Phân loại bài tập

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học bài tập phần nhiệt học vật lý 10 theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh (Trang 46 - 47)

2.3.1.Bài tập định tính:

Là loại bài tập đƣợc đƣa ra với nhiều tên gọi khác nhau “câu hỏi thực hành”, “bài tập lôgic”, “câu hỏi định tính”,…Sự đa dạng trong cách gọi chứng tỏ loại bài tập này có những ƣu điểm về nhiều mặt, bởi vì mỗi tên gọi đều phản ánh một khía cạnh nào đó của ƣu điểm.

Thuật ngữ “bài tập định tính” cũng chƣa thật hoàn toàn chính xác bởi vì một đặc trƣng định tính của hiện tƣợng đƣợc xác định nhờ những quan hệ định lƣợng thích ứng. Đặc điểm của bài tập định tính là nhấn mạnh mặt định tính của các hiện tƣợng đang khảo sát, việc giải chủ yếu dựa vào các suy luận logic mà không cần phải tính toán phức tạp.

Loại bài tập này dùng để vận dụng kiến thức vào đời sống, sản xuất. Nó thƣờng đƣợc dùng làm bài tập mở đầu nghiên cứu tài liệu mới, giúp HS nắm vững bản chất vật lí của các hiện tƣợng, tạo say mê, hứng thú môn học cho học sinh, rèn cho họ tƣ duy logic, khả năng phán đoán, biết cách phân tích bản chất vật lí của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hiện tƣợng. Khi giải loại bài tập này đòi hỏi HS phải xác lập đƣợc mối liên hệ phụ thuộc về bản chất giữa các đại lƣợng vật lí. Bài tập này thƣờng đƣa ra yêu cầu dƣới dạng câu hỏi “Vì sao?”, “Tại sao?”. Đối với GV, nếu biết vận dụng khéo léo các bài tập định tính sẽ nâng cao hứng thú của ngƣời học và giúp họ tích cực tiếp thu kiến thức vật lí. Ngay ở những lớp đầu khi học vật lí, các bài tập chủ yếu là các bài tập định tính. Vì vậy có thể nói bài tập định tính nhƣ là bƣớc khởi đầu, cánh cổng mở ra cho học sinh tiếp cận ngôi nhà vật lí một cách thú vị.

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học bài tập phần nhiệt học vật lý 10 theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh (Trang 46 - 47)