0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Dạy học tích hợp

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC DẠY HỌC TÍCH HỢP CỦA GIÁO VIÊN TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 10 (Trang 25 -29 )

1.3.3.1 Định nghĩa

Đã cĩ nhiều định nghĩa khác nhau về dạy học tích hợp

Theo định nghĩa của UNESCO, dạy học tích hợp là “một cách trình bày các khái niệm và nguyên lý khoa học cho phép diễn đạt sự thống nhất cơ bản của tư tưởng khoa học, tránh nhấn quá mạnh hoặc quá sớm sự sai khác giữa các lĩnh vực khoa học khác nhau”. Theo A.V.Baez, các khoa học trở thành “tích hợp” khi chúng khơng cịn bị “phân chia” nữa.

Cịn theo Hội nghị tại Maryland 4/1973 thì khái niệm dạy học tích hợp các khoa học cịn bao gồm cả việc dạy học tích hợp các khoa học với cơng nghệ học. Định nghĩa này nhấn mạnh sự phụ thuộc lẫn nhau giữa hiểu biết khái niệm và nguyện lý khoa học với ứng dụng thực tiễn.

Tuy cĩ những cách định nghĩa khác nhau nhưng chúng lại thống nhất biện chứng với nhau ở tư tưởng chính là việc thực hiện một mục tiêu “kép” trong dạy học (một là mục tiêu dạy học thơng thường của một bài học, hai là mục tiêu được tích hợp trong nội dung bài học đĩ)

Các nhà GD đã khẳng định rằng: Đến nay khơng cịn là lúc bàn đến vấn đề cần hay khơng, mà chắc chắn là cần phải dạy học tích hợp. Đây cũng là ý kiến kết luận của Hội đồng liên quốc gia về giảng dạy khoa học, với sự bảo trợ của UNESCO tổ chức tại Varna (Bungri) “Hội nghị tích hợp việc giảng dạy các khoa học” tháng 9/1968.

Như vậy. “Tích hợp là sự kết hợp một cách hữu cơ, cĩ hệ thống các kiến thức/ khái niệm thuộc các mơn học khác nhau thành một nội dung thống nhất, dựa trên mối liên hệ về lý luận và thực tiễn được đề cập trong cấc mơn học đĩ” [9].

1.3.3.2 Quan điểm về sự tích hợp các mơn học

Theo D’Hainaut (1977) cĩ bốn quan điểm tích hợp khác nhau đối với các mơn học:

- Quan điểm “trong nội bộ mơn học”, trong đĩ chúng ta ưu tiên các nội dung của mơn học. Quan điểm này nhằm duy trì các mơn học riêng rẽ.

- Quan điểm “đa mơn”, trong đĩ chúng ta đề nghị những tình huống, những “đề tài” cĩ thể được nghiên cứu theo những quan điểm khác nhau. Ví dụ: GD hướng nghiệp cĩ thể được thực hiện thơng qua nhiều mơn học khác nhau (Sinh học, GD cơng dân, Văn học, Tốn học, Địa lý, Vật lý, Hĩa học,

các mơn cơng nghệ và lao động, v.v…). Theo quan điểm này, những mơn học tiếp tục được tiếp cận một cách riêng rẽ và chỉ gặp nhau ở một số thời điểm trong quá trình nghiên cứu các đề tài. Như vậy, các mơn học khơng thực sự được tích hợp.

- Quan điểm “liên mơn”, trong đĩ chúng ta đề xuất những tình huống chỉ cĩ thể được tiếp cận một cách hợp lí qua sự soi sáng của nhiều mơn học. Ví dụ câu hỏi “Tại sao những con voi được bảo vệ?”; chỉ cĩ thể giải thích dưới ánh sáng của nhiều mơn học: Địa lý, Lịch sử, Tốn học, Sinh học,… Ở đây chúng ta nhấn mạnh đến sự liên kết các mơn học, làm cho chúng tích hợp với nhau để giải quyết một tình huống cho trước: các quá trình học tập sẽ khơng được đề cập một cách rời rạc mà phải liên kết với nhau xung quanh những vấn đề phải giả quyết.

- Quan điểm tích hợp “xuyên mơn”, trong đĩ chúng ta chủ yếu phát triển những kỹ năng mà học sinh cĩ thể sử dụng trong tất cả các mơn học, trong tất cả các tình huống, đĩ là những kỹ năng xuyên mơn. Cĩ thể lĩnh hội những kĩ năng này trong từng mơn học hoặc qua những hoạt động chung của nhiều mơn học [9].

1.3.3.3. Nguyên tắc tích hợp các mơn Tích hợp các mơn học được áp dụng khi:

- Những mơn học đủ gần nhau về bản chất và mục tiêu hoặc những mơn học cĩ nội dung bổ sung cho nhau.

- Đối tượng mơn học và phương pháp nghiên cứu giống hoặc gần nhau. - Nội dung các mơn học được xây dựng trên cơ sở những lí thuyết và quy luật chung.

- Nội dung các mơn học này làm cơ sở để hiểu nội dung các mơn học kia và ngược lại [9].

1.3.3.4. Những khĩ khăn và thuận lợi khi thực hiện các dạng tích hợp

* Những thuận lợi

- Làm giảm số đầu mơn học -> Số đầu SGK cũng giảm -> tiết kiệm. - Giảm nhẹ chế độ kiểm tra, thi.

- Bớt phức tạp trong sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên. - Thuận lợi cho vận dụng kiến thức kĩ năng vào thực tế.

* Những khĩ khăn

- Cần nghiên cứu và thử nghiệm đồng bộ cả về chương trình và cách đánh giá kết quả học tập của HS.

- GV chưa xác định được nội dung cũng như mục tiêu GD đã được tích hợp trong các mơn học.

- GV vốn được đào tạo để dạy từng mơn học riêng rẽ do vậy họ chưa cĩ phương pháp, kĩ năng để khai thác những nội dung tích hợp. Điều này cho thấy sự cần thiết phải tác động đến việc đào tạo lại đội ngũ giáo viên.

- Các dạng tích hợp đĩ đối lập với một tập quán nhà trường truyền thống của ta cả về phương diện tính bộ mơn và cả phương diện tập quán của GV [6].

Chương 2

XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC DẠY HỌC TÍCH HỢP CỦA GIÁO VIÊN TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 10

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC DẠY HỌC TÍCH HỢP CỦA GIÁO VIÊN TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 10 (Trang 25 -29 )

×