QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG VP BANK I Khái quát chung về ngân hàng VP BANK:

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng vp bank (Trang 25 - 28)

I. Khái quát chung về ngân hàng VP BANK:

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của VP Bank:

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (tên giao dịch là VP Bank), tiền thân là ngân hàng Thương mại Cổ phần Các Doanh nghiệp Ngoài Quốc Doanh Việt Nam được thành lập theo Giấy phép số 0042/NH- GP do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cấp ngày 12/08/1993 và giấy phép số 1535/QĐ- UB do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội cấp ngày 04/09/1993. Ngân hàng chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 10/09/1993.

Những năm từ 1994-1996 là giai đoạn phát triển năng động của VP Bank. Trong giai đoạn này VP Bank đã đạt được những kết quả khả quan. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần đạt 36% / năm trong năm 1995 và 1996, chất lượng tín dụng đảm bảo và các hoạt động dịch vụ phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên VP Bank đã gặp phải một số khó khăn nhất định, một phần do cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á, tình hình cạnh tranh với các ngân hàng trên cùng một địa bàn ngày càng gay gắt, một phần do những sai lầm chủ quan từ phía ngân hàng. Vì thế thời gian tiếp theo từ 1997 đến 2001 là giai đoạn củng cố và tạo tiền đề phát triển cho giai đoạn mới. Trong giai đoạn này VP Bank đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan thuộc Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước trong việc khắc phục những khó khăn trong hoạt động kinh doanh, vì thế tình hình VP Bank đã có nhiều biến chuyển thuận lợi và tạo đà phát triển bền vững.

Năm 2000 đánh dấu một bước chuyển biến quan trọng trong quá trình phát triển của VP Bank, đó là việc Hội đồng quản trị quyết định lựa chọn mục tiêu chiến lược của VP Bank trong vòng 10 năm tới là xây dựng VP Bank trở

thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam và trong khu vực. Năm 2002, với định hướng đúng đắn của ban Tổng giám đốc với tinh thần năng động, sáng tạo của cán bộ công nhân viên, kết hợp với các chính sách mở rộng đầu tư tín dụng và hàng loạt các biện pháp tích cực, hiệu quả để tháo gỡ khó khăn, VP Bank đã thực sự chuyển mình, khẳng định sự năng động và nhạy bén trong kinh doanh.

Từ năm 2006 đến 2009 là thời kỳ phát triển thịnh vượng của VP Bank. Năm 2010, VP Bank nhận được quyết định của Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho VP Bank đổi tên từ Ngân hàng Thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng. Cùng với việc thay đổi tên gọi, VP Bank cũng chính thức đưa vào sử dụng Logo và hệ thống nhận diện thương hiệu mới. Với tên gọi và hình ảnh mới, VP Bank chính thức bước sang giai đoạn phát triển mới với định hướng mới phù hợp hơn với tình hình kinh tế - xã hội hiện tại.

1.2. Tổ chức bộ máy của Ngân hàng VP Bank:

Hiện nay, hệ thống VP Bank gồm Hội Sở chính Hà Nội, ba chi nhánh: thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và hai phòng giao dịch ở Hà Nội. Hội Sở chính ở Hà Nội gồm có các phòng: phòng Tiếp thị và Quan hệ khách hàng, phòng Tín dụng tiêu dùng và kinh doanh, phòng Đánh giá tài sản, phòng Pháp chế thu hồi nợ, phòng Thanh toán quốc tế và kiều hối, phòng Ngân quỹ và Kho quỹ, phòng Kế toán, văn phòng VP Bank, phòng Tổng hợp và Quản lý công nghệ, phòng Giao dịch, Trung tâm tin học, Trung tâm Đào tạo…

Trong năm 2010, cơ cấu tổ chức của VP Bank có nhiều thay đổi. Sự thay đổi Tổng giám đốc cùng với sự thay về nhân sự đã dánh dấu sự thay đổi lớn về cơ cấu tổ chức của VP Bank. Qua đó, ngân hàng đang dần khẳng định mình bằng tên tuổi mới, hình hài mới. Đội ngũ nhân viên hiện nay của VP Bank hết sức trẻ, năng động. VP Bank đã xây dựng thêm rất nhiều các phòng ban chuyên trách nhằm tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao động hơn. Có nhiều sự thay đổi như vậy, VP Bank vẫn đang từng bước xây dựng và phát triển, mỗi thành công

của VP Bank đều gắn với công sức, lòng tận tâm, sự cống hiến của những thế hệ cán bộ nhân viên. Nhận thức được tầm quan trọng và yếu tố quyết định của nguồn nhân lực trong mỗi bước tiến, VP Bank đã và đang hoàn thiện các chính sách nhân sự, giữ và thu hút những người có tài đức.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của VP Bank:

BAN KIỂM SOÁT SOÁT ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG BAN TỔNG GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH & PHÒNG GIAO DỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Sơ đồ 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của VP Bank

* Chức năng, nhiệm vụ của phòng Tài chính – Kế toán:

Phòng Tài chính – Kế toán là bộ phận nghiệp vụ thuộc Hội sở chính, có chức năng tham mưu, giúp việc cho Tổng Giám đốc trong việc quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện công tác Tài chính kế - Kế toán, phân tích hoạt động kinh doanh và hạch toán, thống kê, báo cáo trên hệ thống VP Bank.

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng vp bank (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w