Bước 1: Đọc đề bài. Tìm hiểu đề bài.
Việc đọc kĩ đề bài giúp hiểu rõ vấn đề của bài tập và sơ bộ nhận dạng đƣợc bài tập. Giáo viên yêu cầu HS ghi ra những đại lƣợng đã cho (cả kí hiệu, trị số và đơn vị), những hằng số vật lí cần dùng và những đại lƣợng cần phải tính và đổi đơn vị về cùng hệ đơn vị thống nhất. Cần lƣu ý HS các thuật ngữ quan trọng để diễn đạt sang ngôn ngữ vật lí.
Giai đoạn này gồm các bƣớc nhƣ sau:
- Xác định ý nghĩa các thuật ngữ, phân biệt đâu là ẩn số phải tìm, đâu là dữ kiện đã cho.
- Dùng các kí hiệu vật lí để ghi tóm tắt đầu bài. - Đổi đơn vị về hệ đơn vị hợp pháp.
- Vẽ hình mô tả hiện tƣợng vật lí trong bài tập.
Bước 2: Phân tích hiện tượng của bài toán để xác lập các mối liên hệ cơ bản.
Đây là bƣớc có tính chất quyết định trong việc giải BTVL. HS cần tìm hiểu hiện tƣợng cho trong đề bài, xem hiện tƣợng đó thuộc loại nào, hình dung diễn biến hiện tƣợng đó để nhận biết các dữ kiện liên quan đến những khái niệm nào, hiện tƣợng nào, quy tắc nào, định luật nào trong vật lí. Sau đó liên hệ hiện tƣợng đó với những hiện tƣợng đã đƣợc học trong lí thuyết.
Tuy nhiên, lƣu ý rằng với mỗi loại hiên tƣợng cơ, nhiệt, điện…cách phân tích có những đặc điểm khác nhau. Trong khi phân tích hiện tƣợng, để dễ hình dung HS có thể tự vẽ thêm hình hoặc sơ đồ mô tả quá trình diễn biến hiện tƣợng trong bài toán.
Sau khi nắm vững hiện tƣợng của bài tập, HS biết đƣợc quy luật của hiên tƣợng, từ đó có thể vận dụng các định nghĩa, định luật, công thức thiết lập các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ phƣơng trình cho phép tìm các đại lƣợng chƣa biết.
Có thể có những trƣờng hợp cùng một hiện tƣợng có thể vận dụng nhiều định luật khác nhau để giải. Khi đó nên chọn xem cách giải nào ngắn hơn.
Tóm lại, hoạt động của HS ở giai đoạn này gồm:
- Đối chiếu các dữ kiện đã cho và cái phải tìm, xét bản chất vật lí của hiện tƣợng để nhận ra các định luật, công thức vật lí có liên quan.
- Xác lập các mối liên hệ cụ thể của cái đã biết và cái phải tìm.
Bước 3: Lập luận, tính toán các kết quả bằng số.
Trừ các trƣờng hợp đặc biệt, mỗi bài tập phải bắt đầu ở dạng tổng quát (tức là với các kí hiệu bằng chữ), hơn nữa, đại lƣợng cần tìm phải đƣợc biểu thị qua các đại lƣợng đã cho. Sau khi đã tìm đƣợc kết quả cuối cùng bằng chữ, HS tiếp tục luận giải để rút ra mối liên hệ tƣờng minh, trực tiếp giữa cái đã cho và cái phải tìm bằng cách thay các đại lƣợng bằng trị số của chúng để tính ra kết qủa bằng số. Trƣớc khi thay số HS cần nhớ đổi các trị số đại lƣợng tính trong cùng một hệ đơn vị (thƣờng là hệ đơn vị SI).
Cần nhớ rằng các trị số của đại lƣợng vật lí luôn luôn là gần đúng. Do đó, khi tính toán cần tuân theo các quy tắc áp dụng cho các số gần đúng.
Khi tính kết qủa cuối cùng có số lẻ thập phân, cần hƣớng dẫn HS chú ý đến sự cân đối về sai số tƣơng đối của các trị số đã cho trong đầu bài. Trong trƣờng hợp riêng, trong giá trị thu đƣợc của đại lƣợng phải tính, cần phải giữ nguyên con số cuối cùng mà đơn vị của nó còn vƣợt quá sai số của đại lƣợng đó. Cần bỏ đi tất cả các con số có nghĩa còn lại.
Bước 4: Nhận xét kết quả.
Đây là khâu cuối cùng để hoàn thiện việc giải một bài tập, nó giúp ngƣời học có thể phát hiện những sai sót mắc phải khi giải. Sau khi đã tìm đƣợc kết quả, giáo viên cần rèn luyện cho HS thói quen rút ra một số nhận xét về:
- Giá trị thực tế của kết quả. - Phƣơng pháp giải.
- Khả năng mở rộng bài tập. - Khả năng ứng dụng của bài tập.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Đó là 4 bƣớc chung, khái quát cho việc giải mọi BTVL. Tuy nhiên, trong vật lí có loại bài tập định tính và bài tập định lƣợng nhƣ đã xét ở trên. Mỗi loại có những đặc thù riêng nên cũng có cách thực hiện cụ thể các bƣớc khác nhau.