Tuyến thí điểm áp dụng hệ thống giaothông thông minh [6]

Một phần của tài liệu hệ thống giao thông thông minh (its) và đề xuất áp dụng tại thành phố biên hòa hiện nay báo cáo nghiên cứu khoa học sinh viên (Trang 52 - 53)

b) Mạng truyền số liệu

3.4 Tuyến thí điểm áp dụng hệ thống giaothông thông minh [6]

Tổ chức tiến hành điều tra, khảo sát sơ bộ thực tế các tuyến hiện tại ở Thành Phố Biên Hòa. Dựa vào kết quả đạt được sau khi nghiên cứu điều tra của Trung tâm VTHKCC Đồng Nai năm 2012. Tác giả tiến hành lựa chọn tuyến phù hợp với chỉ tiêu đề ra và có lượng phương tiện giao thông tăng đều hằng năm. Do vậy chọn tuyến Hóa An- Hố Nai để làm tuyến áp dụng hệ thống giao thông thông minh (ITS) thí điểm với tổng chiều dài tuyến 14km. Từ đó nhân rộng ra để phát triển toàn hệ thống ITS cho Thành Phố Biên Hòa trong tương lai.

53

Hình 3.14: Sơ bộ tuyến ứng dụng ITS tại Thành Phố Biên Hòa được đề xuất Qua khảo sát sơ bộ tuyến gồm:

+ Thu hút khách trực tiếp: Dân cư sống tập trung dọc theo hai bên tuyến khoảng từ 500m – 1.000m về mỗi bên. Đặt biệt trên tuyến có các khu vực tập trung đông người đi lại như: Điểm đầu đặt ở Công Ty PouChen với số lượng công nhân

rấtđông (gần 20 ngàn công nhân), điểm cuối kết nối với Khu công nghiệp Hố Nai 1

và Khu Công Nghiệp Bàu Xéo, Khu công nghiệp Amata. Dọc trên hành lan tuyến đường Nguyễn Ái Quốc tập trung nhiều trường học có 8 trường (trong đó 2 trường Đại học cao đẳng, 1 trường cấp 3, 2 trường cấp 2 và 3 trường tiểu học), Quảng Trường tỉnh Đồng Nai, Trung tâm tổ chức sự kiện, trung tâm thương mại và mua sắm. Nguồn hành khách này chiếm từ 70 – 80% tổng lượng hành khách của tuyến buýt.

+ Thu hút khách gián tiếp: Là lượng khách được xe buýt tiếp chuyển từ các đầu mối giao thông như bến xe nội tỉnh, các tuyến liên tỉnh. Lượng khách này chiếm từ 20 – 30% tổng lượng khách còn lại.

Một phần của tài liệu hệ thống giao thông thông minh (its) và đề xuất áp dụng tại thành phố biên hòa hiện nay báo cáo nghiên cứu khoa học sinh viên (Trang 52 - 53)