Với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bình Thuận, mức độ tăng trưởng kinh tế, đô thị hoá, công nghiệp hoá cùng với sự tăng dân số, đảo Phú Quý đang có những bước chuyển biến mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế, chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ và du lịch.Cùng với những mục tiêu phát triển kinh tế như phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2016 – 2020 14%, thu nhập theo đầu người vào năm 2020 là 1.262 USD trở lên, ưu tiên tập trung đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.
Trong khi đó, quá trình phát triển kinh tế - xã hội theo hướng đô thị hóa, quy hoạch xây dựng hạ tầng dân sinh kinh tế, các khu chức năng, khu dân cư, hệ thống đường bộ, bê tông hóa giao thông nông thôn; nhất là sự tăng nhanh dân số cơ học gắn với phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ... làm cho diện tích đất nông nghiệp và cây xanh đang bị giảm dần, các ao bàu tự nhiên bị san lấp, cộng thêm nhu cầu khai thác sử dụng nước ngầm trên đảo ngày càng lớn. Nguy cơ cạn kiệt và tình trạng nhiễm mặn sẽ xảy ra nếu không có kế hoạch, biện pháp khai thác sử dụng hợp lý nguồn nước. [9]
Với mục tiêu trên trên đã làm cho nhu cầu về nước tăng lên nhanh chóng đồng thời cũng làm nguồn nước tự nhiên bị hao kiệt dần và mức độ ô nhiễm ngày càng đáng quan tâm.
Mặt khác, một số kết quả điều tra gần đây cho thấy trong mùa khô đã có hiện tượng xâm nhập mặn đến công trình khai thác nước ngầm bố trí ở ven đảo. Ngoài ra do biến đổi khí hậu làm cho nước biển ngày càng dâng cao ở khu vực ven biển và
hải đảo làm cho tình hình nhiễm mặn ngày càng trầm trọng. Chính vì điều này nên cần phải có hành động ngay nhằm mục đích bảo vệ nguồn nước trên đảo Phú Quý bằng các biện pháp tổng thể sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương.