Các chi nhánh và phòng giao dịch P Tài chính kế toán
1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng VP Bank:
Trong những năm qua, nền kinh tế nước ta phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thử thách. Đó là do ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, sự suy giảm tốc độ tăng trưởng và phát triển nền kinh tế Mỹ và Thế giới. Xu hướng hội nhập kinh tế khu vực và thế giới đang đến gần, đồng thời Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ bắt đầu có hiệu lực đã tạo ra những cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Mặt khác trong nước còn có những biến động không tích cực như thiên tai, lũ lụt, hỏa hoạn tác động trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân. Đứng trước những khó khăn, Đảng và Chính phủ đã có những quyết định đúng đắn, do đó nền kinh tế nước ta đã có nhiều chuyển biến tích cực. Năm 2002, tốc độ tăng trưởng GDP tăng 7% so với 2001. Kim ngạch năm 2002, xuất khẩu 11 tháng đạt 14,96% tỉ USD bằng 99% cả năm 2001, nhập khẩu đạt 17,2% triệu USD tăng 18,6% so với cùng kỳ. Giá trị sản xuất nông nghiệp 11 tháng tăng 14,4%, nông nghiệp được mùa toàn diện với tổng sản lượng lương thực ước đạt 35,9 triệu tấn, tăng 1,58 triệu tấn so với năm 2001 và là năm có sản lượng lương thực đạt mức cao nhất từ trước đến nay. Thu Ngân sách Nhà nước vượt dự toán.
Về phía ngành Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đổi mới mạnh mẽ việc điều hành chính sách tiền tệ, cơ cấu lại hệ thống các Ngân hàng Thương mại theo chỉ đạo của Đảng và Nhà nước. Đối với VP Bank, ngoài những khó khăn từ những sai lầm chủ quan từ phía Ngân hàng trong những năm trước làm tỉ lệ nợ quá hạn chiếm tới 41,8% vào năm 2000. Với sự phấn đấu không ngừng của Hội đồng Quản trị, ban Kiểm soát, ban Cố vấn, ban Điều hành và toàn thể nhân viên VP Bank đã đang từng bước khắc phục những khó khăn, khôi phục lòng tin nơi khách hàng, nâng cao uy tín trên thị trường.
Năm 2009, dòng triều lũ khủng hoảng và suy thoái kinh tế vẫn chưa rút khỏi Việt Nam, gây ra nhiều biến động trên thị trường tài chính nói riêng và
nền kinh tế nói chung. Tuy vậy, bằng những nỗ lực và chính sách đúng đắn, chính phủ Việt Nam đã thành công khi chèo lái con thuyền kinh tế đạt mức tăng trưởng 5,32% vượt mục tiêu đề ra để đứng vào hàng các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao của khu vực và thế giới. Một khi kinh tế vĩ mô dần được ổn định, nguồn vốn đầu tư cũng có xu hướng bắt đầu khởi sắc. Mặc dù nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài giảm sút nhưng dòng đầu tư trong nước đã được khơi thông nên tính chung, tổng vốn đầu tư cả năm đạt 704,2 nghìn tỷ đồng, tăng 15,3% so với năm 2008. Lạm phát được kiềm chế, chỉ số giá tiêu dùng bình quân cả năm 2009 là 6,88%, thấp nhất trong 6 năm gần đây.