Phân tích các tỷ số tài chính

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty may hồng việt trà vinh (Trang 27 - 34)

5. KẾT CẤU LUẬN VĂN

1.3.2. Phân tích các tỷ số tài chính

1.3.2.1. Các tỷ số thanh toán

a) Tỷ số thanh toán hiện hành (Current ratio)

Tài sản ngắn hạn Tỷ số thanh toán hiện hành =

Nợ ngắn hạn

Ý nghĩa:

Tỷ số thanh toán hiện hành đo lường khả năng trả nợ của công ty.

Tỷ số này cho biết một đồng nợ ngắn hạn của công ty được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn.

Nếu tỷ số hiện hành giảm cho thấy khả năng thanh toán giảm và cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn về tài chính sẽ xảy ra. Ngược lại nếu tỷ số này cao có nghĩa là công ty sẵn sàng thanh toán các khoản nợ. Tuy nhiên, nếu tỷ số thanh toán hiện hành quá cao sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động vì công ty đã đầu tư quá nhiều vào tài sản ngắn hạn.

b) Tỷ số thanh toán nhanh (Quick ratio)

Tài sản ngắn hạn - Giá trị hàng tồn kho Tỷ số thanh toán nhanh =

Ý nghĩa:

Tỷ số thanh toán nhanh cho thấy khả năng thanh toán thật sự của công ty. Nó được tính toán dựa trên những tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao. Tài sản có tính thanh khoản cao bao gồm tất cả các tài sản ngắn hạn trừ hàng tồn kho.

Tỷ số này cho biết một đồng nợ ngắn hạn của công ty được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn (trừ giá trị hàng tồn kho).

1.3.2.2. Các tỷ số hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Các tỷ số hoạt động đo lường hiệu quả quản lý các loại tài sản của một Công ty. Để nâng cao tỷ số hoạt động, các nhà quản trị phải biết cách sử dụng các tài sản này một cách có hiệu quả. Tỷ số hoạt động còn gọi là tỷ số hiệu quả hoặc tỷ số luân chuyển. Nhóm tỷ số này bao gồm:

a) Tỷ số vòng quay các khoản phải thu (Accounts receivable turnover ratio)

Doanh thu

Vòng quay các khoản phải thu =

Các khoản phải thu bình quân

Ý nghĩa:

Số vòng quay các khoản phải thu được sử dụng để xem xét việc thanh toán các khoản phải thu. Khi khách hàng thanh toán tất cả các hóa đơn của họ, lúc đó các khoản phải thu quay được một vòng.

Số vòng quay thấp thì hiệu quả sử dụng vốn kém do vốn bị chiếm dụng nhiều. Nhưng nếu vòng quay các khoản phải thu quá cao thì sẽ giảm sức cạnh tranh dẫn đến giảm doanh thu. Tỷ số này được thể hiện ở dạng khác đó là tỷ số kỳ thu tiền bình quân.

b) Kỳ thu tiền bình quân (Average collection period)

Các khoản phải thu bình quân Kỳ thu tiền bình quân =

Trong đó:

Doanh thu hàng năm Doanh thu bình quân ngày =

365

Ý nghĩa:

Kỳ thu tiền bình quân đo lường khả năng thu hồi vốn nhanh hay chậm trong quá trình thanh toán và hiệu quả quản lý các khoản phải thu của một công ty.

Tỷ số này cho biết phải mất bao nhiêu ngày để thu hồi một khoản phải thu. Về nguyên tắc thì tỷ số này càng thấp càng tốt.

c) Tỷ số vòng quay hàng tồn kho (Inventory turnover ratio)

Giá vốn hàng bán Vòng quay hàng tồn kho =

Hàng tồn kho bình quân

Trong đó:

Hàng tồn kho đầu kỳ + hàng tồn kho cuối kỳ Hàng tồn kho bình quân =

2

Ý nghĩa:

Số vòng quay hàng tồn kho là một tiêu chuẩn đánh giá công ty sử dụng hàng tồn kho của mình có hiệu quả hay không.

Tỷ số vòng quay hàng tồn kho thể hiện hàng tồn kho luân chuyển bao nhiêu vòng trong một năm.

Số vòng luân chuyển hàng tồn kho cao hay thấp tùy thuộc vào đặc điểm của từng ngành kinh doanh. Nếu là doanh nghiệp sản xuất thì tỷ số vòng quay hàng tồn kho lớn thể hiện hiệu quả quản lý hàng tồn kho cao. Nghĩa là hàng tồn kho quay vòng nhanh sẽ giúp cho công ty giảm được chi phí bảo quản, giảm hao hụt và việc ứ đọng hàng tồn kho.

Tuy nhiên, nếu tỷ số này quá cao gây ra trục trặc trong khâu cung cấp, hàng hóa dự trữ của công ty không đủ cung ứng kịp thời cho khách hàng, gây mất uy tín cho doanh nghiệp.

d) Số ngày tồn kho

Số ngày trong năm Số ngày tồn kho =

Số vòng quay hàng tồn kho

Ý nghĩa:

Số ngày tồn kho là số ngày của một vòng quay hàng tồn kho của Công ty. Số ngày tồn kho lớn là dấu hiệu của việc công ty đầu tư quá nhiều cho hàng tồn kho.

e) Vòng quay tài sản cố định (Sales -to-fixed assets ratio)

Doanh thu thuần Vòng quay tài sản cố định =

Nguyên giá bình quân tài sản cố định

Trong đó:

Nguyên giá bình quân tài sản cố định = Tổng nguyên giá - Hao mòn lũy kế

Ý nghĩa:

Tỷ số vòng quay tài sản cố định đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty.

Tỷ suất này nói lên bình quân trong một năm một đồng giá trị tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần.

Tỷ số này càng lớn thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng cao.

f) Số vòng quay tổng tài sản (Sales - to - total assets ratio)

Doanh thu thuần Vòng quay tổng tài sản =

Tổng giá trị tài sản bình quân

Ý nghĩa:

Tỷ số vòng quay tổng tài sản đánh giá hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản trong công ty.

Tỷ số này nói lên một đồng tài sản tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần.

1.3.2.3. Các tỷ số sinh lợi của doanh nghiệp.

Các tỷ số sau đây được sử dụng để phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp:

a) Tỷ số sinh lợi trên doanh thu (Return on sales ratio)

Lợi nhuận ròng Tỷ số sinh lợi trên doanh thu =

Doanh thu thuần

Ý nghĩa:

Tỷ số sinh lợi trên doanh thu cho biết một đồng doanh thu có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.

Tỷ số này dương nghĩa là công ty kinh doanh có lãi, tỷ số càng lớn nghĩa là lãi càng lớn. Tỷ số mang giá trị âm nghĩa là công ty kinh doanh thua lỗ.

b) Tỷ số sức sinh lợi căn bản

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Tỷ số sức sinh lợi căn bản =

Tổng tài sản bình quân

Ý nghĩa

Tỷ số này được dùng để so sánh khả năng sinh lợi giữa các doanh nghiệp chịu thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.

Tỷ số này mang giá trị dương càng cao chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh càng có lãi. Tỷ số mang giá trị âm là doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ.

c) Tỷ số sinh lợi trên tổng tài sản (Return on total assets ratio)

Lợi nhuận ròng Tỷ số sinh lợi trên tổng TS =

Tổng tài sản bình quân

Ý nghĩa:

Tỷ số sinh lợi trên tổng tài sản phản ánh khả năng sinh lời của tài sản. Tỷ số này cho biết một đồng giá trị tài sản bình quân tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.

d) Tỷ số sinh lơi trên vốn chủ sở hữu (Return on equity ratio)

Lợi nhuận ròng Tỷ số sinh lợi trên vốn CSH =

Vốn chủ sở hữu bình quân

Ý nghĩa:

Tỷ số này đo lường mức độ sinh lời của vốn chủ sở hữu.

Đây là chỉ tiêu mà nhà đầu tư rất quan tâm vì nó cho thấy khả năng tạo lãi của một đồng vốn họ bỏ ra để đầu tư vào công ty.

1.3.2.4. Các tỷ số quản lý nợ của doanh nghiệp a) Tỷ số nợ trên tổng tài sản (Debt ratio)

Tổng nợ phải trả Tỷ số nợ trên tổng tài sản =

Tổng tài sản

Trong đó:

Tổng nợ phải trả: bao gồm toàn bộ các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn tại thời điểm lập báo cáo gồm các khoản phải trả vay ngắn hạn, nợ dài hạn do đi vay hay phát hành trái phiếu dài hạn.

Tổng tài sản: toàn bộ tài sản của công ty tại thời điểm lập báo cáo.

Ý nghĩa:

Tỷ số nợ trên tổng tài sản cho thấy một đồng tài sản được tài trợ bởi bao nhiêu đồng nợ.

Qua đây ta thấy được khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Tỷ số này quá nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp vay ít. Điều này cũng hàm ý là doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao. Song nó cũng có thể hàm ý là doanh nghiệp chưa biết khai thác đòn bẩy tài chính, tức là chưa biết cách huy động vốn bằng hình thức đi vay. Ngược lại tỷ số này quá cao đồng nghĩa doanh nghiệp không có năng lực tài chính mà chủ yếu đi vay để có vốn kinh doanh, mức độ rủi ro của doanh nghiệp cao hơn.

b) Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu (Debt - to - equity ratio) Tổng nợ phải trả

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu =

Vốn chủ sở hữu

Ý nghĩa:

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu cho biết quan hệ giữa vốn huy động bằng đi vay (nợ phải trả) và vốn chủ sở hữu.

Tỷ số này nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp ít phụ thuộc vào hình thức huy động vốn bằng vay nợ, đồng nghĩa với doanh nghiệp chịu rủi ro thấp. Ngược lại, tỷ số này cao thì rủi ro về thanh toán càng cao.

c) Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay (Interest coverage ratio)

EBIT Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay =

Chi phí lãi vay

Trong đó: EBIT: Thu nhập trước thuế và lãi vay

Ý nghĩa:

Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay đo lường khả năng trả lãi bằng lợi nhuận trước thuế và lãi vay của một công ty.

Tỷ số này lớn thể hiện khả năng chi trả lãi vay của công ty càng lớn và ngược lại.

CHƯƠNG 2

TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY LIÊN DOANH MAY

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty may hồng việt trà vinh (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)