1- Xã hội
a. Dân số và lao động
Theo số liệu niên giám thống kê tỉnh Bình Thuận năm 2011, dân số huyện Phú Quý là 26.323 người, chiếm 2,1% dân số toàn tỉnh và chiếm 3,6% dân số nông thôn toàn tỉnh. Trong đó dân số nam là 13.563 người (chiếm 51,5%) và dân số nữ là 12.760 người (chiếm 48,5%). Mật độ dân số trung bình toàn huyện rất cao, khoảng 1.426 người/km2 gấp hơn 9,4 lần mật độ dân số trung bình toàn tỉnh (151 người/km2).[3]
Trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực còn hạn chế. Số lao động qua đào tạo còn ít. Chỉ những người là giáo viên các trường phổ thông, cán bộ y tế, cán bộ công chức làm việc trong các cơ quan hành chính huyện, cán bộ công nhân làm việc trong các cơ quan sự nghiệp và một số đơn vị kinh tế như bưu điện, ngân hàng, cảng vụ, trạm kiểm ngư, trạm phát điện… là lao động có chuyên môn kỹ thuật qua đào tạo; còn lại hầu hết là lao động phổ thông không qua đào tạo.
b. Giáo dục
Nền giáo dục vẫn được quan tâm và đầu tư đúng mức tại huyện đảo Phú Quý. Theo tài liệu thống kê cho thấy:
- Mẫu giáo: số lượng trẻ em đến các trường mẫu giáo giảm nhẹ qua các năm gần đây (kết quả của việc thực hiện tốt công tác tuyên truyền kế hoạch hoá gia đình) trong khi số lớp học và số giáo viên vẫn tăng lên. Năm học 2010-2011, toàn huyện đảo có 3 trường mẫu giáo với 39 lớp học. Tổng số có 38 giáo viên (tăng 3 giáo viên so với năm học trước) chăm sóc cho 1168 em.
- Giáo dục phổ thông: Năm 2010, tổng cộng toàn huyện Phú Quý có 10 trường học (trong đó có 6 trường tiểu học, 3 trường trung học cơ sở và 1 trường phổ thông trung học) với 108 phòng học (tiểu học: 69 phòng học, THCS: 25 phòng học, PTTH: 14 phòng học). Tổng số có 289 giáo viên giảng dạy cho 5.502 học sinh các cấp.
c. Y tế:
Mạng lưới cơ sở vật chất ngành y tế dần được cải thiện để đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh và phòng chống các loại dịch bệnh cho nhân dân; đã có nhiều đổi mới trong công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân. Công tác dân số kế hoạch hoá gia đình đạt kết quả khả quan, tỷ lệ sinh con thứ ba giảm trong thời gian trở lại đây.
Toàn huyện đảo Phú Quý có 4 cơ sở khám chữa bệnh cho nhân dân với 65 giường bệnh (tăng 44,4% so năm 2001), trong đó có 1trung tâm y tế huyện với 50 giường bệnh (tăng 66,7% so năm 2001) và 3 trạm y tế xã với 15 giường bệnh.
Năm 2010, số cán bộ y tế toàn huyện là 51 người, trong đó có 42 y, bác sỹ và 11 y tá, hộ lý. Tổng số cán bộ ngành dược là 6, gồm 3 dược sỹ trung cấp và 3 dược tá.
d. Văn hóa- Xã hội:
Toàn đảo đã được phủ sóng phát thanh - truyền hình TW. Tuy nhiên, do đặc điểm là một huyện đảo nên sự tác động của môi trường biển làm cho chất lượng công trình giảm sút nhanh chóng, sự cố kỹ thuật thường hay xẩy ra.
Phong trào văn hoá, văn nghệ quần chúng cũng đã phát triển, tuy nhiên cơ sở vật chất còn yếu kém, chưa có rạp chiếu bóng, trung tâm sinh hoạt văn hoá... Nhìn chung nhu cầu hưởng thụ văn hoá của nhân dân còn chưa được đáp ứng.
Quốc phòng - an ninh và trật tự an toàn xã hội cơ bản được giữ vững. Phong trào quần chúng tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc ngày càng được các tầng lớp nhân dân tham gia. Năng lực quản lý điều hành của các cấp chính quyền, hiệu quả hoạt động của các cơ quan Nhà nước có bước chuyển biến tiến bộ; phương thức, lề lối làm việc từng bước được đổi mới; tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ công chức ngày càng được nâng lên.
2 - Kinh tế:
Những năm qua cùng với sự phát triển chung của tỉnh Bình Thuận, Đảng bộ, các ngành, các cấp và nhân dân huyện đảo Phú Quý đã cố gắng khắc phục nhiều khó khăn, nỗ lực thực hiện và đã đạt được một số kết quả nhất định trên nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội.
Về thực trạng phát triển các ngành:
Những năm qua cùng với sự phát triển chung của tỉnh Bình Thuận, Đảng bộ, các ngành, các cấp và nhân dân huyện đảo Phú Quý đã cố gắng khắc phục nhiều khó khăn, nỗ lực thực hiện và đã đạt được một số kết quả nhất định trên nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội.
Thuỷ sản (bao gồm cả đánh bắt) là ngành kinh tế chính của huyện đảo, tạo ra phần lớn giá trị sản xuất và giải quyết việc làm cho người dân trên huyện đảo. Giá trị sản xuất của ngành liên tục tăng trong thời kỳ 2001-2005, đạt 210 tỷ đồng năm 2005 (giá hiện hành), chiếm 67% tổng giá trị sản xuất của toàn huyện đảo.
b. Nông, lâm nghiệp:
Nông nghiệp: Nông, lâm nghiệp giữ một vai trò nhất định trong đời sống kinh tế, chiếm 8,7% GDP của huyện, là nguồn thu nhập chính của 4.100 nhân khẩu và 1.937 lao động, chiếm 18% dân số và 17% lao động của huyện. Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp có sự chuyển dịch từ 54% năm 2000 lên 58,5% năm 2005.
Trồng trọt: Trong những năm qua, tổng diện tích gieo trồng hàng năm được duy trì vào khoảng 1.000 - 1.100ha. Trong đó, tổng diện tích gieo trồng cây lương thực và các loại hoa màu giảm liên tục và khá nhanh trong thời gian qua (từ 650ha năm 2000 giảm còn 483ha năm 2006 và đến năm 2008 còn 208ha).
Chăn nuôi: Có thể nói, trong sản xuất nông nghiệp của huyện đảo, chăn nuôi là một ngành chính (do diện tích đất rất ít lại giảm dần nên ngành trồng trọt vốn đã nhỏ, lại liên tục giảm trong những năm qua). Đến năm 2005 tỷ trọng chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp là 58,5%; đây là một tỷ lệ tương đối khá so với mức bình quân chung của Bình Thuận (20%).
c. Công nghiệp:
Trên địa bàn huyện đảo đã hình thành một số cơ sở sản xuất công nghiệp làm tiền đề cho việc phát triển ngành công nghiệp của huyện. Tính đến năm 2005, toàn huyện có 29 doanh nghiệp, 11 hợp tác xã và 75 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với khoảng trên 3.000 lao động; đến năm 2008 có 58 doanh nghiệp với khoảng 904 lao động (Nguồn niên giám thống kê Bình Thuận 2011).
- Chế biến hải sản, nông sản: hiện có 75 cơ sở chế biến hải sản như mực đông, cá đông, mực khô, mực ghim (mực con hấp muối), trong đó có 30 cơ sở chế biến hải sản xuất khẩu, hơn 30 cơ sở chế biến nông sản (xay xát, sản xuất bánh, bún...) chủ yếu phục vụ nhu cầu tại chỗ tiêu dùng hàng ngày của dân cư trong huyện đảo.
- Sản xuất nước đá: có 15 cơ sở sản xuất nước đá, chủ yếu phục vụ đánh bắt, bảo quản, sơ chế hải sản và nhu cầu sinh hoạt của dân cư. Điều đáng quan tâm là tổ chức sản xuất phân tán, quy mô nhỏ nên tiêu hao năng lượng và nước (là những nguồn tài nguyên quý, hiếm trên đảo) trên một đơn vị sản phẩm lớn dẫn đến lãng phí và kém hiệu quả.
- Cơ khí sửa chữa tầu thuyền: có 15 cơ sở sửa chữa động cơ thuỷ. Trang thiết bị và năng lực sửa chữa còn hạn chế, chưa có khả năng phục vụ cho các loại tầu thuyền vãng lai và hoạt động trực tiếp trên biển.
d. Thương mại, dịch vụ, du lịch
Hoạt động thương mại, dịch vụ trên huyện đảo bao gồm các ngành bán buôn, bán lẻ nguyên vật liệu phục vụ ngành hải sản, vật liệu xây dựng, xăng dầu, hàng tiêu dùng, dịch vụ ăn uống và dịch vụ vận tải hàng hoá hành khách giữ vai trò trọng yếu. Hoạt động thương mại chủ yếu phục vụ cho hoạt động kinh tế biển như cung cấp xăng dầu, vật tư ngư lưới cụ, phụ tùng phục vụ đánh bắt hải sản, cung cấp lương thực thực phẩm...
Trên đảo có chợ trung tâm huyện (đã hoàn thành xây dựng giai đoạn1), có chức năng làm chợ đầu mối trung tâm. Đồng thời, trên địa bàn các xã trong huyện có 4 chợ (chợ thôn) với gần 500 hộ đăng ký kinh doanh hoạt động thương mại, dịch vụ với các ngành nghề khác nhau như ăn uống, giải khát, nhà trọ... Có 13 doanh nghiệp tư nhân hoạt động thu mua hàng xuất khẩu. Giá trị xuất khẩu năm 2004 đạt 5 triệu USD (bình quân đầu người khoảng 220USD/người, cao gấp 2,7 lần mức bình quân của tỉnh Bình Thuận, giá trị xuất khẩu bình quân đầu người của tỉnh là 82USD/người).
Hoạt động du lịch mặc dù có tiềm năng lớn song hiện tại hầu như chưa có gì do cơ sở hạ tầng yếu kém, tầu vận tải hành khách thiếu, việc đi lại khó khăn, mất nhiều thời gian (trung bình mất 4-5 giờ cho một chuyến hành trình từ Phan Thiết đến Phú Quý) và còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết.
Dịch vụ bưu chính viễn thông trong những năm gần đây phát triển tương đối nhanh. Trên huyện đảo có trên 2.000 thuê bao điện hoại, bình quân 8,5 máy/100 dân. Dịch vụ điện thoại di động bắt đầu hoạt động kể từ tháng 5/2005.
Các dịch vụ fax, internet, chuyển bưu phẩm... phát triển, bảo đảm đáp ứng nhu cầu của nhân dân trên đảo.
Hiện nay, việc liên lạc giữa huyện đảo và đất liền có 5 luồng E1, về cơ bản đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc của các đơn vị, tổ chức và nhân dân huyện đảo ở mức như hiện nay. Chưa có trung tâm thông tin biển, làm hạn chế đến kết quả hoạt động nghề cá. Dịch vụ phát thanh truyền hình được cải thiện. Nhân dân trên đảo đều xem được và nghe được các kênh, chương trình truyền hình và phát sóng của Đài truyền hình Trung ương, Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam và của tỉnh.
e. Cơ sở hạ tầng: * Cảng Triều Dương:
Là cảng tổng hợp phục vụ cho nhu cầu vận tải và hậu cần nghề cá, là cửa gõ chính nối huyện đảo với đất liền và thế giới bên ngoài. Cảng Triều Dương có những ưu thế như vị trí kín gió và mớm nước khá sâu có thể tiếp nhận các loại tầu vận tải có trọng tải đến 10.000 tấn.
Năm 2002 đã hoàn thành xây dựng giai đoạn I với tổng vốn đầu tư thự hiện là 84 tỷ đồng, công suất thiết kế cho tầu thuyền đánh các và tầu vận tải hàng hoá có tải trọng 1.000 tấn, gồm những hạng mục công trình chính sau:
- Đê chắn sóng phía Tây dài 554,6m. - Bến cập tầu:
+ Bến tầu 4.000 tấn dài 51,6m.
+ Bến tầu thuyền đánh cá dài 139,8m. + Kè bảo vệ bờ dài 215m.
+ Kho bãi trên cảng: diện tích 42.000m2, đã được trải nhựa 16.417m2. + Các công trình kiến trúc trên cảng gồm nhà điều hành quản lý 216m2
, nhà kho 270m2, bể chứa nước 200m3, trạm bơm nước, chiếu sáng, hệ thống cấp nước, điện đã được xây dựng hoàn chỉnh.
- Kho chứa nhiên liệu: 500 tấn. Cảng Triều Dương và những công trình phụ trợ được hoàn thành xây dựng giai đoạn I đã tạo điều kiện thuận lợi và là cơ sở vững chắc cho phát triển kinh tế xã hội huyện đảo nói chung và nghề cá nói riêng.
Việc triển khai xây dựng mở rộng, nâng cấp cảng giai đoạn II bắt đầu từ năm 2003, đến khi hoàn thành sẽ đạt công suất và năng lực như sau: - Khả năng tiếp nhận tầu trọng tải 5.000 tấn.
- Năng lực vận chuyển hàng hoá thông qua 300.000-500.000 tấn/năm.
- Kho dự trữ năng lượng 1.000 tấn. Cuối năm 2006, đã tổ chức công bố và chính thức đưa cảng Triều Dương vào hoạt động.
* Giao thông đường biển: Giao thông đường biển của huyện đảo hiện nay mới chỉ có tuyến Phú Quý – Phan Thiết đang hoạt động, do Công ty vận tải biển và tư nhân khai thác. Tổng số phương tiện có 5 tầu sắt (2 tầu do Chính phủ cấp thông qua chương trình Biển Đông, 3 tầu do tư nhân đầu tư). Tổng sức chứa của 5 tầu là 666 hành khách và 230 tấn hàng. Thời gian đi lại giảm xuống còn 4-5 giờ/lượt. Đồng thời, còn có một số tầu chuyên chở hàng hoá của tư nhân trọng tải 300-500 tấn. Ngoài ra, người dân còn sử dụng các tầu gỗ để khai thác tuyến đường biển này. Nhìn chung, công suất vận tải còn chưa đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá và đi lại của người dân, đồng thời phương tiện còn chưa đảm bảo an toàn (thiếu
phao cứu sinh, thiếu thuyền viên theo quy định). Việc quản lý, tổ chức hoạt động của các tầu vận tải còn kém (không có lịch trình) nên gây khó khăn, bất tiện cho người dân (có ngày 2 tầu xuất bến, song nhiều khi 4-5 ngày không có tàu ra đảo).
* Giao thông đường bộ:
Mạng lưới giao thông đường bộ trên đảo chủ yếu là các tuyến nối trung tâm huyện với các xã, đường liên xã đã được cải tạo và nâng cấp khác tốt, bao gồm những tuyến chính sau:
- Tuyến đường vành đai xung quanh đảo Phú Quý: toàn tuyến dài 16,5km chạy vòng quanh đảo nối liền 3 xã đã được nâng cấp và láng nhựa. Tuyến đường được nâng cấp đã đảm bảo giao thông thuận tiện đến tất cả các điểm dân cư trên đảo, có ý nghĩa quan trọng cho việc lưu thông nội bộ trên đảo và kết nối với bên ngoài trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ an ninh quốc phòng trong mọi tình huống.
- Các tuyến đường liên xã đang được nâng cấp mở rộng là: + Tuyến cảng Triều Dương - trung tâm huyện dài 6,6km.
+ Tuyến Ngũ Phụng - Long Hải dài 4,9km nối liền cảng Phú Quý với trung tâm hành chính huyện lỵ và xã Long Hải, đang được nâng cấp và sẽ trải nhựa toàn bộ.
+ Tuyến Tam Thanh - Long Hải dài 3,5km đã được nâng cấp, láng nhựa hầu hết chiều dài toàn tuyến.
Toàn huyện có 32 xe ô tô vận tải các loại đáp ứng đủ nhu cầu vận chuyển hàng hoá của đảo. Việc đi lại của người dân trên đảo chủ yếu bằng xe máy, có đến trên 90% hộ gia đình có xe máy.
Ngoài ra còn một số tuyến đường liên xã do thiếu vốn nên chưa được nâng cấp như:
+ Tuyến trung tâm huyện nối Thôn 8 (Long Hải) + Tuyến đường quốc phòng
+ Tuyến cảng Triều Dương vào Khu công nghiệp... * Giao thông hàng không:
Hiện tại khu vực núi Cấm có 1 sân bay dã chiến (đường băng dài 200m, rộng 80m) nhưng chủ yếu phục vụ mục đích quân sự.
Nằm ở khu vực trung tâm đảo nên sân bay có điều kiện thuận lợi để nâng cấp phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế cũng như quốc phòng, anh ninh. Đã có dự án cải tạo, mở rộng nâng cấp sân bay để phục vụ cho các nhu cầu về du lịch, dịch vụ dầu khí, cứu hộ trên biển và quốc phòng, an ninh...
* Hệ thống điện lưới:
Trên huyện đảo hiện có trạm phát điện với 6 máy phát diezel, công suất 500KVA/máy, tổng công suất 3MW, thực hiện phát điện liên tục cung cấp đủ cho nhu cầu sinh hoạt 16 giờ/ngày, điện cho sản xuất còn lại rất khó khăn. Ngoài ra còn có 2 tổ máy phát điện diezel của bưu điện (2x20KVA và 2x5KVA) và 2 tổ máy phát điện diezel của quân đội (2x20KVA).
Hệ thống phân phối gồm:
- 31 trạm biến áp với tổng công suất 1.822,5KVA - Đường dây trung thế 22KV dài 21,4km
- Đường dây hạ thế cấp điện áp 0,2KV và 0,4KV dài trên 13km Về cơ bản, sản xuất điện đảm bảo cung cấp theo nhu cầu tối thiểu về điện sinh hoạt đảm bảo gần 100% hộ được sử dụng điện.
Hiện đang tích cực thực hiện nhiều giải pháp để tăng thêm nguồn điện cấp cho huyện đảo như đang kêu gọi đầu tư phát triển nguồn điện (điện than, điện gió), đảm bảo nhu cầu cho phát triển kinh tế - xã hội.
Hiện tại, ở đảo có 8 trạm cấp nước tập trung (khai thác nước dưới đất) do