* Việc lập kế hoạch giải cần được thực hiện như sau:
- Mô tả hiện tƣợng, quá trình vật lí xảy ra nêu lên trong đầu bài.
- Nêu ra các quy tắc, các định luật chi phối hiện tƣợng, qua trình đó. Tức là tìm ra điểm mấu chốt để giải quyết nhiệm vụ.
- Đƣa ra những lập luận, biến đổi toán học cần thực hiện nhằm xác định đƣợc mối liên hệ giữa cái đã cho với cái phải tìm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bƣớc phân tích hiện tƣợng, quá trình vật lí và lập kế hoạch giải là bƣớc quan trọng nhất của quá trình giải một BTVL định lƣợng. Với bất kì bài tập nào, khi đã thiết lập đƣợc các mối liên hệ cơ bản có thể dẫn đến mối liên hệ giữa cái phải tìm với chỉ những cái đã cho trong đầu bài, tức là đã tìm đƣợc lời giải. Đây cũng là bƣớc khó khăn nhất trong toàn bộ qua trình giải BTVL. Nó đòi hỏi ngƣời giải phải có một vốn liếng nhất định về Vật lí, phải nhớ lại nó, phải chọn lọc những vấn đề có liên quan đến bài tập. Nói chung đối với một bài tập để giải nó có vô số kiến thức liên quan, muốn lựa chọn đƣợc những kiến thức liên quan trực tiếp đến bài tập, có ích thật sự và có lí do đầy đủ thì cần phải có kiến thức về phƣơng pháp giải bài tập. Trong bƣớc này để thiết lập mối liên hệ giữa cái phải tìm với những cái đã biết, ngƣời ta thƣờng sử dụng phƣơng pháp suy luận theo hƣớng phân tích hoặc tổng hợp, đồng thời cũng gọi tên cho cách giải bài tập theo phƣơng pháp suy luận là giải bài tập bằng phƣơng pháp phân tích và phƣơng pháp tổng hợp.
* Giải bài tập bằng phương pháp phân tích:
Theo phƣơng pháp này, xuất phát điểm của suy luận là đại lƣợng cần tìm hoặc từ việc tìm kiếm các quy luật từ đó cho phép tìm lời giải trực tiếp cho bài toán, khi phân tích bài toán, HS sẽ tìm ra quy luật đại lƣợng phải tìm với các đại lƣợng khác, quá trình tiếp tục cho tới khi tìm ra đƣợc mối liên hệ giữa các đại lƣợng phải tìm với đại lƣợng đã cho.
Nhƣ vậy giải bài tập theo phƣơng pháp phân tích sẽ giúp học sinh dễ dàng tìm đƣợc cách giải bài tập. Tuy nhiên với một đại lƣợng vật lí chƣa biết có nhiều mối liên hệ với những đại lƣợng vật lí khác, do vậy mỗi một lần xuất hiện một đại lƣợng chƣa biết trong quá trình phân tích ta lại phải dẫn ra đƣợc tất cả các công thức liên quan, đồng thời phải lựa chọn những kiến thức có ích trong các mối liên hệ đó. Nhƣ vậy qua một số bƣớc ta mới thiết lập đƣợc mối liên hệ giữa các đại lƣợng chƣa biết với các đại lƣợng đã biết, dẫn đến một cách giải bài tập dài dòng, gồm những chuỗi các công thức biểu thị các mối liên hệ và những lập luận lựa chọn kiến thức.
* Giải bài tập bằng phương pháp tổng hợp:
Theo phƣơng pháp này suy luận không bắt đầu từ đại lƣợng cần tìm mà từ các đại lƣợng đã biết. Dùng công thức liên hệ giữa các đại lƣợng này với các đại lƣợng khác chƣa biết, ta tính đƣợc các đại lƣợng này. Từ các đại lƣợng này và các công
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
thức có liên quan ta tính đƣợc các đại lƣợng tiếp theo. Cứ nhƣ vậy cho tới khi ta tìm đƣợc các đại lƣợng cần tìm. Phƣơng pháp này đòi hỏi HS phải tính lần lƣợt các đại lƣợng trung gian nhờ giữ liệu đã cho và các công thức có liên quan trƣớc khi tính đại lƣợng cần tìm. Nhƣ vậy ngƣợc lại với phƣơng pháp phân tích việc giải bài tập không xuất phát từ đại lƣợng cần tìm.
Theo phƣơng pháp giải bài tập này ta có một lời giải rõ ràng, logic, ngắn gọn. Nhƣng nhƣợc điểm của phƣơng pháp này là ở chỗ nó mang tính chất mò mẫm, có thể chỉ tìm ra các đại lƣợng trung gian, không giúp đi đến kết quả cần tìm trong quá trình giải.
Hai phƣơng pháp giải bài tập nói trên đều có những ƣu, nhƣợc điểm riêng, trong đó ƣu điểm của phƣơng pháp này là nhƣợc điểm của phƣơng pháp kia. Do đó cần phải phối hợp hai phƣơng pháp này trong giải bài tập. Thông thƣờng giải một bài tập vật lí ta thƣờng phải vận dụng cả hai phƣơng pháp phân tích và tổng hợp. Muốn lập đƣợc kế hoạch giải một bài tập ngƣời ta sử dụng phƣơng pháp phân tích. Khi giải cụ thể bài toán thƣờng sử dụng phƣơng pháp tổng hợp hoặc phối hợp cả hai phƣơng pháp.
định hƣớng phƣơng pháp dạy giải một bài tập vật lí đúng đắn, có hiệu quả cần nắm vững lời giải một bài tập vật lí thể hiện ở khả năng trả lời đƣợc câu hỏi: Việc giải bài tập này cần xác lập đƣợc mối liên hệ cơ bản nào?Sự xác lập các mối quan hệ cơ bản cụ thể này dựa trên sự vận dụng kiến thức vật lí gì? Vào điều kiện nào của bài toán? Sơ đồ tiến trình luận giải để từ những mối liên hệ cơ bản đã xác lập đƣợc đi đến kết quả cuối cùng của giải bài tập nhƣ thế nào?