Tín dụng chứng từ ( Documentary Credit) hay Tín dụng thương mại ( Commercial L/C):

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng vp bank (Trang 54 - 57)

- Nhờ thu kèm chứng từ: phương thức này ưu việt hơn phương thức

2.1.3. Tín dụng chứng từ ( Documentary Credit) hay Tín dụng thương mại ( Commercial L/C):

mại ( Commercial L/C):

* Khái niệm: là một sự thỏa thuận trong đó một ngân hàng ( ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng ( người yêu cầu mở thư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho người khác ( người hưởng lợi) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này kí phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ phù hợp với những quy định trong thư tín dụng.

* Các hình thức phát hành:

- Phát hành bằng thư: chứng thực bởi chữ ký thẩm quyền. - Phát hành bằng điện: chứng thực bởi Testkey.

+ Điện TELEX: Bộ testkey lưu tại hội sở.

MT 710/711 (Swifkey tự động).

MT 998 ( Đi Swift, gắn Testkey tính tay).

Quy trình nghiệp vụ tín dụng chứng từ (4) Collection Order + Chứng từ Bank Bank (5) Nhận c/từ

(6) Thanh toán/ + Collection Order

Chấp nhận thanh toán + Chứng từ (3)

(2) Giao hàng

Buyer Seller

(1) Sales Cont * Các bên liên quan:

- Người mở L/C ( Người mua/ Nhà nhập khẩu) – Applicant. - Người thụ hưởng (Người bán/ Nhà xuất khẩu) – Beneficiary. - Ngân hàng phát hành ( Ngân hàng mở L/C) – Issuing Bank.

- Ngân hàng thông báo ( Đại lý của Ngân hàng phát hành ở nước người thụ hưởng) – Advising Bank.

- Ngân hàng thương lượng – Negotiating Bank – nơi bộ chứng từ được xuất trình để thanh toán/ chiết khấu/ nhờ đòi tiền ngân hàng phát hành.

- Ngân hàng xác nhận – Confirming Bank – đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán của ngân hàng phát hành và chịu trách nhiệm trả thay nếu ngân hàng phát hành mất khả năng thanh toán.

- Ngân hàng hoàn trả - Reimbursing Bank – là ngân hàng phát hành hoặc một ngân hàng khác do ngân hàng phát hành chỉ định ( ủy nhiệm).

* Vai trò của ngân hàng thông báo:

Ngân hàng thông báo L/C là người nhận bản gốc L/C, có trách nhiệm chứng thực lên 1 bản gốc duy nhất và gửi đến nhà xuất khẩu, kèm theo thông báo không chịu trách nhiệm về bất kỳ nội dung nào nêu trong L/C.

* Vai trò của ngân hàng phát hành:

Ngân hàng phát hành L/C là người bảo lãnh nghĩa vụ thanh toán của người mua trên cơ sở người bán xuất trình bộ chứng từ phù hợp với các điều kiện và điều khoản qui định trong L/C.

* Nghĩa vụ thanh toán theo L/C:

- Một cam kết thanh toán có điều kiện. - Của một ngân hàng ( ngân hàng phát hành)

- Theo yêu cầu của một khách hàng ( người mở thư tín dụng) - Thanh toán cho người bán ( người thụ hưởng)

- Dựa trên các chứng từ qui định.

- Với điều kiện các điều khoản của thư tín dụng được thực hiện đầy đủ.

* Ưu điểm:

Đây là phương thức thanh toán hiện đại, tiện lợi, đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho các bên tham gia.

* Nhược điểm:

Phương thức thanh toán L/C là phương thức thanh toán được áp dụng rất phổ biến trong TTQT, bởi lẽ đây là phương thức thanh toán dung hồ được quyền lợi rủi ro giữa người mua và người bán. Tuy nhiên lại là một phương thức thanh toán có kỹ thuật nghiệp vụ khá phức tạp. Việc áp dụng nó cũng không hề đơn giản và thường xảy ra nhiều tranh chấp phát sinh, dẫn đến những tổn thất lớn trong kinh doanh. Vì thế, ngân hàng thường khó khăn trong việc lập chứng từ, dẫn đến nhiều rủi ro cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng vp bank (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w