Thông tin đầy đủ, chính xác mới chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ để việc thẩm định được chính xác. Nếu việc xử lý thông tin không được chính xác thì mọi thông tin thu được cũng chỉ là vô nghĩa.Do đó việc thu thập thông tin phải đi liền với xử lý thông tin.Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp mà ngân hàng chọn ra một số chỉ tiêu cơ bản, phản ánh được rõ nét tình hình hoạt động của các doanh nghiệp và tiến hành xem xét các số liệu này cả về tương đối lẫn tuyệt đối.
Khi ngân hàng phân tích các báo cáo tài chính cần phân tích theo cả chiều dọc lẫn chiều ngang. Phân tích theo chiều ngang cho thấy sự biến động theo thời gian,sự tăng trưởng của doanh nghiệp.Còn phân tích theo chiều dọc cho thấy sự hợp lý trong cơ cấu các khoản mục để từ đó xem xét khả năng,năng lực của doanh nghiệp để biết được điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp. Trong khi phân tích cần xem xét đến sự thay đổi của các tỷ lệ và so sánh với các chỉ tiêu của ngành để đánh giá một cách chính xác.
Bên cạnh việc phân tích các chỉ tiêu định lượng, việc phân tích các chỉ tiêu định tính cũng hết sức quan trọng. Đó là việc đánh giá tư cách đạo đức của người vay, khả năng quản lý của ban lãnh đạo.Ngày nay trong lĩnh vực kinh doanh,năng lực, kinh nghiệm và tầm nhìn của người lãnh đạo có vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp do đó ngân hàng cần chú trọng tới vấn đề này khi thẩm định cho vay.
3.2.3. Tăng cường quản lý món vay:
Đối với ngân hàng,hoàn tất việc cho vay mới chỉ là bước đầu của quy trình tín dụng. Quy trình cho vay chỉ kết thúc khi khách hàng trả nợ và ngân hàng tất toán hồ
sơ. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả cho vay, hạn chế mức thấp nhất các rủi ro phát sinh thì ngân hàng cần đề ra và thực hiện các biện pháp giám sát món vay và xử lý các món vay có vấn đề.