Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu Công tác huy động vốn và kế toán huy động tại ngân hàng Sacombank – chi nhánh Chợ Lớn (Trang 85 - 96)

NHNN là ngân hàng của các ngân hàng, giữ vai trò lãnh đạo trong hoạt động của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Vì thế, chính sách đúng đắn và cách thức điều chỉnh hợp lý của NHNN sẽ tạo tiền đề, động lực tích cực đến hoạt động của hệ thống NHTM trong nước. Với các biện pháp kiếm chế lạm phát, bình ổn giá cả thị trường, NHNN đã tạo ảnh hưởng tích cực đến tâm lý của khách hàng khi gửi tiền vào ngân hàng.

* Cải tiến chớnh sỏch lãi suất linh hoạt và hợp lý

NHNN có vai trò khởi tạo, thực thi các chính sách tiền tệ quốc gia một cách linh hoạt, trong đó cần khuyến khích tiết kiệm, tập trung vốn nhàn rỗi, đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh. NHNN cần dùng lãi suất làm động lực thúc đẩy các NHTM

trong huy động vốn. Do đó, NHNN nên có kế hoạch cải tiến chính sách lãi suất linh hoạt và hợp lý.

Lãi suất là giá cả trong huy động và sử dụng vốn. Giống như các loại giá cả khỏc trờn thị trường, nó là yếu tố quan trọng quyết định cung cầu tiền gửi. Lãi suất do ngân hàng quy định trên cơ sở lợi nhuận và mối quan hệ giữa cung và cầu tiền trong nền kinh tế. Vì vậy việc áp dụng lãi suất trong huy động vốn phải linh hoạt, phải tuân theo các quy luật khách quan của nền kinh tế và phải đảm bảo được lợi ích cho khách hàng gửi tiền, đồng thời đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng.

* Hiện đại hóa công nghệ huy động vốn

Công nghệ ngân hàng không chỉ đơn thuần là máy móc, thẻ thanh toán, máy ATM mà còn là cơ chế thanh toán trong nội bộ ngân hàng hay sử dụng các ứng dụng tin học vào việc quản lý nghiệp vụ trong kế toán và thanh toán, đồng thời lựa chọn giải pháp công nghệ phù hợp với điều kiện, khả năng của ngân hàng. Do đó, để hệ thống ngân hàng hoạt động hiện đại, chuyên nghiệp, NHNN cần đóng vai trò chủ đạo, hướng dẫn các ngân hàng thực hiện tốt tiến trình hiện đại hóa.

* Quy định cụ thể về hoạt động ngân hàng

NHNN cần có những hướng dẫn cụ thể về việc công khai các thông tin về hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính, cơ cấu vốn của các NHTM theo đúng quy định của Nhà nước. Qua đó giỳp cỏc nhà đầu tư, dân chúng có định hướng lựa chọn ngân hàng đầu tư, giao dịch. Bên cạnh đó, NHNN hỗ trợ các NHTM thực hiện tốt các biện pháp huy động vốn phù hợp với tình hình hoạt động, vị thế của từng ngân hàng trên thị trường tiền tệ.

Chi nhánh NHNN Thành phố cần tăng cường quản lý tích cực, hỗ trợ cho các ngân hàng trên địa bàn. Ví dụ như liên kết với các phương tiện truyền thông của Thành phố xây dựng các chương trình định kỳ, với nhiều hình thức khác nhau, giới thiệu những đổi mới của hệ thống ngân hàng, giúp công chúng hiểu, biết rõ, củng cố lòng tin và có cơ hội tiếp cận, giao dịch với ngân hàng.

* Hoàn thiện chính sách kế toán và hệ thống tài khoản kế toán của các NHTM phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế

Hiện nay kế toán áp dụng đối với các tổ chức tín dụng Việt Nam tuân thủ theo chuẩn mực kế toán Việt Nam. Mà chuẩn mực kế toán Việt Nam chưa hoàn toàn phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế. Vì vậy, một số chỉ tiêu như số liệu dự phòng rủi ro tín dụng phải trích lập, dự phòng rủi ro tín dụng, nguồn vốn chủ sở hữu… mà ngân hàng hạch toán theo chuẩn mực kế toán Việt Nam có sự khác biệt khi theo chuẩn mực kế toán quốc tế. Nên những thông tin sẵn có của một số NHTM Việt Nam không đáp ứng đầy đủ những yêu cầu về trình bày báo cáo tài chính theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế nờn khụng cung cấp được đầy đủ các thông tin cần thiết cho người sử dụng báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán quốc tế. Do đó, Bộ Tài Chính cần phải ban hành các chuẩn mực kế toán Việt Nam phù hợp hơn với chuẩn mực kế toán quốc tế.

Tóm tắt chương 3

Chương 3 trình bày về những định hướng phát triển chung của ngân hàng Sacombank và định hướng phát triển trong công tác kế toán huy động vốn trong năm 2011. Đồng thời kết hợp với những hạn chế đã trình bày ở chương 2, tụi đó đưa ra một số kiến nghị đối với ngân hàng Sacombank (cả Hội sở và chi nhánh Chợ Lớn), đối với Chính phủ và NHNN Việt Nam để hoàn thiện hơn công tác kế toán huy động vốn tại ngân hàng Sacombank – chi nhánh Chợ Lớn.

Kết luận

Một nền kinh tế phát triển bền vững và ổn định là mục tiêu tất yếu của một quốc gia, đặc biệt là Việt Nam – một quốc gia còn nghèo nàn về kinh tế và tuột hậu về khoa học – công nghệ, thì nhiệm vụ đặt ra cho chúng ta là phải thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, đưa nước ta vươn lên trở thành một nước công nghiệp sánh vai với các nước trong khu vực và các nước trên thế giới.

Trong điều kiện tình hình kinh tế thế giới biến động vô cùng phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế thế giới song Việt Nam vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Điều đó đã tạo thuận lợi cho thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, thu hút nguồn vốn nước ngoài. Là một chi nhánh nhưng Sacombank Chợ Lớn những năm qua cũng đã không ngừng phát triển huy động vốn góp phần không nhỏ vào công cuộc phát triển kinh tế đất nước. Đó là đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế, điều tiết vốn giữa các chủ thể trên địa bàn kinh tế. Do đó, để không ngừng phát triển và thu hút ngày càng nhiều khách hàng, chiếm lĩnh thị trường, chi nhánh cần không ngững cải tiến hoạt động kinh doanh nâng cao uy tín, tổ chức tốt công tác quản trị, quản lý.

Phụ lục

1. PL1 – Phụ lục mở mã khách hàng cá nhân

Field số Tên Field Nội dung

62 Last Name Họ

61 First Name Tên

178.7 Middle Name Tờn lót

2.1 GB Short Name Hệ thống sẽ tự lấy các dữ liệu của 3 Field trên kết hợp lại

3.1 GB Full Name

1 Mnemonic Tên gợi nhớ, quy tắc phải là chữ cái

đứng đầu rồi sau đó là số hay chữ đều được, tối đa là 10 ký tự. Khách hàng có thể không nhớ mã số khách hàng chỉ cần nhớ Mnemonic là có thể giao dịch với ngân hàng. Quy tắc đặt Mnemonic thống nhất của Sacombank là L+9 số của CMND. Trong đó L là Legal ID.

42 Birthday Ngày tháng năm sinh của khách hàng

5.1 GB Street Số nhà, tên đường, thành phố/ tỉnh.

tuy nhiên phải sử dụng dấu “-” thay cho dấu “/” vì hệ thống không nhận dạng các ký tự tương tự như “/” 7.1 GB Town/ Dist Chọn trong bảng lấy ra tên quận 178.6 City/ Province Tỉnh/ Thành phố

9.1 GB Country Quốc gia

28 Nationlity Quốc tịch

30 Residence Nơi cư trú

35.1 Doc Type Cú các lựa chọn:

DRIVING LICENSE: bằng lái xe NATIONAL.ID: CMND

ORTHER DOC: giấy tờ khác PASSPORT: hộ chiếu

34.1 Doc ID Nhập số CMND

37.1 Doc Issue Place Nơi cấp giấy tờ đăng ký ở trên

38.1 Doc Issue Date Ngày cấp

39.1 Doc Expiry Date Ngày hết hạn

178.1 Main Sector Nhóm thành phần khách hàng (do hệ

thống mặc định)

23 Sector Đã mặc định 1700 là cá nhân

178.18 Main Industry Chọn trong bảng lĩnh vực kinh doanh hoặc làm việc

26 Industry Sau khi chọn ở trên thì hệ thống sẽ tự

thu hẹp ngành kinh doanh.

27 Target Mục đích tiếp thị dịnh ra khách hàng

này là tiềm năng hoặc sẽ đem lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng.

29 Customer status Tình trạng khách hàng

24 Account Officer Chọn trong bảng tên nhân viên quản lý khách hàng

48 Company Book Cho biết tên đơn vị mở mã khách hàng

2. PL2 – phụ lục mở mó khỏc hàng là công ty

Field số Tên Field Nội dung

2.1 GB Short Name Tên viết tắt công ty

3.1 GB Full Name Tên đầy đủ của công ty

1 Mnemonic Tên gợi nhớ. Theo quy tắc là T+9 số của mã số

thuế

42 Incorp Date Ngày thành lập công ty

5.1 GB Street Địa chỉ công ty

7.1 GB Town/ Dist Tỉnh/ thành phố, quận, huyện

178.6 City/ Province Chọn trong bảng tên lấy ra quận, thành phố

9.1 GB Country Quốc gia

28 Nationality Quốc tịch

30 Residence Nơi cư trú

11.1 Tax code Mã số thuế

35.1 Doc Type Bao gồm: COM.CONT.PER.INFO: thông tin

người đến giao dịch với ngân hàng (đối với khách hàng là doanh nghiệp)

ESTAB.LIC.CODE: mã giấy phép thành lập doanh nghiệp

NATIONAL.ID: CMND ORTHER.DOC: giấy tờ khác PASSPORT: hộ chiếu

34.1 Doc ID Nếu chọn Field 35.1 là ESTAB.LIC.CODE thì

nhập mã số giấy phép thành lập công ty 37.1 Doc Issue Place Nơi cấp giấy tờ đăng ký ở trên

38.1 Doc Issue Date Ngày cấp giấy tờ đăng ký ở trên 39.1 Doc Expiry Date Ngày hết hạn giấy tờ đăng ký ở trên 178.10 Contract Person Tên người đến giao dịch

178.11 Position Chức vụ

178.12 Telephone Số điện thoại liên lạc 178.13 Email Address Địa chỉ email

178.14 Remark Ghi chú

178.1 Main sector Nhóm thành phần khách hàng, chọn trong bảng một thành phần doanh nghiệp nào đó thì hệ thống sẽ tự động thu nhỏ phần sector

23 Sector

178.18 Main Industry Chọn trong bảng level 1 Industry ngành hàng chính, sau đó chọn trong bảng Industry hệ thống đã tự động thu hẹp phạm vi ngành nghề

26 Industry

27 Target Mục đích tiếp thị, định ra khách hàng này là khách hàng tiềm năng hoặc đem lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng

29 Customer Status Tình trạng khách hàng

24 Account Officer Chọn trong bảng tên nhân viên quản lý khách hàng

3. PL3 – phụ lục mở tài khoản không kỳ hạn khách hàng

Field số Tên Field Nội dung

0 @ID Số tài khoản, chủ tài khoản, nhập mã sản phẩm

số tài khoản tự động phát sinh

1 Customer ID Mã khách hàng

6 Currency Loại tiền tệ của sản phẩm

3 Account Title Tên tài khoản

5 Short Title Tên viết tắt của tài khoản

Mnemonic Working Account)

15 Int.CAP to AC Nhập tài khoản tớnh lói cuối kỳ do chủ tài khoản yêu cầu

11 Account Oficer Mã GDV

4. PL4 – Bảng lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm của Sacombank:

Kỳ hạn

Lãi cuối kỳ Lãi hàng quý Lãi hàng tháng Lãi trả

trước (%/ kỳ hạn) %/ tháng %/ năm %/ tháng %/ năm %/ tháng %/ năm

1 0.87 10.44 0.87 10.44 0.86 2 0.87 10.44 0.865 10.38 1.71 3 0.87 10.44 0.86 10.32 2.54 4 0.84 10.08 0.835 10.2 3.25 5 0.84 10.08 0.835 10.2 4.03 6 0.845 10.14 0.845 10.14 0.835 10.2 4.83 7 0.845 10.14 0.835 10.2 5.58 8 0.845 10.14 0.835 10.2 6.33 9 0.845 10.14 0.845 10.14 0.835 10.2 7.07 10 0.845 10.14 0.84 10.08 7.79 11 0.845 10.14 0.84 10.08 8.5 12 0.85 10.2 0.855 10.26 0.845 10.14 9.26 13 0.86 10.32 0.845 10.14 10.06 15 0.86 10.32 0.855 10.26 0.845 10.14 11.43 18 0.86 10.32 0.855 10.26 0.845 10.14 13.4 24 0.86 10.32 0.855 10.26 0.845 10.14 17.11 36 0.86 10.32 0.855 10.26 0.845 10.14 23.64

5. PL5 – Một số mã sản phẩm tiền gửi tiết kiệm trên T24:

Mã loại hình Mã sản phẩm Tên sản phẩm

8100 100 Tiết kiệm lãi cuối kỳ cá nhân có dự thưởng

150 Tiết kiệm lãi cuối kỳ tổ chức

250 Tiết kiệm lãi hàng tháng tổ chức

300 Tiết kiệm lãi hàng quý cá nhân

350 Tiết kiệm lãi hàng quý tổ chức

8000 180 Kỳ phiếu

8001 Tiết kiệm linh hoạt doanh nghiệp

8200 500 Tiết kiệm vàng cá nhân

550 Tiết kiệm vàng tổ chức

8210 600 Tiết kiệm VND đảm bảo vàng cá nhân

650 Tiết kiệm VND đảm bảo vàng tổ chức

Văn bản

1. Luật các tổ chức tín dụng của NHNN 2. Luật kế toán

3. Chuẩn mực kế toán Việt Nam 4. Chuẩn mực kế toán quốc tế

5. Nghị định 141/2007/NĐ – CP ban hành ngày 22/11/2007 6. Nghị định 49/2000/NĐ – CP ngày 12/09/2000

7. Quy định 1789/2006/QĐ – NHNN ngày 12/12/2006 8. Quyết định số 07/2009/QĐ – NHNN ngày 24/3/2009 9. Quy định số 446/2010/QĐ – SPDN của Sacombank 10. Quyết định số 2683/2004/QĐ – HCQT

11. Nghị định 89/1999/NĐ – CP 12. Nghị định 109/2006/NĐ – CP

Sách

1. Bài tập và bài giải nghiệp vụ NHTM – TS. Nguyễn Minh Kiều – NXB Lao động – Xã hội – TP.HCM – Năm 2009

2. Kế toán Ngân hàng – Trường ĐHNH – TS. Nguyễn Thị Loan & TS. Lâm Thị Hồng Hoa – NXB Thống kê – TP.HCM – Năm 2010

3. Kế toán Ngân hàng – Trường ĐHKT – TS. Trương Thị Hồng – NXB Tài chính – TP.HCM – Năm 2009

4. Tiền tệ ngân hàng – Trường ĐHNH - TS. Lê Thị Tuyết Hoa & PGS.TS. Nguyễn Thị Nhung – NXB Thống Kê – TP.HCM - Năm 2008

5. Tài liệu hướng dẫn sử dụng T24 - Sacombank

Web

1. http://www.sbv.gov.vn

2. http://www.sacombank.com.vn 3. http://www.vietnamnet.com.vn

4. http://www.div.com.vn

Một phần của tài liệu Công tác huy động vốn và kế toán huy động tại ngân hàng Sacombank – chi nhánh Chợ Lớn (Trang 85 - 96)

w