Ứng dụng truyền dữ liệu sử dụng phƣơng pháp GPRS

Một phần của tài liệu hệ thống giao thông thông minh (its) và đề xuất áp dụng tại thành phố biên hòa hiện nay báo cáo nghiên cứu khoa học sinh viên (Trang 46 - 47)

Trong mô hình dưới đây thể hiện việc trao đổi dữ liệu giữa một thiết bị của người sử dụng (LocalHost) và một trạm chủ đặt tại trung tâm. Các lớp truyền thông theo mô hình ISO bao gồm lớp ứng dụng, UDP/TCP/IP và giao thức truyền điểm điểm (PPP).

Hình 3.12: Ứng dụng Wap

Để tiến hành ghép nối và truyền dữ liệu ta tiến hành theo các bước sau:

- Sử dụng lệnh AT để thiết lập thuộc tính nhận dạng cho thiết bị GPRS;

Với lệnh AT thiết lập đăng ký kết nối vào mạng (IDUser và Password)

- Sử dụng lệnh AT khai báo cổng truy nhập tại Web chủ bao gồm (lớp

giao thức truyền thông UDP hoặc TCP, địa chỉ IP của server chủ hoặc tên miền, cổng của server để kết nối); Bắt đầu thực hiện việc kết nối vào mạng internet.

Khi đã thực hiện thành công việc kết nối có thể tiến hành trao đổi dữ liệu tùy theo ứng dụng của người sử dụng.

47

3.3.3.1 Bài toán quản lý mạng lƣới các phƣơng tiện giao thông công cộng cộng

Hiện tại trong các đô thị lớn số lượng phương tiện tham gia giao thông ngày càng lớn dẫn đến vấn đề nan giải trong công tác quản lý giao thông đô thị, việc phát triển giao thông công cộng tại khu vực này là xu hướng tất yếu. Tuy nhiên với sự phát triển của loại hình phương tiện này trong nhiều trường hợp lại tác động tiêu cực tới hệ thống giao thông thành phố như gây ác tắc cục bộ, dãn cách giữa các xe không hợp lý. Vì vậy phát sinh vấn đề làm cách nào để nâng cao chất lượng quản lý của loại hình phương tiện này.

Từ trung tâm quản lý vừa có thể theo dõi và giám sát được các xe trên tuyến, quan sát được các điểm ùn tắc để đưa ra các thông báo kịp thời tới người điều khiển phương tiện. Việc kết hợp giữa công nghệ định vị vệ tinh toàn cầu GPS và truyền thông tạo ra khả năng thực hiện bài toán kể trên.

Tuy nhiên với bài toán trong nội đô khi áp dụng GPS cần có các điểm chú ý như sau: môi trường đô thị với nhiều toà nhà cao tầng là nhân tố làm giảm độ chính xác trong các phép định vị sử dụng GPS. Thêm vào đó, hệ thống quản lý các phương tiện vận tải hành khách công cộng yêu cầu độ chính xác trong các phép định vị cao (dưới 25m). Qua đó ta thấy rằng đối với bài toán quản lý các phương tiện vận tải hành khách công cộng trong thành phố vấn đề không chỉ dừng lại ở việc khai thác công nghệ, mà hơn thế, nó yêu cầu ta tìm ra các giải pháp khắc phục các các hạn chế của công nghệ đó. Trong bài báo này tiến hành phân tích, xây dựng cấu trúc của hệ thống quản lý và điều hành mạng lưới giao thông công cộng sử dụng công nghệ GPS và các phần mềm tại trung tâm điều khiển.

3.3.3.2 Mô hình hệ thống quản lý và điều hành mạng lƣới xe buýt sử dụng thiết bị định vị GPS [9] dụng thiết bị định vị GPS [9]

Một phần của tài liệu hệ thống giao thông thông minh (its) và đề xuất áp dụng tại thành phố biên hòa hiện nay báo cáo nghiên cứu khoa học sinh viên (Trang 46 - 47)