Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh đến 2020 (Trang 38 - 121)

5. Bố cục của luận văn

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng nhiều phƣơng pháp nghiên cứu: thu thập thông tin, thống kê, điều tra khảo sát, so sánh, phân tích, mô tả, thống kê tổng hợp; kế thừa các công trình khoa học đã có về lý thuyết và thực tiễn.

Các tài liệu liên quan thu thập tại Ban quản lý các KCN Bắc Ninh, Sở Lao động thƣơng binh và xã hội tỉnh Bắc Ninh, các trƣờng đào tạo, đơn vị dậy nghề, các doanh nghiệp trong KCN Bắc Ninh. Ngoài ra, còn sử dụng các số liệu thu thập từ các tạp chí, sách báo và Internet.

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

Là tổ chức một cách khoa học và theo một kế hoạch thống nhất để thu thập tài liệu về hiện tƣợng nghiên cứu, dựa trên hệ thống chỉ tiêu đã xác định.

2.2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp là số liệu do ngƣời khác thu thập, sử dụng cho các mục đích có thể là khác với mục đích nghiên cứu của luận văn. Số liệu thứ cấp có thể là số liệu chƣa xử lý (còn gọi là số liệu thô) hoặc số liệu đã xử lý. Nhƣ vậy số liệu thứ cấp không phải do ngƣời nghiên cứu trực tiếp thu thập.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Các báo cáo năm của Ban quản lý các KCN Bắc Ninh (có bao gồm các báo cáo số liệu chi tiết của các phòng ban liên quan của Ban quản lý: Phòng Quy hoạch xây dựng, Phòng Quản lý đầu tƣ, Phòng Quản lý Lao động).

- Các số liệu của Cục Thống kê, Sở Lao động - TB&XH tỉnh Bắc Ninh. - Báo cáo tình hình thực hiện chính sách pháp luật về Lao động, thực trạng đời sống, thực trạng chất lƣợng lao động, báo cáo tình hình sử dụng lao động của các DN KCN Bắc Ninh.

- Phỏng vấn trực tiếp một số lãnh đạo DN, trƣởng phòng Hành chính nhân sự, cán bộ tuyển dụng, đào tạo của DN.

- Các bài viết trên sách báo, tạp chí và trên mạng Internet, các báo cáo khoa học về nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực để xây dựng cơ sở cho việc nghiên cứu.

- Cuối cùng nhƣng không kém phần quan trọng là các bài báo cáo hay luận văn của các học viên khác (khoá trƣớc) trong trƣờng hoặc các trƣờng khác.

2.2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Để thu thập đƣợc số liệu sơ cấp phục vụ quá trình tính toán, nghiên cứu, đánh giá thực trạng chất lƣợng NNL trong KCN Bắc Ninh, tác giả đã tiến hành xây dựng Phiếu điều tra và phát ra cho đối tƣợng điều tra, tiến hành điều tra sau đó thu về và tiến hành xử lý số liệu.

Tác giả chọn 89 mẫu ngẫu nhiên trong đó chia ra 02 đối tƣợng cơ bản: Các doanh nghiệp (Một số DN đại diện trong các KCN Bắc Ninh) và các trƣờng đào tạo, Đơn vị dạy nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

a. Chọn mẫu điều tra: Áp dụng ngẫu nhiên, tiến hành lựa chọn các đối

tƣợng nhƣ sau:

Bảng 2.1. Đối tƣợng điều tra

STT Đối tƣợng điều tra Số lƣợng

1 Các doanh nghiệp 70

2 Các trƣờng đào tạo, Đơn vị dạy nghề 19

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

b. Phuơng pháp điều tra: Tác giả dùng một hệ thống các câu hỏi theo

những nội dung xác định nhằm thu thập thông tin khách quan liên quan đến các tiêu chỉ tổng hợp của nhân lực (phƣơng pháp điều tra bằng An - két) ngƣời đƣợc hỏi sẽ trả lời bằng cách viết trong một thời gian nhất định. Phƣơng pháp này cho phép điều tra, thăm dò ý kiến đồng loạt nhiều ngƣời nên tác giả đã sử dụng phƣơng pháp này.

c. Nội dung phiếu điều tra: Bảng câu hỏi điều tra sẽ đƣợc chia thành hai

phần chính:

Phần I: Thông tin cá nhân (đơn vị) của ngƣời (đơn vị) tham gia trả lời bảng câu hỏi điều tra nhƣ trên: Tên, tuổi, giới tính, trình độ đào tạo, chức vụ, thời gian công tác ...(theo phụ lục số 1, 2)

Phần II: Các câu hỏi điều tra cụ thể đƣợc lựa chọn từ phần vấn đề cần giải quyết, xoay quanh vấn đề: NNL hiện tại đã đáp ứng đƣợc hay chƣa, thực trạng NNL trong KCN, ... ...(theo phụ lục số 1, 2)

Việc chuẩn bị phiếu điều tra và nội dung của phiếu điều tra dựa vào mục tiêu nghiên cứu và mục tiêu của việc điều tra. Đối với một số tiêu chí đánh giá ngƣời đƣợc hỏi sẽ đánh giá và xếp hạng từ 1 đến 5 tƣơng ứng „rất tốt‟, „tốt‟, „tƣơng đối tốt‟, „bình thƣờng‟, „yếu‟ hoặc từ 1 đến 5 tƣơng ứng với „rất cần thiết‟, „cần thiết‟, „ít cần thiết‟, „không cần thiết‟, „không trả lời‟.

d. Tổ chức điều tra: Theo sự giới thiệu của Ban quản lý các KCN Bắc Ninh, tác giả chọn 70 DN, ví dụ nhƣ: Công ty TNHH Canon Việt Nam - CN Quế Võ, Công ty TNHH Taixin printing Vina, Công ty CP Ngân Sơn, Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam, Công ty TNHH Em - Tech Việt Nam, Công ty TNHH Việt Nam Tabuchi, Công ty CP VS industry Việt Nam, Công ty Cp bóng đèn phích nƣớc Rạng Đông, Công ty TNHH Nokia Việt Nam, Công ty TNHH điện tử Foster Bắc Ninh.. .... Mỗi công ty tác giả phát 01 phiếu điều tra tra, đối tƣợng trả lời có thể là lãnh đạo doanh nghiệp, cũng có thể là trƣởng phòng hành chính nhân sự hoặc cán bộ phụ trách tuyển dụng, đào tạo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Đồng thời, với sự giới thiệu của Ban quản lý các KCN Bắc Ninh tác giả đã đến liên hệ và đến điều tra đối với 19 đơn vị là các trƣờng đào tạo, trung tâm dậy nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

Do quy mô luận văn cũng nhƣ chi phí điều tra cao (đi lại, văn phòng phẩm) đồng thời đối tƣợng tham gia điều tra ở nhiều KCN nên số lƣợng mẫu điều tra chỉ dừng ở mức độ hợp lý là 89 phiếu, phƣơng pháp điều tra đƣợc thực hiện đan xen, kết hợp giữa phỏng vấn trực tiếp (Lãnh đạo doanh nghiệp và các đơn vị đào tạo) và phát phiếu gửi lại rồi thu phiếu sau (đối với cán bộ phụ trách nhân sự hoặc bộ phận liên quan). Kết quả là: số phiếu phát ra là 89 phiếu, số phiếu thu về là đủ 89 phiếu.

Bảng 2.2. Bảng phân bổ và kết quả thu về phiếu điều tra Nơi khảo sát

Loại phiếu điều tra Cộng

Số 1 Số 2 Phát ra Thu về Phát ra Thu về Phát ra Thu về

1. Các trƣờng đào tạo, Đơn vị dạy nghề 19 19 19 19

2. Tại các doanh nghiệp 70 70 70 70

2.1. Lãnh đạo doanh nghiệp 20 20

2.2. Cán bộ phụ trách Nhân sự, hoặc bộ

phận liên quan (tuyển dụng, đào tạo...) 50 50

Cộng 19 19 70 70 89 89

2.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin

2.2.2.1. Phương pháp xử lý thông tin

Các thông tin sau khi thu thập đƣợc xử lý bằng phần mềm excel.

2.2.2.2. Phương pháp phân tích thông tin

- Phƣơng pháp thống kê mô tả: Phƣơng pháp này dùng để mô tả các nội dung nghiên cứu đƣợc mô tả thông qua các chỉ tiêu tổng hợp nhƣ số tuyệt đối, số tƣơng đối. Ngoài mô tả mức độ, phƣơng pháp thống kê còn dùng để mô tả quá trình biến động và mối quan hệ giữa trƣờng với các doanh nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Phƣơng pháp so sánh: Phƣơng pháp so sánh đƣợc dùng để mô tả sự biến động của các chỉ tiêu, thông số cụ thể về các vấn đề liên quan đến chất lƣợng NNL...

Thông qua các số liệu thu thập thứ cấp, sơ cấp tác giả tiến hành phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá, rút ra kết luận từ thực tiễn.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Nhƣ đã trình bày tại phần Mở đầu của luận văn, đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là Chất lƣợng NNL nên hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu sẽ bao gồm:

2.3.1. Thể lực của nhân lực

Thể lực của nhân lực, tức tình trạng sức khỏe, khả năng lao động của họ. Thể lực đƣợc biểu hiện qua tình trạng sức khỏe. Theo Tổ chức Y tế thế giới, sức khỏe là trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không phải đơn thuần là không có bệnh tật. Sức khỏe là tổng hòa nhiều yếu tố tạo nên cả bên trong và bên ngoài, cả thể chất và tinh thần.

Sức khỏe cơ thể là sự cƣờng tráng, là năng lực lao động chân tay. Sức khỏe tinh thần là sự dẻo dai của hoạt động thần kinh, là khả năng vận động của trí tuệ, biến tƣ duy thành hoạt động thực tiễn. Sức khỏe của con ngƣời chịu tác động của nhiều yếu tố: tự nhiên, KT - XH và đƣợc phản ánh bằng một hệ thống các chỉ tiêu bao gồm các chỉ tiêu cơ bản về sức khỏe, các chỉ tiêu về bệnh tật, các chỉ tiêu về cơ sở vật chất và các điều kiện bảo vệ, chăm sóc sức khỏe.

Sức khỏe vừa là mục đích của phát triển, vừa là điều kiện của sự phát triển. Trong mối quan hệ với phát triển kinh tế, việc đảm bảo các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe làm tăng CLNNL cả trong hiện tại và tƣơng lai. Nhân lực có sức khỏe tốt có thể mang lại năng suất lao động cao nhờ sự bền bỉ, dẻo dai và khả năng tập trung trong khi làm việc.

2.3.2. Trí lực của nhân lực

Là trí tuệ, chỉ số IQ. Khi tham gia vào quá trình sản xuất, con ngƣời không chỉ sử dụng chân tay mà còn sử dụng cả trí óc. Bên cạnh sức khỏe, trí

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ lực là một yếu tố không thể thiếu của nhân lực. Sự phát triển nhƣ vũ bão của khoa học công nghệ yêu cầu nhân lực phải có trình độ học vấn cơ bản, trình độ chuyên môn kỹ thuật và kỹ năng làm việc tốt để có khả năng tiếp thu và áp dụng công nghệ mới, có khả năng làm việc chủ động, linh hoạt và sáng tạo, sử dụng đƣợc các công cụ, phƣơng tiện lao động tiên tiến, hiện đại. Đó là những biểu hiện, phản ánh CLNNL trong điều kiện hiện nay.

Nhân tố trí lực thƣờng đƣợc xem xét đánh giá trên hai giác độ: trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật và kỹ năng lao động thực hành. Việc đánh giá hai yếu tố này thƣờng dựa trên một số tiêu chí cơ bản sau:

- Trình độ văn hoá: là trình độ học vấn cao nhất của nhân lực. Chỉ tiêu này đánh giá khả năng về tri thức và kỹ năng để có thể tiếp thu những kiến thức cơ bản, thực hiện những việc đơn giản nhằm duy trì cuộc sống. Trình độ văn hóa đƣợc cung cấp qua hệ thống giáo dục chính quy, không chính quy, qua quá trình học tập suốt đời của mỗi cá nhân.

- Trình độ chuyên môn kỹ thuật: là trình độ nghiệp vụ đƣợc đào tạo về lĩnh vực nào đó, có thể là đào tạo nghề, đào tạo từ bậc sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học... hoặc trong các chuyên ngành của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm giúp cho nhân lực đáp ứng yêu cầu tuyển mộ của DN trong tƣơng lai. Trình độ chuyên môn còn biểu hiện ở kiến thức và những kỹ năng cần thiết để đảm đƣơng các chức vụ trong quản lý, kinh doanh cũng nhƣ các hoạt động nghề nghiệp. Trình độ chuyên môn của nhân lực kỹ thuật thƣờng tính từ công nhân kỹ thuật bậc 3 trở lên (có hoặc không có bằng).

Chỉ tiêu chủ yếu đánh giá trình độ chuyên môn kỹ thuật của nhân lực là tỉ lệ nhân lực đã qua đào tạo, tức % số nhân lực đã qua đào tạo so với tổng số nhân lực hiện có. Chỉ tiêu này đƣợc dùng để đánh giá khái quát về trình độ chuyên môn của nhân lực trong mỗi DN, tổ chức, vùng lãnh thổ, quốc gia.

2.3.3. Phẩm chất tâm lý xã hội của nhân lực

Ngoài yếu tố thể lực và trí tuệ, quá trình làm việc đòi hỏi ở mỗi cá nhân hàng loạt phẩm chất nhƣ tính kỷ luật, tự giác, có tinh thần hợp tác và tác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ phong lao động công nghiệp, có tinh thần trách nhiệm cao... Những phẩm chất này gắn liền với truyền thống văn hóa dân tộc. Ngƣời Việt Nam có đặc tính là cần cù, sáng tạo và thông minh, nhƣng về kỷ luật lao động và tinh thần hợp tác với đồng nghiệp còn nhiều điểm yếu, là một trở ngại cho tiến trình hội nhập của nƣớc ta. Phẩm chất tâm lý xã hội của nhân lực đƣợc đánh giá chủ yếu bằng phƣơng pháp định tính hoặc đánh giá qua mức độ chấp hành kỷ luật của NLĐ trong DN, trong tổ chức (thƣờng căn cứ vào số ngƣời vi phạm kỷ luật trong năm).

2.3.4. Chỉ tiêu tổng hợp

Nhân cách, đạo đức lối sống; khả năng sẵn sàng làm việc; khả năng cạnh tranh; khả năng thích ứng…

Tổ chức phát triển Liên hợp quốc đã khuyến nghị và đƣa ra áp dụng nhiều phƣơng pháp để đánh giá sự phát triển con ngƣời, trong đó phƣơng pháp xác định chỉ số phát triển con ngƣời đƣợc sử dụng phổ biến. Theo phƣơng pháp này thì sự phát triển con ngƣời đƣợc xác định theo ba yếu tố cơ bản nhất và tổng hợp nhất: sức khỏe, trình độ học vấn và thu nhập. Vì chỉ số phát triển con ngƣời đề cập đến những yếu tố cơ bản của CLNNL nên ngƣời ta cũng có thể dùng nó làm chỉ tiêu tổng hợp đánh giá CLNNL của DN, của tổ chức...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

KẾT QUẢ KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG

CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu - khái quát về tỉnh Bắc Ninh

3.1.1. Điều kiện về vị trí địa lý - kinh tế xã hội * Đặc điểm tự nhiên, điều kiện về địa lý * Đặc điểm tự nhiên, điều kiện về địa lý

Với diện tích 803.87 km2 và dân số khoảng 1 triệu ngƣời, Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng Bắc bộ nằm gọn trong vùng châu thổ sông Hồng; là cửa ngõ phía Bắc và cách Thủ đô Hà Nội 16km. Nằm ở cửa ngõ phía Bắc của thủ đô Hà Nội trong tam giác tăng trƣởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, có các đƣờng giao thông lớn quan trọng chạy qua, nối liền tỉnh với các trung tâm kinh tế, thƣơng mại và văn hoá của miền Bắc. Quốc lộ 1A nối Hà Nội - Bắc Ninh - Lạng Sơn, đƣờng cao tốc Quốc lộ 18 nối sân bay Quốc tế Nội Bài - Bắc Ninh - Hạ Long, Quốc lộ 38 nối Bắc Ninh - Hải Dƣơng - Hải Phòng; Trục đƣờng sắt xuyên Việt đi Lạng Sơn và Trung Quốc; Mạng lƣới đƣờng thuỷ sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình chảy ra biển Đông.

Bắc Ninh là cầu nối giữa Hà Nội với các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, có hệ thống giao thông đƣờng sông, đƣờng bộ thuận lợi, đồng thời là đầu mối giao lƣu kinh tế, văn hoá với các tỉnh, thành phố trên.

Là miền quê đậm đà bản sắc của ngƣời Việt lâu đời với nhiều chùa tháp, đền miếu; quê hƣơng của Lễ hội và sinh hoạt văn hoá dân gian nổi tiếng nhƣ hát quan họ, hội Lim, tranh Đông Hồ, là quê hƣơng của 8 vị Vua nhà Lý…; có hệ thống 62 làng nghề truyền thống nổi tiếng nhƣ đúc đồng (Đại Bái - Gia Bình), sắt thép (Đa Hội - Từ Sơn), đồ gỗ mỹ nghệ (Đồng Kỵ -Từ Sơn), và đặc biệt là tranh vẽ Đông Hồ nổi danh trong sử sách, Bắc Ninh là địa danh rất thuận lợi cho phát triển các công trình công nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Tuy nhiên, Bắc Ninh cũng gặp một số điều kiện không thuận lợi nhƣ đất chật, ngƣời đông, nghèo về tài nguyên khoáng sản, chủ yếu chỉ có vật liệu xây dựng.

* Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh đến 2020 (Trang 38 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)