giáo dục chính quy, không chính quy, qua quá trình học tập suốt đời của mỗi cá nhân.

- Trình độ chuyên môn kỹ thuật: là trình độ nghiệp vụ đƣợc đào tạo về lĩnh vực nào đó, có thể là đào tạo nghề, đào tạo từ bậc sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học... hoặc trong các chuyên ngành của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm giúp cho nhân lực đáp ứng yêu cầu tuyển mộ của DN trong tƣơng lai. Trình độ chuyên môn còn biểu hiện ở kiến thức và những kỹ năng cần thiết để đảm đƣơng các chức vụ trong quản lý, kinh doanh cũng nhƣ các hoạt động nghề nghiệp. Trình độ chuyên môn của nhân lực kỹ thuật thƣờng tính từ công nhân kỹ thuật bậc 3 trở lên (có hoặc không có bằng).

Chỉ tiêu chủ yếu đánh giá trình độ chuyên môn kỹ thuật của nhân lực là tỉ lệ nhân lực đã qua đào tạo, tức % số nhân lực đã qua đào tạo so với tổng số nhân lực hiện có. Chỉ tiêu này đƣợc dùng để đánh giá khái quát về trình độ chuyên môn của nhân lực trong mỗi DN, tổ chức, vùng lãnh thổ, quốc gia.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh đến 2020 (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)