Phân tích khái quát tình hình tài chính của công ty

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty may hồng việt trà vinh (Trang 44 - 62)

5. KẾT CẤU LUẬN VĂN

2.2.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính của công ty

2.2.1.1. Phân tích cơ cấu và tình hình biến động của tài sản

a) Phân tích khái quát tình hình biến động về tài sản

Căn cứ vào bảng CĐKT của Công ty liên doanh May Hồng Việt - Trà Vinh cuối năm 2008, 2009, 2010, ta lập bảng phân tích sau:

35

Bảng 2.1: BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG VỀ TÀI SẢN QUA 3 NĂM 2008, 2009, 2010

Đvt: đồng

TÀI SẢN Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2009

Giá trị % Giá trị %

I. Tài sản ngắn hạn 4.001.225.212 5.858.349.315 7.236.404.352 1.847.124.103 46,05 1.378.055.037 23,52

1. Tiền và các khoản tương

đương tiền 132.586.398 86.136.667 198.067.486 (46.449.731) (35,03) 111.930.819 129,95 2. Các khoản đầu tư tài

chính ngắn hạn 1.672.000.000 3.171.493.652 5.765.275.652 1.499.493.652 89,68 2.593.782.000 81,78 3. Các khoản phải thu ngắn

hạn 2.219.892.400 2.477.301.941 1.226.291.105 347.409.541 16,31 (1.251.010.836) (50,50) 4. Hàng tồn kho 572.221 572.221 572.221 0 0

5. Tài sản ngắn hạn khác 76.174.202 122.844.834 46.197.888 46.670.632 61,27 (76.646.946) (62,39)

II. Tài sản dài hạn 1.847.927.531 968.387.082 803.413.194 (879.540.449) (47,60) (164.973.888) (17,04)

1. Tài sản cố định 1.215.707.864 698.693.891 636.097.679 (517.013.973) (42,53) (62.596.212) (8,96) 2. Tài sản dài hạn khác 632.219.667 269.693.191 167.315.515 (517.013.973) (57,34) (102.377.676) (37,96)

Tổng tài sản 5.859.152.743 6.826.736.397 8.039.817.546 967.583.654 16,51 1.213.081.149 17,77

Hình 2.4: BIỂU ĐỒ BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN QUA 3 NĂM 2008, 2009, 2010 0 2,000,000,000 4,000,000,000 6,000,000,000 8,000,000,000 10,000,000,000

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Đ

n

g

I. Tài sản ngắn hạn II. Tài sản dài hạn Tổng tài sản

Nhìn vào hình 2.4 ta thấy tổng tài sản của công ty liên tục tăng qua các năm, điều này thể hiện quy mô vốn của doanh nghiệp cũng tăng. Cụ thể là:

Tài sản ngắn hạn đều tăng qua các năm. Năm 2009 tăng 1.847.124.103 đồng so với 2008, tương đương 46,05%. Năm 2010 tăng 1.378.055.037 đồng so với năm 2009, tương đương 23,52%. Xét về nguyên nhân, tài sản ngắn hạn năm 2009 tăng so với 2008 là do các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng nhanh, tăng 89,68% tương đương 1.499.493.652 đồng. Thêm vào đó là các khoản phải thu ngắn hạn và tài sản ngắn hạn khác cũng tăng. Cụ thể là các khoản phải thu ngắn hạn tăng 16,31% với số tiền 347.409. 541 đồng, tài sản ngắn hạn khác tăng 61,27% với số tiền là 46.670.632 đồng, điều này đồng nghĩa Công ty đang lâm vào tình trạng ứ đọng vốn khá nhiều. Giá trị hàng tồn kho ổn định qua các năm. Nhưng mặt khác, tiền và các khoản tương đương tiền của Công ty giảm mạnh, giảm một lượng là 46.449.722 đồng tương đương 35,03%. Riêng đối với năm 2010, tài sản ngắn hạn tăng chủ yếu là do tiền và các khoản tương đương tiền của Công ty tăng đột biến, tăng đến 129,95%. điều này chứng tỏ khă năng thanh toán của doanh nghiệp đã thuận lợi hơn so với năm 2009. Thêm vào đó, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn cũng tăng 81,78% so với năm 2009. Trong năm này Công ty đã chú trọng hơn vào công tác thu tiền khách hàng và kết quả là đã thu được phần lớn số tiền khách hàng nợ, điều này làm giảm các khoản phải thu, giảm bớt được hiện tượng bị ứ đọng vốn trong khâu thanh toán làm cho việc sử dụng vốn có hiệu quả hơn, cụ thể là giảm 50,50% với số tiền 1.251.010.836 đồng. Bên cạnh đó, việc cắt giảm đầu tư vào tài sản ngắn hạn khác làm khoản mục này giảm đến 62,39 % tương đương 76.646.946 đồng.

Ngược lại, tài sản dài hạn của Công ty liên tục giảm qua 3 năm. Năm 2009 giảm 47,60% so với năm 2008, với số tiền 879.540.449 đồng. Sang năm 2010, tài sản dài hạn tiếp tục giảm so với năm 2009 nhưng giảm 1 lượng không nhiều với số tiền 164.973.888 đồng tương đương 17,04%. Việc giảm này là do sự giảm xuống về mặt giá trị của tài sản cố định và tài sản dài hạn khác. Mặc dù giá trị tài sản cố định của công ty năm 2009, 2010 giảm mạnh so với năm 2008 nhưng bản chất bên trong của nó là sự gia tăng về nguyên giá và khấu hao tài sản cố định (giá trị hao mòn lũy kế). Trong năm 2009, 2010 Công ty mua thêm dây chuyền sản xuất mới để nâng cao năng suất, cụ thể là năm 2008 nguyên giá tài sản cố định là 4.716.664.679 đồng, năm 2010 là 4.803.884.569 đồng và năm 2010 là 4.878.654.569 đồng. Đồng thời Công ty tiến hành trích khấu hao nhanh các tài sản mới và cũ nhằm nhanh chóng thu hồi vốn, minh chứng là năm 2008 khấu hao 3.500.956.815 đồng, năm 2009 là 4.105.190.678 đồng, năm 2010 là 4.242.556.890 đồng.

38

Bảng 2.2: BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU TÀI SẢN QUA 3 NĂM 2008, 2009, 2010

Đvt: đồng

TÀI SẢN

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) I. Tài sản ngắn hạn 4.001.225.212 68,29 5.858.349.315 85,81 7.236.404.352 90,01 1. Tiền và các khoản

tương đương tiền 132.586.398 2,26 86.136.667 1,26 198.067.486 2,46 2. Các khoản đầu tư tài

chính ngắn hạn 1.672.000.000 28,54 3.171.493.652 46,46 5.765.275.652 71,71 3. Các khoản phải thu

ngắn hạn 2.129.892.400 36,35 2.477.301.941 36,29 1.226.291.105 15,25 4. Hàng tồn kho 572.221 0,01 572.221 0,01 572.221 0,01 5. Tài sản ngắn hạn

khác 76.174.202 1,30 122.844.834 1,80 46.197.888 0,57

II. Tài sản dài hạn 1.847.927.531 31,54 968.387.082 14,19 803.413.194 9,99

1. Tài sản cố định 1.215.707.864 20,75 698.693.891 10,23 636.097.679 7,91 2. Tài sản dài hạn khác 632.219.667 10,79 269.693.191 3,95 167.315.515 2,08

Tổng tài sản 5.859.152.743 100,00 6.826.736.397 100,00 8.039.817.546 100,00

Như đã phân tích, tình hình tài sản của Công ty liên tục tăng qua các năm. Nhưng để hiểu rõ hơn về tình hình này chúng ta đi vào phân tích các chỉ tiêu cụ thể:

Vể tài sản ngắn hạn: Nhìn vào bảng phân tích ta thấy tài sản của Công ty tăng rõ rệt qua các năm, điều này thể hiện rõ qua kết cấu của nó so với tổng giá trị tài sản. Năm 2008 tài sản ngắn hạn chỉ đạt 4.011.225.212 đồng chiếm 68,46% tổng giá trị tài sản. Nhưng đến năm 2009 con số đó là 5.858.349.315 đồng chiếm tỷ trọng 85,81% tổng giá trị tài sản. Năm 2010, tài sản ngắn hạn tiếp tục tăng và đạt 7.236.404.352 đồng chiếm 90,01 % tổng giá trị tài sản. Xét về nguyên nhân thì việc tăng lên về mặt giá trị cũng như cơ cấu tài sản là do biến động không đều của các chỉ tiêu trong tài sản ngắn hạn. Cụ thể là:

Năm 2008, tiền và các khoản tương đương tiền chỉ chiếm 2,26% trong tổng giá trị tài sản tương đương 132.586.389 đồng. Nhưng sang năm 2009, lượng tiền giảm xuống còn 86.136.667 đồng chiếm tỷ trọng 1,26% tổng giá trị tài sản. Về nguyên nhân sâu xa, lượng tiền giảm một phần là do Công ty tăng cường đầu tư vào các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, một phần là do các khoản phải thu ngắn hạn tăng. Điều này chứng tỏ Công ty bị khách hàng chiếm dụng vốn nhiều - tình trạng ứ đọng vốn làm ảnh hưởng đến công tác thanh toán của Công ty. Đến năm 2010 thì khoản mục này tăng đột biến cả về mặt giá trị lẫn kết cấu trong tổng giá trị tài sản. Về mặt giá trị tăng từ 86.136.667 đồng (năm 2009) lên 198.067.486 đồng (năm 2010), tương đương tăng 1,2% về mặt kết cấu (năm 2009 chiếm 1,26% tổng giá trị tài sản, năm 2010 chiếm 2,46% tổng giá trị tài sản). Nguyên nhân là do các khoản phải thu ngắn hạn của Công ty giảm. Điều này cho thấy số tiền của Công ty bị khách hàng chiếm dụng đã giảm, làm tăng tính linh hoạt trong việc sử dụng vốn của Công ty. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: Qua bảng phân tích ta thấy các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng đột biến qua các năm, điều này chứng tỏ Công ty đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực đầu tư tài chính ngắn hạn, mà chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm. Cụ thể là năm 2008 các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn chỉ đạt 1.672.000.000 đồng chiếm 28,54% tổng giá trị tài sản nhưng sang năm 2009 thì lại chiếm tỉ trọng 46,46% tổng giá trị tài sản tương ứng 3.171.493.652 đồng, và trong năm 2010 tiếp tục tăng đạt mức 5.765.275.652 đồng tương ứng 71,71% tổng giá trị tài sản.

Các khoản phải thu ngắn hạn năm 2009 tăng so với năm 2008, điều này nói lên Công ty bị khách hàng chiếm dụng vốn nhiều - tình trạng ứ đọng vốn làm ảnh

hưởng đến công tác thanh toán của Công ty. Điều đó có thể chứng minh bằng sự tăng lên về mặt giá trị, năm 2009 tăng 347.409.541 đồng so với 2008. Nguyên nhân chính dẫn đến việc giá trị các khoản phải thu ngắn hạn tăng lên là do tất cả các Công ty đều chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới. Do tích cực quan tâm đến Công tác thu hồi các khoản nợ đề làm giảm tình trạng ứ đọng vốn nên các khoản phải thu ngắn hạn ở năm 2010 giảm mạnh so với năm 2009. Nói rõ hơn là giảm 1.251.010.836 đồng.

Vì đặc điểm kinh doanh của Công ty là nhận hàng về gia công nên hàng tồn kho của công ty chiếm tỷ trọng không đáng kể so với tổng giá trị tài sản, chỉ chiếm 0,01% và số liệu này không thay đổi qua các năm.

Tài sản ngắn hạn khác của Công ty cũng không ngừng thay đổi qua các năm. Tăng từ 1,3% (năm 2008) lên 1,8% (năm 2009), tương đương tăng 46.670.632 đồng về mặt giá trị, lý do là Công ty phải trả trước một khoản chi phí là 56.775.319 đồng. Tuy vậy đến năm 2010, tài sản ngắn hạn khác giảm mạnh chỉ đạt 0,57% tổng giá trị tài sản tương đương 46.197.888 đồng. Lý do là Công ty đã tất toán toàn bộ khoản chi phí trả trước ngắn hạn năm trước và công nhân tạm ứng ít hơn.

Tài sản dài hạn: Đối lập với tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn lại liên tục giảm qua các năm, năm 2009 giảm 879.540.449 đồng so với năm 2008 và trong năm 2010 tiếp tục giảm 164.973.888 đồng so với 2009. Về mặt kết cấu, giảm từ 35,54% (năm 2008) xuống 14,19% (năm 2009) và tiếp tục giảm còn 9,99% (năm 2010). Nguyên nhân của việc này là do sự biến động giảm của các khoản mục trong tài sản dài hạn. Cụ thể là:

Tài sản cố định là khoản mục chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản và có chiều hướng giảm qua các năm, năm 2008 là 1.215.707.864 đồng, sang năm 2009 thì giảm mạnh chỉ còn 698.693.891 đồng và tiếp tục giảm còn 636.097.679 đồng ở năm 2010. Về mặt kết cấu giảm từ 20,75% (năm 2008) xuống 10,23% (năm 2009) và đến năm 2010 chỉ chiếm 7,91% tổng giá trị tài sản. Mặc dù giá trị tài sản cố định năm 2009, 2010 giảm xuống so với 2008 nhưng bản chất bên trong là sự gia tăng về nguyên giá và giá trị hao mòn lũy kế. Chứng tỏ trong 2 năm này Công ty tiến hành mua thêm dây chuyền sản xuất mới để nâng cao năng suất, đồng thời tiến hành trích khấu hao nhanh các máy móc thiết bị cũ nhằm nhanh chóng thu hồi vốn để tái đầu tư.

Tài sản dài hạn khác của Công ty (chủ yếu là chi phí trả trước dài hạn) cũng có chiều hướng giảm qua các năm. Năm 2008 đạt giá trị 632.219.667 đồng chiếm 10,97% tổng tài sản, nhưng sang năm 2009 con số này giảm khá mạnh và chỉ đạt 269.693.191 đồng tương đương 3,95% tổng tài sản. Đến năm 2010 tiếp tục giảm và chỉ còn 167.315.515 đồng chiếm tỷ trọng 2,08% tổng tài sản.

2.2.1.2. Phân tích cơ cấu và tình hình biến động của nguồn vốn

Bên cạnh việc phân tích tình hình biến động về tài sản của Công ty, chúng ta cũng cần phân tích tình hình biến động về nguồn vốn để thấy được sự thay đổi về giá trị, cơ cấu cũng như ảnh hưởng của nó đến tình hình tài chính của Công ty.

42

Bảng 2.3: BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG VỀ NGUỒN VỐN QUA 3 NĂM 2008, 2009, 2010

Đvt: đồng

NGUỒN VỐN Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2009

Giá trị % Giá trị % I. Nợ phải trả 1.030.508.541 1.057.516.216 1.460.222.748 27.007.675 2,62 402.706.532 38,08 1. Nợ ngắn hạn 1.030.508.541 1.057.516.216 1.460.222.748 27.007.675 2,62 402.706.532 38,08 2. Nợ dài hạn II. Vốn chủ sở hữu 4.828.644.202 5.769.220.181 6.579.594.798 940.575.979 19,48 810.374.617 14,05 1. Vốn chủ sở hữu 4.209.688.945 5.142.339.253 5.785.904.430 932.650.308 22,16 643.565.177 12,52 2. Nguồn kinh phí và quỹ khác 618.955.257 626.880.928 793.690.368 7.925.671 1,28 166.809.440 26,61

Tổng nguồn vốn 5.859.152.743 6.826.736.397 8.039.817.546 967.583.654 16,51 1.213.081.149 17,77

Hình 2.5: BIỂU ĐỒ BIẾN ĐỘNG NGUỒN VỐN QUA 3 NĂM 2008, 2009, 2010 0 1,000,000,000 2,000,000,000 3,000,000,000 4,000,000,000 5,000,000,000 6,000,000,000 7,000,000,000 8,000,000,000 9,000,000,000

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Đ n g I. Nợ phải trả II. Vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn

Qua biểu đồ ta thấy tổng nguồn vốn của Công ty đều tăng qua các năm. Một điều lạ là Công ty không có phát sinh khoản phải trả người bán và không có nợ dài hạn. điều này chứng tỏ Công ty có khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập của Công ty là khá cao. Để hiểu rõ hơn về tình hình biến động nguồn vốn qua 3 năm cũng như là nguyên nhân dẫn đến các biến động chúng ta đi và phân tích tình hình cụ thể (dựa vào bảng 2.3):

Nợ phải trả tăng liên tục qua các năm, năm 2009 tăng 27.007.675 đồng so với năm 2008 tương ứng tăng 2,62%, bước sang năm 2010 tiếp tục tăng 402.706.532 đồng tương ứng 38,08% so với 2009. Năm 2009 nợ phải trả tăng chủ yếu là do số tiền thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước tăng. Một điều đáng khích lệ là trong năm 2009 Công ty đã thanh toán xong khoản vay và nợ ngắn hạn (30.000.000 đồng) đồng thời làm giảm các khoản phải trả phải nộp ngắn hạn khác. Đến năm 2010 nợ phải trả tiếp tục tăng, do Công ty nhận gia công nhiều hợp đồng hơn, cùng với chiến lược mở rộng sản xuất nên tiền lương phải trả cho người lao động tăng lên đồng thời khoản phải trả phải nộp khác cũng tăng nhưng không đáng kể. Mặc dù mở rộng sản xuất nhưng trong thời gian này Công ty không phải vay thêm khoản nợ nào, đây là điểm mà Công ty cần duy trì trong tương lai.

Vốn chủ sở hữu cũng không ngừng tăng qua các năm, năm 2009 tăng 940.575.979 đồng tuơng đương tăng 19,48% so với 2008, năm 2010 tăng 810.347.617 đồng tương ứng 14,05% so với 2009. Việc tăng lên này là do Công ty hoạt động đạt lợi nhuận cao qua các năm nên lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng rõ rệt, thêm vào đó năm 2009 Công ty hưởng thêm khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái và khoản này lại tăng lên khi bước sang năm 2010. Công ty quan tâm nhiều hơn đến

chế độ khen thưởng đãi ngộ cho công nhân viên (nguồn kinh phí và quỹ khác tăng). Điều này thể hiện sự quan tâm của Ban lãnh đạo Công ty đến toàn bộ công nhân viên chức, nó là một động lực giúp mọi người làm việc hiệu quả hơn.

b) Phân tích sự biến động về cơ cấu nguồn vốn

45

(

Nguồn: Phòng Kế toán - Tài vụ Công ty liên doanh may Hồng Việt - Trà Vinh, năm 2008, 2009, 2010)

Bảng 2.4: BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU NGUỒN VỐN QUA 3 NĂM 2008, 2009, 2010

Đvt: đồng

NGUỒN VỐN

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) I. Nợ phải trả 1.030.508.541 17,59 1.057.516.216 15,49 1.460.222.748 18,16 1. Nợ ngắn hạn 1.030.508.541 17,59 1.057.516.216 15,49 1.460.222.748 18,16 2. Nợ dài hạn II. Vốn chủ sở hữu 4.828.644.202 82,41 5.769.220.181 84,51 6.579.594.798 81,84 1. Vốn chủ sở hữu 4.209.688.945 71,85 5.142.339.253 75,33 5.785.904.430 71,97 2. Nguồn kinh phí và quỹ khác 618.955.257 10,56 626.880.928 9,18 793.690.368 9,87

Việc phân tích cơ cấu nguồn vốn nhằm đánh giá khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của Công ty cũng như mức độ, khả năng tự chủ, chủ động trong kinh doanh hay những khó khăn mà Công ty phải đương đầu. Chúng ta sẽ đi vào phần phân tích cụ thể:

Nợ phải trả: Do Công ty không có phát sinh các khoản nợ dài hạn nên sự biến động về giá trị cũng như kết cấu khoản mục nợ phải trả cũng chính là sự biến động của nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn và có sự biến động phức tạp qua các năm. Năm 2008 nợ ngắn hạn chiếm 17,59% tổng giá trị nguồn vốn tương đương 1.030.508.541 đồng. Đến năm 2009 khoản nợ ngắn hạn

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty may hồng việt trà vinh (Trang 44 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)