Nhóm giải pháp ngắn hạn

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh đến 2020 (Trang 98 - 101)

5. Bố cục của luận văn

4.2.1. Nhóm giải pháp ngắn hạn

* Làm tốt việc đánh giá hiện trạng CLNNL trong các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh

- Ban quản lý các KCN cần đẩy mạnh công tác điều tra, tổng hợp, phân loại danh mục ngành nghề chủ yếu trong các DN KCN Bắc Ninh và các yêu cầu về chất lƣợng, trình độ, tiêu chuẩn của nhân lực để thông tin và cung cấp cho các trƣờng, cơ sở đào tạo nghề, trung tâm dịch vụ việc làm... thông qua hệ thống thông tin điện tử tại Sàn giao dịch lao động - việc làm của tỉnh. Điều đó sẽ giúp cho tỉnh có đƣợc thông tin đúng, đầy đủ về chất lƣợng nhân lực của các DN KCN. Bên cạnh đó, Ban quản lý các KCN cần hỗ trợ thông tin đến DN, các trƣờng, trung tâm, cơ sở đào tạo nghề với những ngành nghề đào tạo nhằm giúp DN có thể lựa chọn nơi đào tạo nhân lực theo nhu cầu đảm bảo có chất lƣợng và hiệu quả cao, giảm thiểu chi phí cho hoạt động đào tạo, đào tạo lại của DN.

- Tăng cƣờng công tác thông tin tuyên truyền về CLNNL trong KCN. Do nhân lực đa dạng, có một bộ phận ngƣời địa phƣơng ít đƣợc đào tạo, vì thế, việc tuyên truyền đề mọi NLĐ đang làm, sắp làm phải giác ngộ sâu sắc yêu cầu khắt khe về CLNNL là điều cần thiết. Phải để cộng đồng và NLĐ thấy rõ những tiêu chí về thể lực, trí lực, tác phong, ý thức mà DN,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ KCN yêu cầu. Hơn thế, phải tiêu chuẩn hóa các yêu cầu về ngành nghề, về kỹ năng cần có để đƣợc tuyển mộ, để có chỗ làm việc ổn định. Hàng năm, dựa trên kế hoạch, tiến độ đầu tƣ xây dựng KCN, chính quyền các cấp, các ngành quản lý sớm thông tin để dân biết, giúp NLĐ chuẩn bị và có ý thức tự hoàn thiện nhằm đáp ứng các yêu cầu sử dụng nhân lực, tránh bị động hoặc các DN, KCN bị sức ép từ những đòi hỏi ở phía NLĐ và ngƣợc lại.

* Xác định và phối hợp hoạt động hỗ trợ nâng cao CLNNL các KCN

trên địa bàn tỉnh.

- Đối với DN: Khuyến khích các lãnh đạo DN chú trọng công tác đào tạo, phát triển nhân lực. Để việc đầu tƣ này thực sự đem lại hiệu quả, quy trình đào tạo phải đƣợc xây dựng dựa trên kết quả phân tích cụ thể về nhu cầu, về thực hiện quá trình đào tạo và đánh giá hiệu quả đào tạo. Sử dụng các biện pháp duy trì và ổn định nhân lực, cụ thể là:

Có quy trình sử dụng minh bạch, nghĩa là phải dựa trên năng lực thực sự của NLĐ để bố trí, sử dụng, đãi ngộ.

Có chiến lƣợc ngắn hạn, mang tính cấp bách về nhân lực và nâng cao CLNNL để giải quyết nhu cầu phát triển nhanh, mạnh của các KCN. Nó đƣợc thể hiện trong việc phát triển nghề nghiệp cho NLĐ, có chiến lƣợc đào tạo về kỹ năng, chủ động tạo dựng nhân lực cao cấp từ chính NNL của DN.

Sử dụng nhiều hình thức đào tạo: Đào tạo tại chỗ và đào tạo ngắn hạn theo chuyên đề.

Về đào tạo tại chỗ:

Sau khi tiếp nhận lực lƣợng lao động tuyển dụng chƣa qua đào tạo, cần phân công họ xuống các tổ, xƣởng; bố trí làm việc và dạy nghề một cách cụ thể để họ vừa thử việc vừa thực hành. Cách này chỉ mất thời gian từ 3 - 5 tháng và có kết quả ngay nhƣng chỉ ở mức độ nhất định vì họ không đƣợc trang bị kiến thức một cách sâu rộng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Tổ chức khóa học ngay tại DN, mời giáo viên và chuyên gia giảng dạy, đồng thời thực hành ngay các công việc đƣợc giao bằng máy móc thiết bị hiện có của DN. Phƣơng thức đào tạo này cho hiệu quả cao nhƣng sẽ cần sự đầu tƣ công phu, bài bản.

Ngoài ra, nếu DN không đào tạo đƣợc sẽ ký hợp đồng gửi NLĐ đi đào tạo tại các trƣờng, các cơ sở đào tạo trong và ngoài nƣớc, kinh phí do DN tự đảm bảo. Tạo điều kiện hỗ trợ cho họ thực hành, nâng cao kỹ năng tay nghề trên các máy móc thiết bị của DN. Áp dụng chế độ tuyển dụng, chính sách lƣơng bổng, môi trƣờng làm việc để tạo điều kiện cho những NLĐ trong DN phát triển toàn diện.

- Đối với trƣờng đào tạo - đơn vị dạy nghề: Phải thay đổi giáo trình đào

tạo, đảm bảo đáp ứng yêu cầu đặt hàng (nếu có) của DN, bổ sung ngành nghề phù hợp theo yêu cầu cấp bách hiện nay. Từ thực tế hiện tại cho thấy, nhân lực trong lĩnh vực công nghệ cao, điện, điện tử đang chiếm xu thế lớn (đáp ứng nhu cầu của Samsung, Nokia và hệ thống các DN vệ tinh, phụ trợ). Nhà trƣờng và các cơ sở đào tạo phải phấn đấu trở thành nơi tập trung chuyển tải những kiến thức, kỹ năng cơ bản mà phần lớn là lý thuyết cho NLĐ. Sau đào tạo phải cung cấp cho DN “sản phẩm nhân lực” đạt chuẩn và đƣợc DN chấp nhận.

- Đối với NLĐ: phải thay đổi tƣ duy vƣơn tới chuẩn mực của “nhân lực chất lượng” bằng cách nâng cao kỹ năng tay nghề, kiến thức nghề

nghiệp, tác phong làm việc, văn hóa ứng xử, ngoại ngữ… để đáp ứng với yêu cầu của DN. Họ phải thực sự là những ngƣời có ý chí và tự giác vƣơn lên trong nghề nghiệp.

- Đối với Chính quyền: Phải có sự hỗ trợ tích cực về định hƣớng nghề

nghiệp cho NLĐ cả trƣớc và sau khi đƣợc tuyển dụng. Xây dựng và áp dụng các chính sách hỗ trợ cho DN, cho nhân lực, cho các cơ sở đào tạo về mặt kinh phí… Xây dựng thành các đề án, chiến lƣợc cho từng thời kỳ. Tạo môi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ trƣờng đầu tƣ thông thoáng và an toàn nhằm thu hút các DN đặc biệt là DN công nghệ cao, công nghệ sạch góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp bền vững và là động lực lớn gia tăng nhân lực chất lƣợng cao của tỉnh.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh đến 2020 (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)