IV. NHỮNG VƯỚNG MẮC VÀ HẠN CHẾ TRONG CÔNG TÁC KIỂM TRA 1 Vướng mắc về chính sách thuế:
2. HẠN CHẾ TRONG CÔNG TÁC KIỂM TRA:
Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện trong công tác kiểm tra thuế tại Chi cục thuế Quận 5:
* Do tình hình nhân sự ngành thuế có hạn chế cũng như số lượng đối tượng nộp thuế không ngừng tăng lên, cho nên việc kiểm tra thuế không thể kiểm tra quyết toán thuế toàn bộ đối tượng nộp thuế sau khi kết thúc năm tài chính. Vì thế việc kiểm tra nhất thiết phải chọn mẫu, không những chọn mẫu ở đối tượng nộp thuế mà còn chọn mẫu ở số lượng đối tượng nghiệp vụ phát sinh để kiểm tra.
* Phải tập trung chọn những nghiệp vụ nào trọng tâm, trọng điểm mà doanh nghiệp dể có khả năng gian lận cao để kiểm tra. Ví dụ như khi kiểm tra quyết toán thuế giá trị gia tăng, thì cán bộ kiểm tra nên tập trung, chú ý đến những tháng mà doanh nghiệp có khả năng gian lận cao như ở những tháng 11, 12, 01 thị trường tiêu thụ mạnh cho nhu cầu tết, hay những tháng mà người tiêu dùng có khả năng tiêu xài nhiều cho nhu cầu đi du lịch, tham quan… Chính ở những tháng này doanh thu của doanh nghiệp có thể tăng lên đột biến, nên doanh nghiệp cố tìm mọi cách để che dấu bớt doanh số để giảm được một khoản tiền nộp thuế.
* Còn nếu khi kiểm tra quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp thì doanh nghiệp thường kê khai chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí tiền lương, chi phí khấu hao tài sản cố định luôn tăng lên so với thực tế. Ngoài ra doanh nghiệp nắm được phương pháp kiểm tra thường tập trung vào kiểm tra chứng từ, hóa đơn, các khoản phí phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, ít xem đến giá vốn hàng bán nên chủ động kê khai một số khoản phí có hóa đơn, chứng từ hợp pháp nhưng không phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đánh lạc hướng của đoàn kiểm tra. Với mục đích khai tăng chi phí thì sẽ giảm được lợi nhuận chịu thuế và số thuế phải nộp sẽ giảm. Do đó khi tiến hành kiểm tra phải tập trung đến những mục này để kịp thời phát hiện được những gian lận, khai man của doanh nghiệp hòng để trốn thuế. * Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh nhiều chủng loại hàng hóa (vài trăm mặt hàng), giá cả mua vào, bán ra gồm nhiều loại khác nhau, thay đổi tùy theo từng thời điểm mua hàng. Doanh nghiệp lợi dụng việc kinh doanh nhiều mặt hàng, hàng hóa cùng loại nhưng khác nhau về quy cách, phẩm chất và giá cả, đồng thời hóa đơn chứng từ, sổ sách kế toán liên quan đến hoạt động sản xuất – kinh doanh nhiều nên không thể hiện chi tiết từng loại hàng hóa, thường kê khai lỗ dựa vào sự lẫn lộn về giá vốn hàng hóa cùng chủng loại, nhưng khác nhau về quy cách, phẩm chất và giá cả, bằng cách kê khai hàng hóa có giá trị cao, hoặc thời điểm mua giá cao cho hàng hóa bán ra với giá trị thấp, nhưng thể hiện trên hóa
đơn bán chỉ ghi mặt hàng không chi tiết về quy cách, phẩm chất để đối chiếu. Đối với trường hợp này cần chọn mẫu kiểm tra đối chiếu cụ thể giữa hàng hoá bán ra tương ứng chủng loại, giá trị hàng hoá mua vào trong một tháng hoặc một quý. Nếu phát hiện doanh nghiệp có khai man thì tiến hành kiểm tra toàn bộ doanh thu, giá vốn của kỳ kiểm tra.
* Trong quá trình kiểm tra hồ sơ của đối tượng nộp thuế nếu cán bộ thuế tiến hành kiểm tra hết tất cả các hồ sơ của các doanh nghiệp thì sẽ rất khó và tốn nhiều thời gian, cho nên cán bộ kiểm tra nên tập trung chú ý đến những doanh nghiệp có dấu hiệu bất thường như: kê khai lỗ nhiều năm liên tiếp, đã từng bị phát hiện gian lận, khai man để trốn thuế để tập trung vào tiến hành kiểm tra, thì sẽ mang lại hiệu quả cao hơn cho công tác kiểm tra.
* Ngày nay, đối tượng nộp thuế càng đa dạng với nhiều loại hình kinh doanh. Do đó, cần có kế hoạch kiểm tra hợp lý để thu đúng, thu đủ số thuế mà doanh nghiệp phải nộp. Cần có kế hoạch kiểm tra định kỳ, đột xuất và có trọng điểm. Đặc biệt là tổ chức kiểm tra chuyên đề và quản lý thu một loại thuế nào đó (như thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp,…)
* Trên cơ sở phân tích dữ liệu kê khai của doanh nghiệp, tiến hành lựa chọn các đơn vị có dấu hiệu gian lận thuế, kê khai không chính xác, kê khai lỗ nhưng không có nguyên nhân chính đáng, doanh nghiệp có tỉ suất lợi nhuận thấp, doanh nghiệp có doanh thu tăng nhưng thuế thu nhập doanh nghiệp thực nộp giảm; doanh nghiệp có VAT âm nhiều năm liền nhưng không lập thủ tục hoàn thuế… để đưa vào lập kế hoạch kiểm tra. Có như vậy qua công tác kiểm tra thuế mới có hiệu quả, thực hiện đúng trọng tâm nhằm khai thác tốt nguồn thu cho Ngân sách.
* Bên cạnh đó, khi kiểm tra quyết toán thuế giá trị gia tăng cán bộ kiểm tra cần phải đối chiếu số liệu thuế đầu vào và thuế đầu ra cẩn thận, khoa học để kịp thời phát hiện những gian lận của doanh nghiệp. Và khi kiểm tra quyết toán thuế giá trị gia tăng cán bộ kiểm tra cần phải đối chiếu số liệu liên quan đến các vấn đề có nghi vấn cần kiểm tra như: số liệu trên hồ sơ hoàn thuế với các số liệu trên các báo cáo tổng hợp và chi tiết về doanh số mua, doanh số bán, tồn kho hàng hóa, các hóa đơn, chứng từ liên quan đến thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ, thuế giá trị gia tăng đầu ra, định mức sử dụng vật tư hàng hóa, căn cứ phân bổ thuế giá trị gia tăng đầu vào, chứng từ liên quan đến tình hình nộp thuế, hoàn thuế của cơ sở, chứng từ thanh toán và các tài liệu khác. Phải tính toán lại số thuế mà doanh nghiệp đã ghi trên hóa đơn, phải kiểm tra kỹ những hóa đơn mà doanh nghiệp khai là đã hủy. Từ đó cán bộ thuế có thể phát hiện được những sai sót, gian lận của đối tượng nộp thuế.
* Đẩy mạnh công tác xác minh hóa đơn trong quan hệ mua bán giữa doanh nghiệp với các doanh nghiệp bỏ trốn, xử lý các hóa đơn khống, hóa đơn bất hợp pháp theo đúng quy định để chống thất thoát Ngân sách. Vấn đề này thì Chi cục thuế đã thực hiện được nhờ sự hỗ trợ của Tổng cục thuế đã cung cấp phần mềm kê khai miễn phí cho tất cả các doanh nghiệp nên cơ quan thuế sẽ dể dàng, thuận lợi trong việc quản lý doanh nghiệp.
* Tăng cường công tác kiểm tra phối hợp với cơ quan điều tra để phát hiện và xử lý đúng mức các hành vi vi phạm luật thuế đồng thời qua hình thức tuyên truyền rộng rãi để việc xử phạt có tác dụng giáo dục, ngăn ngừa đối với các doanh nghiệp khác.