Phần mềm điều khiển tín hiệu nút giaothông trên cơ sở lôgic mờ

Một phần của tài liệu hệ thống giao thông thông minh (its) và đề xuất áp dụng tại thành phố biên hòa hiện nay báo cáo nghiên cứu khoa học sinh viên (Trang 42 - 45)

xe, vượt trái, tránh phải, …) của người lái xe.

b) Phần mềm quản lý phƣơng tiện giao thông công cộng Traffman

Traffman là phần mềm được thiết kế theo mô hình Client/Server. Thành phần Server là giao diện kết nối hệ thông mạng máy tính tại trung tâm điều hành với các thiết bị gắn trên xe. Chức năng chính của phần này là thu thập, lưu trữ dữ liệu nhận từ các xe. Kết nối giửa hệ thống máy tính và xe được thực hiện trên cơ sở khai thác các dịch vụ truyền số liệu SMS/GPRS, đây là các dịch vụ được cung cấp bởi mạng thông tin di động GSM. Thành phần Client cung cấp giao diện đồ hoạ hỗ trợ người điều hành thực hiện các tác vụ quản lý. Trong quá trình hoạt động Client sẽ thông qua Server để nhận dữ liệu gửi về từ xe. Dử liệu này bao gồm vị trí và trạng thái hoạt động của xe. Thông tin về vị trí của xe được Client cập nhật liên tục và hiển thị trên nền bản đồ số đảm tính trực quan đối với người điều hành. Các lệnh điều hành đuợc người sử dụng nhập vào Client sau đó thông qua Server sẽ đựợc gửi tới xe hỗ trợ kịp thời lái xe giải quyết các tình huống giao thông.

c) Phần mềm điều khiển tín hiệu nút giao thông trên cơ sở lôgic mờ mờ

Có nhiều thuật toán khác nhau để tính toán các chu kỳ tối ưu cưỡng bức cho đèn tín hiệu dựa trên các kết quả thống kê về dòng xe vào nút. Tuy nhiên khi có được các số liệu về dòng xe vào nút trong thời gian thực cần áp dụng các thuật toán điều khiển thích nghi. Một trong các thuật toán như vậy là dựa trên cơ sở logic mờ, mô phỏng quá trình điều khiển giao thông tương tự như người cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ. Các thông tin về lượng xe vào nút từ các hướng được mờ hóa, và trên cơ sở suy diễn theo logic so sánh hiệu quả giữa 2 khả năng chính: kéo dài thời gian tín hiệu xanh để dòng xe hiện tại tiếp tục hay chuyển sang tín hiệu đỏ cho phép dòng xe hướng khác chuyển động, cho ra quyết định hiệu chỉnh chu kỳ đèn tín hiệu phù hợp với thực tế.

43

Việc áp dụng thuật toán này cùng thiết bị giám sát dòng xe bằng camera mở ra một triển vọng mới trong nâng cao hiệu quả điều khiển nút giao thông bằng đèn tín hiệu, tối ưu hóa khả năng thông qua của các nút.

3.3.2 Lựa chọn phƣơng thức truyền thông 3.3.2.1 Các đặc điểm chung 3.3.2.1 Các đặc điểm chung

Các phương pháp truyền thông trong giao thông đô thị có những đặc điểm sau:

- Dung lượng dữ liệu rất lớn.

- Phân bố dàn trải rộng trên khắp thành phố.

- Loại hình đa dạng bao gồm :

+ Các thông tin thu thập dữ liệu từ các cảm biến xác định lưu lượng và

loại hình vận chuyển trên đường; Các thông tin điều khiển chu kỳ đèn tín hiệu

+ Các thông báo cho người tham gia giao thông trên đường như các

nguy cơ ùn tắc tại các nút giao thông, chỉ dẫn …

Nguyên tắc chung thiết kế các phương pháp truyền thông thực hiện trên mô hình mạng quản lý nhiều cấp dạng cấu hình Server – Clien.

Việc truyền thông tin có thể thực hiện bởi các hình thức như: Các kênh điện thoại cố định như sẵn có như PSTN, ISDN hoặc mạng điện thoại di động GSM, mạng Internet hay truyền hình.

Hình 3.8: Kết cấu mạng truyền thông thu thập dữ liệu về trung tâm

Hình 3.9: Dạng dữ liệu truyền về trung tâm

44

3.3.2.2 Phƣơng pháp truyền dữ liệu qua mạng di động

CSD (Circuit Switch Data) cho phép một modem điện thoại di động kết nối với một modem khác theo các kênh được qui định ở mạng di động, sau khi kết nối có thể trao đổi dữ liệu theo phương pháp điểm – điểm (point to point). Với kiểu kết nối này thời gian kết nối lâu (có thể lên đến 1 phút), giá cước điện thoại tính theo thời gian kết nối và tốc độ truyền tối đa đạt 14400 bps.

Hình 3.10: Sơ đồ kết nối truyền dữ liệu sử dụng phương pháp CSD

Để tiến tới công nghệ thông tin di động thế hệ thứ ba (3G) cũng như tiến vào kỷ nguyên Internet di động, các nhà khai thác GSM ở Việt nam cũng như trên thế giới đều mong muốn giữ lại mạng lõi của mình trong khi tiến hành chuyển đổi, nâng cấp lên mạng 3G và vẫn duy trì được các dịch vụ hiện đang cung cấp. Vấn đề cần cân nhắc chính là các khía cạnh kinh tế và kỹ thuật cho việc nâng cấp, điều này buộc các nhà khai thác phải suy tính. Chính vì vậy, dịch vụ vô tuyến gói tổng hợp GPRS (General Packet Radio Service) là sự lựa chọn cho các nhà khai thác GSM

như một bước chuẩn bị về cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho thông tin di động.

Dịch vụ GPRS đem lại cho khách hàng một khái niệm mới về việc truy nhập mạng Internet mọi lúc, mọi nơi. Dịch vụ này cho phép tính cước thuê bao theo số lượng các gói thông tin nhận và gửi đi chứ không phải tính cước bằng số thời gian kết nối mạng như trước đó. GPRS là bước đầu tiên IP hoá cho mạng GSM. Ngoài ra các thuê bao di động cũng có thể sử dụng dịch vụ WAP thông qua GPRS, nhờ có GPRS thời gian truy nhập WAP sẽ giảm xuống, tốc độ gửi và nhận thông tin thông qua giao thức ứng dụng không dây WAP cũng sẽ được cải thiện rất nhiều.

45

Một phần của tài liệu hệ thống giao thông thông minh (its) và đề xuất áp dụng tại thành phố biên hòa hiện nay báo cáo nghiên cứu khoa học sinh viên (Trang 42 - 45)