Các biện pháp bảo đảm tiền vay

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng (vpbank) - chi nhánh kinh đô (Trang 61)

Cho vay là hoạt động tiềm ẩn đầy rủi ro vì vậy ngân hàng luôn yêu cầu khách hàng phải có bảo đảm tiền vay. Nó tạo cơ sở pháp lý giúp cho ngân hàng có thể thu hồi khoản nợ của khách hàng khi đến hạn,nó cũng giúp giảm nhẹ thiệt hại cho ngân hàng trong trường hợp khách hàng không có khả năng trả đầy đủ nợ.

Bảo đảm tiền vay nói chung có nhiều cách, bao gồm bảo đảm bằng tài sản thế chấp, bảo đảm bằng tài sản cầm cố, bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay và bảo đảm bằng hình thức bảo lãnh của bên thứ ba. Nhưng vấn đề đặt ra hiện nay là VPBank cần lựa chọn hình thức bảo đảm nào phù hợp nhất để vừa hạn chế được rủi ro cho ngân hàng lại vừa tạo điều kiện cho khách hàng vay vốn dễ dàng.Thực tế hiện nay khách hàng của VPBank đa phần là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, quy mô vốn còn hạn chế, giá trị tài sản đảm bảo thường không cao, do đó ngân hàng có thể khắc phục điều này bằng một số giải pháp như sau:

- Đối với các khách hàng được bảo lãnh tín dụng một phần của bên thứ ba và bản thân doanh nghiệp có đủ tài sản thế chấp cho phần còn lại thì ngân hàng cần yêu cầu doanh nghiệp thực hiện đảm bảo nợ đúng theo yêu cầu.

- Đối với các doanh nghiệp được bảo lãnh tín dụng một phần và tài sản thế chấp của họ không đủ đảm bảo cho phần còn lại của khoản vay thì ngân hàng cần yêu cầu dùng tài sản hình thành từ vốn vay để đảm bảo cho phần nợ vay còn lại.

- Đối với doanh nghiệp không được bảo lãnh của bên thứ ba mà tài sản đảm bảo của doanh nghiệp không đủ để đảm bảo cho khoản vay thì VPBank cần đặc biệt chú ý khâu thẩm định xem liệu phương án vay vốn có thực sự hiệu quả không,từ đó ra quyết định liệu có đầu tư hay không và mức đầu tư là bao nhiêu.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng (vpbank) - chi nhánh kinh đô (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w