Phân tích tình hình tài chính thông qua các tỷ số tài chính

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty may hồng việt trà vinh (Trang 62 - 86)

5. KẾT CẤU LUẬN VĂN

2.2.2. Phân tích tình hình tài chính thông qua các tỷ số tài chính

2.2.2.1. Các tỷ số về khả năng thanh toán

Các tỷ số thanh toán đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của Công ty bằng các tài sản lưu động. Số liệu sử dụng để tính toán các tỷ số này được lấy từ bảng cân đối kế toán. Tỷ số thanh toán có ý nghĩa rất quan trọng đối với các tổ chức tín dụng vì nó giúp các tổ chức này đánh giá được khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của Công ty. Sau đây chúng ta sẽ tính toán các tỷ số khả năng thanh toán của Công ty liên doanh may Hồng Việt qua 3 năm 2008, 2008, 2010 và qua đó đánh giá tình hình tài chính của Công ty này.

a) Tỷ số thanh toán hiện hành (RC)

Bảng 2.6: TỶ SỐ THANH TOÁN HIỆN HÀNH QUA 3 NĂM 2008, 2009, 2010

Đvt: đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh

2009/2008 So sánh 2010/2009 Tài sản ngắn hạn (1) 4.011.225.212 5.858.349.315 7.236.404.352 1.847.124.103 1.378.055.037 Nợ ngắn hạn (2) 1.030.508.541 1.057.516.216 1.460.222.748 27.007.675 402.706.532 Tỷ số thanh toán hiện hành (lần) (1/2) 3,892 5,540 4,956 1,647 (0,584)

Hình 2.6: BIỂU ĐỒ VỀ TỶ SỐ THANH TOÁN HIỆN HÀNH QUA 3 NĂM 2008, 2009, 2010 0 1 2 3 4 5 6

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

L

n

Tỷ số thanh toán hiện thời

Quan sát hình 2.6 và bảng số liệu ta thấy tỷ số thanh toán hiện hành của Công ty có sự biến động qua các năm. Năm 2008 tỷ số thanh toán hiện hành là 3,892; điều này cho thấy có 3,892 đồng tài sản ngắn hạn đảm bảo cho một đồng nợ ngắn hạn đến hạn trả. Đến năm 2009 thì tỷ số này tăng lên và đạt 5,540; nghĩa là 1 đồng nợ ngắn hạn của Công ty sẽ được đảm bảo bằng 5,540 đồng tài sản ngắn hạn. Tỷ số này tăng đồng nghĩa khả năng thanh toán của Công ty cũng tăng và đây cũng là dấu hiệu nói lên những thuận lợi về hoạt động của Công ty trong tương lai.Tỷ số thanh toán hiện hành trong năm 2009 tăng là do tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn đều tăng so với 2008. Cụ thể là tài sản ngắn hạn tăng 1.847.124.103 đồng với tốc độ tăng 46,05%; còn nợ ngắn hạn tăng 27.007.675 đồng với tố độ tăng là 2,62%. Vì tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn là nhanh hơn so với nợ ngắn hạn, điều này trực tiếp làm tỷ số thanh toán hiện hành tăng lên. Song đến năm 2010, tỷ số thanh toán hiện hành giảm 0,584 lần so với 2009, cụ thể là RC = 4,956; tức là 1 đồng nợ ngắn hạn của Công ty sẽ được đảm bảo bằng 4,956 đồng tài sản ngắn hạn.

b) Tỷ số thanh toán nhanh (RQ)

(Nguồn: Phòng Kế toán - Tài vụ Công ty liên doanh may Hồng Việt - Trà Vinh, năm 2008, 2009, 2010)

Hình 2.7: BIỂU ĐỒ VỀ TỶ SỐ THANH TOÁN NHANH QUA 3 NĂM 2008, 2009, 2010 0 1 2 3 4 5 6

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

L

n

Tỷ số thanh toán nhanh

Nhìn chung, tỷ số thanh toán nhanh của Công ty liên doanh may Hồng Việt - Trà Vinh không có gì khác với tỷ số thanh toán hiện hành. Năm 2008 RQ = 3,892; nghĩa là 1 đồng nợ đến hạn được đảm bảo bằng 3,892 đồng tài sản có tính thanh khoản. Năm 2009 RQ = 5,539 và con số này giảm ở năm 2010 (RQ = 4,955). Chỉ số thanh toán nhanh bằng với chỉ số thanh toán hiện hành qua các năm là vì giá trị hàng tồn kho chỉ chiếm 1 tỷ lệ rất nhỏ trong tổng giá trị tài sản ngắn hạn của Công ty, thêm vào đó là giá trị hàng tồn kho không thay đổi qua các năm.

Bảng 2.7: TỶ SỐ THANH TOÁN NHANH QUA 3 NĂM 2008, 2009, 2010

Đvt: đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh

2009/2008 So sánh 2010/2009 Tài sản ngắn hạn (1) 4.011.225.212 5.858.349.315 7.236.404.352 1.847.124.103 1.378.055.037 Hàng tồn kho (2) 572.221 572.221 572.221 0 0 Nợ ngắn hạn (3) 1.030.508.541 1.057.516.216 1.460.222.748 27.007.675 402.706.532 Tỷ số thanh toán nhanh (lần) (1-2)/(3) 3,892 5,539 4,955 1,647 (0,584)

Như vậy qua việc phân tích chỉ số thanh toán nhanh qua 3 năm ta thấy tình hình tài chính của Công ty tương đối khả quan.

2.2.2.2. Các tỷ số hoạt động

Các tỷ số hoạt động đo lường hoạt động kinh doanh của một Công ty. Để nâng cao tỷ số hoạt động các nhà quản trị phải biết những tài sản nào chưa dùng hoặc không dùng không tạo ra thu nhập để có thể sử dụng chúng một cách có hiệu quả hoặc loại bỏ chúng đi. Tỷ số hoạt động còn gọi là tỷ số hiệu quả hoặc tỷ số luân chuyển. Chúng ta sẽ phân tích các tỷ số này để thấy được hiệu quả hoạt động của Công ty

a) Tỷ số vòng quay các khoản phải thu (thể hiện ở dạng khác là tỷ số kỳ thu tiền bình quân)

Tỷ số vòng quay các khoản phải thu được sử dụng để xem xét cẩn thận việc thanh toán các khoản phải thu. Khi khách hàng thanh toán tất cả các hóa đơn của họ thì lúc đó các khoản phải thu quay được một vòng. Tỷ số này được thể hiện ở dạng khác đó là tỷ số kỳ thu tiền bình quân. Vì vậy chúng ta cùng lúc phân tích tỷ số vòng quay các khoản phải thu và tỷ số kỳ thu tiền bình quân.

56

Bảng 2.8: TỶ SỐ VÒNG QUAY CÁC KHOẢN PHẢI THU QUA 3 NĂM 2008, 2009, 2010

Đvt: đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh

2009/2008

So sánh 2010/2009

Doanh thu (1) 11.529.483.261 10.237.597.075 12.481.676.067 (1.291.886.186) 2.244.078.992 Các khoản phải thu (2) 2.129.892.400 2.477.301.941 1.226.291.105 347.409.541 (1.251.010.836) Các khoản phải thu

bình quân (3) 2.113.160.897 2.303.597.171 1.851.796.523 190.436.274 (451.800.648)

Vòng quay các khoản

phải thu (vòng) (1/3) 5,46 4,44 6,74 (1,01) 2,30

(Nguồn: Phòng Kế toán - Tài vụ Công ty liên doanh may Hồng Việt - Trà Vinh, năm 2008, 2009, 2010)

Bảng 2.9: TỶ SỐ KỲ THU TIỀN BÌNH QUÂN QUA 3 NĂM 2008, 2009, 2010

Đvt: đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh

2009/2008

So sánh 2010/2009

Các khoản phải thu (1) 2.129.892.400 2.477.301.941 1.226.291.105 347.409.541 (1.251.010.836) Các khoản phải thu

bình quân (2) 2.113.160.897 2.303.597.171 1.851.796.523 190.436.274 (451.800.648) Doanh thu (3) 11.529.483.261 10.237.597.075 12.481.676.067 (1.291.886.186) 2.244.078.992 Doanh thu bình quân

ngày (4) 31.587.625 28.048.211 34.196.373 (3.539.414) 6.148.162

Kỳ thu tiền bình

quân (ngày) (2/4) 66,90 82,13 54,15 15,23 (27,98)

Hình 2.8: BIỂU ĐỒ TỶ SỐ VÒNG QUAY CÁC KHOẢN PHẢI THU QUA 3 NĂM 2008, 2009, 2010 0 1 2 3 4 5 6 7 8

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

V ò n g Vòng quay các khoản phải thu

Hình 2.9: BIỂU ĐỒ VỀ TỶ SỐ KỲ THU TIỀN BÌNH QUÂN QUA 3 NĂM 2008, 2009, 2010 0 20 40 60 80 100

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

N

g

à

y

Kỳ thu tiền bình quân (ngày)

Nhìn vào hình và bảng số liệu (hình 2.8, bảng 2.8) ta thấy tỷ số vòng quay các khoản phải thu năm 2008 là 5,46 lần. Tỷ số này cho thấy trong năm 2008 các khoản phải thu luân chuyển 5,46 lần. Điều này có nghĩa là bình quân khoản 365

5,46 = 66,9 ngày sau khi giao hàng Công ty mới thu hồi được nợ. Đây cũng chính là kỳ thu tiền bình quân của Công ty. Đến năm 2009 tỷ số vòng quay các khoản phải thu là 4,44 lần. Đồng nghĩa là bình quân khoản 365

4,44 = 82,13 ngày sau khi giao hàng Công ty sẽ thu hồi được nợ. Kỳ thu tiền bình quân năm 2009 tăng so với năm 2009 (tăng 15,23 ngày). Việc tăng lên này phản ánh khả năng thu hồi vốn của Công ty giảm sút so với 2008. Yếu tố làm cho tỷ số kỳ thu tiền bình quân tăng lên phần lớn là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới làm cho nhiều Công ty gặp khó khăn trong vấn đề thanh toán, vì vậy các khoản phải thu của Công ty tăng lên (tăng 347.479.541 đồng so với 2008 với tốc độ tăng là 16,31%)). Thêm vào đó là Công ty

thực hiện chính sách thu hẹp sản xuất trong năm 2009, dẫn đến doanh thu thuần do bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm từ 11.529.483.261 đồng xuống còn 10.237.597.075 đồng. Đây là dấu hiệu đáng báo động, cảnh báo những khó khăn về mặt tài chính mà Công ty sắp đối diện vì thời gian thu hồi nợ dài - vốn bị chiếm dụng nhiều (gia tăng khoản nợ khó đòi) ảnh hưởng đến việc sử dụng vốn của Công ty. Đến năm 2010 tỷ số vòng quay các khoản phải thu là 6,74 lần, tương đương với kỳ thu tiền bình quân là 54,15 ngày. Nghĩa là bình quân từ khi giao hàng Công ty phải mất 54,15 ngày để thu đủ số tiền hàng. Chính vì trong năm này Công ty tăng cường đầu tư vào Công tác thu hồi nợ làm các khoản phải thu giảm 1.251.010.836 đồng, đồng thời với cơ chế mở rộng sản xuất để cải thiện tình hình sản xuất kinh doanh làm doanh thu tăng đáng kể với 1 lượng là 2.244.078.992 đồng. Kỳ thu tiền bình quân năm 2010 giảm thể hiện khả năng thu hồi nợ năm 2010 có chiều hướng khả quan hơn.

Mặc dù tỷ số vòng quay các khoản phải thu hoặc kỳ thu tiền bình quân cao hay thấp phụ thuộc vào chính sách bán chịu của từng Công ty, nhưng nếu tỷ số vòng quay các khoản phải thu thấp (kỳ thu tiền bình quân cao) thì hiệu quả sử dụng vốn sẽ kém do vốn bị chiếm dụng nhiều, nếu số vòng quay các khoản phải thu quá cao (kỳ thu tiền bình quân thấp) sẽ giảm sức cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh dẫn đến giảm doanh thu. Qua việc phân tích chúng ta thấy tỷ số kỳ thu tiền bình quân của Công ty qua 3 năm là khá cao (tỷ số vòng quay các khoản phải thu tương đối thấp). Vì vậy Công ty nên rút ngắn tỷ số kỳ thu tiền bình quân (cũng như nâng cao tỷ số vòng quay các khoản phải thu) đến 1 mức độ hợp lý để cải thiện tình hình tài chính. Và điều cần thiết là nên xem xét kỹ lưỡng từng khoản phải thu để phát hiện những khoản nợ đã quá hạn trả và có biện pháp xử lý.

b) Tỷ số vòng quay hàng tồn kho (RI)

Tỷ số vòng quay hàng tồn kho phản ánh hiệu quả quản lý hàng tồn kho của một Công ty. Tỷ số này càng lớn thể hiện hiệu quả quản lý hàng tồn kho càng cao, vì hàng tồn kho quay vòng nhanh giúp Công ty giảm được chi phí bảo quản, ứ động vốn ở hàng tồn kho.Tuy nhiên, tỷ số vòng quay hàng tồn kho quá cao cũng tiềm ẩn nhiều trục trặc trong khâu cung cấp, hàng hóa dự trữ không kịp thời cung cấp cho khách hàng.

59

(Nguồn: Phòng Kế toán - Tài vụ Công ty liên doanh may Hồng Việt - Trà Vinh, năm 2008, 2009, 2010)

Bảng 2.10: TỶ SỐ VÒNG QUAY HÀNG TỒN KHO QUA 3 NĂM 2008, 2009, 2010

Đvt: đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2009 Giá vốn hàng bán (1) 9.247.528.583 8.068.786.809 9.557.192.004 (1.178.741.774) 1.488.405.195 Hàng tồn kho (2) 572.221 572.221 572.221 0 0 Hàng tồn kho bình quân (3) 572.221 572.221 572.221 0 0 Tỷ số vòng quay hàng tồn kho (vòng) (1/3) 16.160,76 14.100,82 16.701,92 (2.059,94) 2.601,10

Hình 2.10: BIỂU ĐỒ VỀ TỶ SỐ VÒNG QUAY HÀNG TỒN KHO QUA 3 NĂM 2008, 2009, 2010 12000 13000 14000 15000 16000 17000

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

V ò n g Tỷ số vòng quay hàng tồn kho

Nhìn chung, tỷ số vòng quay hàng tồn kho tại Công ty liên doanh may Hồng Việt - Trà Vinh biến động không ổn định qua các năm. Chúng ta đã biết số vòng quay hàng tồn kho là một tiêu chuẩn đánh giá công ty sử dụng hàng tồn kho của mình có hiệu quả hay không. Năm 2008 RI = 16.160,76 nghĩa là hàng tồn kho của Công ty năm 2008 luân chuyển 16.160,76 vòng; đồng nghĩa là khoảng 365

16.160,76 = 0,022 ngày hàng tồn kho luân chuyển 1 vòng. Vì Công ty liên doanh may Hồng Việt là Công ty sản xuất nên tỷ số vòng quay hàng tồn kho lớn (RI =16.160,76) thể hiện hiệu quả quản lý hàng tồn kho cao. Nghĩa là hàng tồn kho quay vòng nhanh sẽ giúp cho công ty giảm được chi phí bảo quản, giảm hao hụt và việc ứ đọng hàng tồn kho. Đến năm 2009 thì tỷ số này giảm 2.059,94 vòng so với 2008 (năm 2009 RI = 14.100,82 vòng). Nguyên nhân chủ yếu là do giá vốn hàng bán năm 2009 giảm 1.178.741.774 đồng với tốc độ giảm là 12,75%. Điều này cũng dễ hiểu là vì năm 2009 Công ty chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nên Công ty áp dụng chiến lược thu hẹp sản xuất, dẫn đến giá vốn hàng bán năm này giảm. Về mặt hàng tồn kho thì không thay đổi giá trị qua các năm.

Năm 2010, do nền kinh tế thế giới dần ổn định, Công ty đẩy mạnh sản xuất nên giá vốn hàng bán tăng 1.488.405.195 đồng so với 2009. Đồng thời lượng hàng tồn kho có giá trị không thay đổi. Tất cả điều này là nhân tố làm cho tỷ số vòng quay hàng tồn kho năm 2010 tăng lên đạt 16.701,92 vòng.

61

(Nguồn: Phòng Kế toán - Tài vụ Công ty liên doanh may Hồng Việt - Trà Vinh, năm 2008, 2009, 2010)

Bảng 2.11: TỶ SỐ VÒNG QUAY TÀI SẢN CỐ ĐỊNH QUA 3 NĂM 2008, 2009, 2010

Đvt: đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh

2009/2008

So sánh 2010/2009

Doanh thu thuần (1) 11.529.483.261 10.237.597.075 12.481.676.067 (1.291.886.186) 2.244.078.992 Tổng giá trị tài sản cố định (2) 1.215.707.864 698.693.891 636.097.679 (517.013.973) (62.596.212) Tổng giá trị tài sản cố định

bình quân (3) 1.873.729.222 957.200.877,5 667.395.785 (916.528.344,5) (289.805.092,5)

Tỷ số vòng quay tài sản cố

Hình 2.11: BIỂU ĐỒ VỀ TỶ SỐ VÒNG QUAY TÀI SẢN CỐ ĐỊNH QUA 3 NĂM 2008, 2009, 2010 0 5 10 15 20

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

V ò n g Tỷ số vòng quay tài sản cố định

Tỷ số vòng quay tài sản cố định đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty. Quan sát sơ lược bảng số liệu và hình 2.11 ta thấy tỷ số vòng quay tài sản cố định tại Công ty liên doanh may Hồng Việt - Trà Vinh có chiều hướng tăng dần. Vòng quay tài sản cố định năm 2008 là 6,15 vòng, nghĩa là bình quân trong năm 1 đồng tài sản cố định đã tạo ra được 6,15 đồng doanh thu thuần. Tỷ số này tăng ở năm 2009 và đạt giá trị RF = 10,70 vòng, tăng 4,54 vòng. Sỡ dĩ tỷ số này tăng là do cả doanh thu thuần và giá trị tài sản cố định đều giảm nhưng tốc độ giảm của tài sản cố định nhanh hơn. Cụ thể là doanh thu năm 2009 giảm 1.291.886.186 đồng so với 2008 với tốc độ giảm 11,21%, tài sản cố định giảm 517.013.973 đồng với tốc độ giảm là 42,53%. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản cố định năm 2009 đạt hiệu quả hơn so với 2008. Đến năm 2010 thì RF = 18,70 vòng, tỷ số vòng quay tài sản cố định năm 2010 tăng đột biến so với 2009 (tăng 8,01 vòng). Chính vì năm 2010, cùng với sự ổn định kinh tế thế giới, Công ty mở rộng sản xuất và nhận nhiều đơn đặt hàng hơn làm doanh thu thuần năm 2010 tăng từ 10.237.597.075 đồng lên 12.481.676.067 đồng (tăng 2.244.078.992 đồng). Còn tài sản cố định lại giảm từ 698.693.891 đồng còn 636.097.679 đồng ở năm 2010 (giảm 62.596.212 đồng). Việc tăng lên của vòng quay tài sản cố định đánh giá những khởi sắc trong công tác sử dụng tài sản cố định tại Công ty.

d) Tỷ số vòng quay tổng tài sản (RA)

Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản trong Công ty.

63

Bảng 2.12: TỶ SỐ VÒNG QUAY TỔNG TÀI SẢN QUA 3 NĂM 2008, 2009, 2010

Đvt: đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh

2009/2008

So sánh 2010/2009

Doanh thu thuần (1) 11.529.483.261 10.237.597.075 12.481.676.067 (1.291.886.186) 2.244.078.992 Tổng tài sản (2) 5.859.152.743 6.826.736.397 8.039.817.546 967.583.654 1.213.081.149 Tổng tài sản bình quân (3) 6.038.338.634 6.342.944.570 7.433.276.972 304.605.936 1.090.332.402

Vòng quay tổng tài sản (vòng) (1/3) 1,91 1,61 1,68 (0,30) 0,07

Hình 2.12: BIỂU ĐỒ VỀ TỶ SỐ VÒNG QUAY TỔNG TÀI SẢN QUA 3 NĂM 2008, 2009, 2010 1.40 1.50 1.60 1.70 1.80 1.90 2.00

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

V ò n g Vòng quay tổng tài sản (vòng)

Qua các năm, vòng quay tổng tài sản của Công ty không cao và có biến động khác nhau. Vòng quay tổng tài sản năm 2008 là 1,91 vòng, nghĩa là trong năm bình quân 1 đồng giá trị tài sản tham gia vào quá trình sản xuất tạo ra được 1,91 đồng doanh thu thuần. Đến năm 2009 thì giảm xuống chỉ còn 1,61 vòng (giảm 0,3 vòng so với 2008). Đồng nghĩa trong năm này, bình quân 1 đồng tài sản tham gia vào sản xuất chỉ tạo ra 1,61 đồng doanh thu. Tỷ số này giảm là do Công ty chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính nên thu hẹp sản xuất làm doanh thu giảm 1.291.886.186 đồng (tương đương 11,21%); trong khi tổng tài sản lại tăng 967.583.654 đồng (tương đương 16,52%) so với 2008. Tỷ số vòng quay tổng tài sản năm 2010 tăng so với năm 2009 và đạt giá trị là 1,68 vòng, tỷ số này đã tăng 0,07 vòng. Điều đó thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty năm 2010 cao hơn so

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty may hồng việt trà vinh (Trang 62 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)