Lập quỹ dự phòng rủi ro

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng (vpbank) - chi nhánh kinh đô (Trang 59 - 60)

Rủi ro trong lĩnh vực ngân hàng bao gồm nhiều loại như: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất, rủi ro thu nhập và rủi ro phá sản, trong đó rủi ro tín dụng là đáng kể nhất và không thể tránh khỏi. Trong hoạt động ngân hàng rủi ro tín dụng xảy ra khi khách hàng vay không thể trả đầy đủ nợ cho ngân hàng. Rủi ro tín dụng có thể xuất phát từ nhiều phía: Rủi ro từ phía khách hàng, rủi ro trong quá trình sản xuất kinh doanh, rủi ro do những thay đổi tác động rất lớn đến các

hoạt động của ngân hàng. Do vậy, để xử lý các thiệt hại có thể xảy ra thì ngân hàng cần phải thành lập quỹ dự phòng bù đắp rủi ro. Quỹ dự phòng rủi ro được ngân hàng sử dụng để bù đắp những khoản cho vay không thu hồi được. Khoản tiền trích vào quỹ được coi như một khoản chi phí của ngân hàng, đến cuối năm số tiền còn lại của quỹ sẽ được hoàn lại để giảm số tiền dự phòng đã trích.

Tuy nhiên ngân hàng cũng cần chú ý mức trích lập dự phòng sao cho hợp lý, tránh lập dự phòng quá mức cần thiết nhưng cũng không nên lập dự phòng quá thấp không phản ánh đúng kết quả kinh doanh và mọi phân phối lợi nhuận đồng nghĩa với việc rút bớt vốn ra khỏi ngân hàng. Trong hoạt động ngân hàng ở nước ta thì việc lập quỹ dự phòng rủi ro là hết sức cần thiết vì các rủi ro là không thể lường trước được, do đó trong thời gian tới ngân hàng VPBank cần thực hiện tốt công tác này như một biện pháp nhằm khắc phục và bù đắp những rủi ro của các khoản cho vay.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng (vpbank) - chi nhánh kinh đô (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w