Giới thiệu chung về VPBank

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng (vpbank) - chi nhánh kinh đô (Trang 28 - 30)

Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (tiền thân là Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh )có tên giao dịch quốc tế là VietNam Join Stock Commercial bank for Private Enterprises, viết tắt là VPBank. VPBank được thành lập theo giấy phép hoạt động số 042/NH-GP của thống đốc Ngân hàng Nhà nước cấp

ngày 12/08/1993 với thời gian hoạt động 99 năm và ngân hàng bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 04/09/1993.

Các sản phẩm dịch vụ chính của ngân hàng:

- Hoạt động huy động vốn: nhận tiền gửi ngắn, trung và dài hạn bằng VNĐ, ngoại tệ và vàng của dân cư và các tổ chức kinh tế.

- Hoạt động sử dụng vốn: cung cấp tín dụng ngắn, trung và dài hạn đối với dân cư và các tổ chức kinh tế.

- Cung cấp các dịch vụ trung gian: thanh toán trong và ngoài nước, chuyển tiền nhanh qua ngân hàng.

- Các hoạt động kinh doanh ngoại tệ.

- Các dịch vụ giao dịch khác giữa các khách hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Vốn điều lệ ban đầu của ngân hàng khi mới thành lập là 20 tỷ VNĐ. Sau đó theo nhu cầu phát triển của thị trường, VPBank đã nhiều lần tăng vốn điều lệ.Đến tháng 08/2006, vốn điều lệ của VPBank đạt 500 tỷ VNĐ.Tháng 09/2006, VPBank nhận được chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước cho phép bán cổ phần cho cổ đông chiến lược nước ngoài là Ngân hàng OCBC – một trong những ngân hàng lớn nhất Singapore, theo đó vốn điều lệ của VPBank được nâng lên trên 750 tỷ đồng. Đến cuối năm 2007 vốn điều lệ của VPBank là 2000 tỷ đồng. Ngày 01/10/2008, VPBank đã tăng vốn điều lệ lên 2.117 tỷ đồng. Và đến ngày 30/12/2010 VPBank đã chính thức tăng vốn điêu lệ lên tới 4000 tỷ đồng. Đây thực sự là một sự nỗ lực đáng ghi nhận của ngân hàng.

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển VPBank luôn luôn cố gắng mở rộng mạng lưới hoạt động của mình và không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh.Trong hai năm đầu hoạt động,VPBank mới chỉ có 3 chi nhánh và 8 phòng giao dịch. Đến cuối năm 2007 VPBank đã có hai công ty trực thuộc là Công ty quản lý tài sản VPBank và Công ty trách nhiệm hữu hạn Chứng khoán VPBank cùng với 128 điểm giao dịch ngân hàng (bao gồm Hội sở, 34 chi nhánh và 93 phòng giao dịch ). Đến năm 2008 VPBank đã có 135 điểm giao dịch.Tính đến ngày 22/12/2010 VPBank đã có đến 149 điểm giao dịch trên khắp cả nước.

Số lượng nhân viên của VPBank trên toàn hệ thống tính đến nay có khoảng 2.714 người, trong đó phần lớn là các cán bộ, nhân viên có trình độ đại học và trên

đại học (chiếm khoảng 83%). Nhận thức được chất lượng đội ngũ nhân viên chính là sức mạnh của ngân hàng, giúp VPBank sẵn sàng đương đầu được với thử thách,chính vì vậy, những năm vừa qua VPBank luôn quan tâm đào tạo, nâng cao chất lượng công tác quản trị nhân sự để có được một đội ngũ cán bộ giỏi về chuyên môn,đủ bản lĩnh để cùng ngân hàng vượt qua những khó khăn trong nền kinh tế.

* Sơ lược quá trình phát triển của VPBank

09/1993: VPBank chính thức đi vào hoạt động. 1996-1997: Đây là giai đoạn phát triển của VPBank.

1997-2000: VPBank bắt đầu bước vào thời kỳ khủng hoảng. 2001-2004: Giai đoạn ngân hàng được củng cố lại.

7/2004: VPBank chính thức được Ngân hàng Nhà nước cho ra khỏi tình trạng kiểm soát đặc biệt.Sau 7 năm khủng hoảng, đây là mốc đánh dấu sự trở lại của ngân hàng.

Từ 2005 đến nay: là giai đoạn phát triển và ngày càng hoàn thiện hơn của ngân hàng.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng (vpbank) - chi nhánh kinh đô (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w