* Loại 1: bài tập chỉ liên quan đến từng quá trình chuyển thể riêng biệt, hoặc liên quan đến một vài quá trình chuyển thể khác nhau xảy ra kế tiếp đối với một khối chất, kèm theo quá trình nung nóng khối chất đó trong các khoảng nhiệt độ khác nhau. Cách giải loại bài tập này dựa theo quy tắc sau:
Trƣớc hết cần xác định đúng quá trình chuyển thể của khối chất để áp dụng các công thức tính:
- Nhiệt nóng chảy Q m
- Nhiệt hóa hơi: Q = Lm - Nhiệt nung nóng Q = cm∆t
Tuy nhiên, cần phân tích xem trong quá trình chuyển thể, lƣợng khối chất ta xét tỏa nhiệt hay thu nhiệt. Trên cơ sở đó ta sẽ xác định đƣợc nhiệt lƣợng cần thiết phải cung cấp để thực hiện quá trình chuyển thể đối với toàn bộ khối chất hay chỉ đủ để thực hiện quá trình chuyển thể đối với một phần nào đó của khối chất này.
Hơn nữa, đôi khi còn phải phân tích xem nhiệt lƣợng cung cấp cho khối chất ta xét đƣợc thực hiện bằng cách nào (do truyền nhiệt, do ma sát, do nung nóng…)?
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Cách xác định nhiệt lƣợng đó nhƣ thế nào?
* Loại 2: bài tập liên quan đến nhiều quá trình chuyển thể khác nhau xảy ra đối với nhiều vật trong cùng một hệ vật, kèm theo các quá trình nung nóng khối chất đó trong các khoảng nhiệt độ khác nhau. Cách giải loại bài tập này dựa theo quy tắc sau đây:
- Trƣớc hết cần phân tích xem có các quá trình chuyển thể nào xảy ra? Xảy ra đối với vật nào và ở nhiệt độ bằng bao nhiêu?
- Đồng thời cần phân tích xem vật nào thu nhiệt, vật nào tỏa nhiệt? nhiệt độ của hệ vật khi đạt trạng thái cân bằng là bao nhiêu? Nhiệt độ cân bằng này cao hơn hay thấp hơn nhiệt độ chuyển thể của vật nào trong hệ vật ta xét?...Trong trƣờng hợp này: Ngoài việc áp dụng các công thức nhiệt chuyển thể và nhiệt nung nóng nêu trên, còn phải áp dụng nguyên lí cân bằng nhiệt │Qthu │= │Qtỏa│để xác định nhiệt độ cân bằng của hệ vật ta xét.