Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty may hồng việt trà vinh (Trang 25 - 27)

5. KẾT CẤU LUẬN VĂN

1.3.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp

Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp sẽ cung cấp một cách tổng quát nhất tình hình tài chính trong kỳ kinh doanh là khả quan hay không khả quan. Điều đó sẽ giúp các nhà quản lý, chủ doanh nghiệp thấy rõ thực chất của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và dự đoán được khả năng phát triển hay chiều hướng suy thoái của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó có những biện pháp hữu hiệu để quản lý doanh nghiệp.

Phân tích khái quát tình hình tài chính là căn cứ vào số liệu đã phản ánh trên bảng CĐKT để so sánh tổng số tài sản và tổng số nguồn vốn giữa các kỳ để thấy được quy mô vốn mà đơn vị đã sử dụng cũng như khả năng huy động vốn từ các nguồn khác nhau của doanh nghiệp. Từ đó xác định sự biến đổi nào là hợp lý, tích cực; ngược lại đâu là bất hợp lý, tiêu cực để có phương án phân tích chi tiết và hoạch định những giải pháp trong quản lý và điều hành.

Khi phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp, chúng ta sẽ tiến hành phân tích các nội dung chủ yếu sau đây:

Phân tích tình hình biến động và cơ cấu tài sản

Khi phân tích cơ cấu tài sản, ngoài việc so sánh tổng số tài sản giữa các kỳ, chúng ta còn phải xem xét tỷ trọng của từng loại tài sản chiếm trong tổng số tài sản để thấy mức độ bảo đảm cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Tùy theo từng loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh để xem xét tỷ trọng từng loại tài sản là cao hay thấp. Nếu là doanh nghiệp sản xuất thì cần phải có

lượng dự trữ nguyên vật liệu đầy đủ để đáp ứng nhu cầu sản xuất. Nếu là doanh nghiệp thương mại thì cần phải có lượng hàng hóa dự trữ đầy đủ để cung cấp cho nhu cầu bán ra.

Đối với các khoản phải thu, tỷ trọng càng cao thể hiện doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn càng nhiều. Do đó, hiệu quả sử dụng vốn thấp. Ngoài ra khi nghiên cứu đánh giá phải xem xét tỷ suất đầu tư trang bị TSCĐ, đầu tư ngắn hạn và dài hạn.

Nội dung phân tích

Nếu tổng số tài sản của doanh nghiệp tăng lên thể hiện quy mô vốn của doanh nghiệp tăng và ngược lại. Cụ thể là:

Về vốn bằng tiền: nếu tăng sthì làm cho khả năng thanh toán của doanh nghiệp thuận lợi và ngược lại. Tuy nhiên, vốn bằng tiền ở một mức độ hợp lý là tốt nhất, vì nếu quá cao sẽ làm cho hiệu quả sử dụng vốn không cao, nhưng quá thấp lại ảnh hưởng đến nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp.

Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: nếu tăng lên thể hiện doanh nghiệp ngoài việc đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh còn đầu tư cho lĩnh vực tài chính khác.

Các khoản phải thu: nếu tăng thì doanh nghiệp cần tăng cường công tác thu hồi vốn, tránh tình trạng bị ứ đọng và sử dụng vốn không hiệu quả. Nếu giảm chứng tỏ doanh nghiệp đã tích cực thu hồi các khoản nợ, giảm bớt được hiện tượng ứ đọng vốn trong khâu thanh toán làm cho việc sử dụng vốn có hiệu quả hơn.

Hàng tồn kho: nếu giảm chứng tỏ hàng hóa, sản phẩm của doanh nghiệp có chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Nếu tăng thỉ doanh nghiệp phải xem xét lại hàng hóa, sản phẩm của mình có phù hợp với nhu cầu thị trường không.

Về tài sản cố định: nếu tăng lên thể hiện cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp được tăng cường, quy mô vốn về năng lực sản xuất được mở rộng và xu hướng phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có chiều hướng tốt.

Về đầu tư dài hạn: nếu tăng thì đây là xu hướng tốt vì sẽ tạo nguồn lợi tức lâu dài cho doanh nghiệp.

Chi phí xây dựng cơ bản: nếu tăng lên thể hiện danh nghiệp đầu tư thêm công trình xây dựng cơ bản dở dang, nếu giảm thể hiện một số công trình xây dựng

cơ bản đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng làm tăng giá trị tài sản cố định. Qua sự phân tích trên không những cung cấp thông tin về sự tăng lên hay giảm đi về cả số tương đối và tuyệt đối của mỗi loại tài sản mà còn biết được cơ cấu của từng loại trong tong số. Từ đó có thể đánh giá mức độ hợp lý của việc phân bổ của từng khoản mục.

Phân tích tình hình biến động và cơ cấu nguồn vốn

Khi phân tích cơ cấu và tình hình biến động của nguồn vốn, cần xem xét tỷ trọng của từng loại chiếm trong tổng số cũng như xu hướng biến động của chúng. Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong tổng số nguồn vốn thì doanh nghiệp có khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với các chủ nợ và ngược lại, nếu nợ phải trả chiếm tỷ trọng cao trong tổng số nguồn vốn thì khả năng đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp sẽ thấp.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty may hồng việt trà vinh (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)