Nguồn nước ngầm:

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp bảo vệ môi trường nước đảo phú quý, tỉnh bình thuận (Trang 41 - 52)

Dựa vào các tiêu chuẩn hiện hành của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Y tế sử dụng để đánh giá chất lượng nước ngầm theo QCVN 09: 2008/ BTNMT và tiêu chuẩn chất lượng nước sinh hoạt theo QCVN 02:2009/BYT.

Hình 2-4: Sơ đồ vị trí các giếng lấy mẫu nước ngầm trên đảo Phú Quý Dưới đây là một số thông số chất lượng nước tại một số giếng khai thác trên đảo:

Nồng độ tổng chất rắn hòa tan (TDS): 528.4 514.1 671.2 1542.2 378.4 428.4 1500 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800

PQIV-1B PQIV-2B PQIV-3B PQIV-4B PQIV-5B PQIV-6B

Nhóm PQIV-B (mg/l) (mg/l) (mg/l) (mg/l) (mg/l)

Hình 2-5 Nồng độ Tổng chất rắn hòa tan tại một số giếng nước ở đảo (mg/l)

Từ các biểu đồ trên ta thấy Tổng chất rắn hòa tan trong các giếng phần lớn không vượt quá giới hạn tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm cho phép. Chỉ có 7 giếng vượt quá tiêu chuẩn cho phép (chiếm 14%).Tổng chất rắn hòa tan trong các giếng được phân bố không đồng đều tại các điểm giếng và các tầng giếng khác nhau trong khu vực đảo. Giá trị nồng độ tổng chất rắn hòa tan lớn nhất thuộc phía ven rìa bờ Tây, Tây Nam và Đông Nam của đảo gần các cơ sở sản xuất, các nhà máy.

Nồng độ Sulfat (SO42-)

Hình 2-6a Nồng độ Sulfat tại một số giếng nước ở đảo Phú Quý (mg/l) Từ biểu đồ ta thấy: Nồng độ Sulfat tại các giếng phân bố không đồng đều theo không gian, theo các tầng trong các giếng. Nồng độ Sulfat vượt quá tiêu chuẩn

(mg/l) (mg/l)

cho phép tại 4 giếng (khoảng 8% ) thuộc các giếng phía Tây và Tây Nam của đảo. Các vị trí quan trắc của các giếng khu vực này gần các doanh nghiệp.

Nồng độ Nitrat (NO3-) 15.2 15.49 6.99 7.34 6.75 7.22 15 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18

PQII-1A PQII-1B PQVI-1A PQVI-1B PQVII-1A PQVII-1B

Nhóm PQII-VI-VII

Hình 2-6b Nồng độ Nitrat tại một số giếng nước ở đảo Phú Quý (mg/l)

Từ biểu đồ trên ta thấy: Nồng độ nitrat trong các giếng phần lớn không vượt quá giới hạn tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm cho phép. Số lượng giếng vượt quá tiêu chuẩn cho phép là 2 giếng (chiếm 4%) nhưng giá trị này cũng chưa vượt quá nhiều, số lượng giếng nằm trong giới hạn tiêu chuẩn cho phép là 43 giếng (chiếm 96%).

Nồng độ clorua

Hình 2-7a Nồng độ clorua tại các giếng nước trên đảo Phú Quý (mg/l)

(mg/l)

(mg/l)

Hình 2-7b Nồng độ clorua tại các giếng nước trên đảo Phú Quý (mg/l)

Nhận thấy: Nồng độ clorua trong các giếng phần lớn không vượt quá giới hạn tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm cho phép. Số lượng giếng vượt quá tiêu chuẩn cho phép là 10 giếng (chiếm 20%). Nồng độ clorua được phân bố không đồng đều tại các điểm đào giếng trong khu vực và tại các tầng giếng khác nhau trên đảo Phú Quý.

- Nhận xét các thông số khác

Độ pH, nồng độ nitrit, nồng độ amoni, nồng độ sắt tổng tại các giếng ở đảo Phú Quý không vượt quá giới hạn cho phép về độ pH theo tiêu chuẩn chất lượng

(mg/l) (mg/l)

nước ngầm. Nồng độ cacbonic tự do đạt giá trị lớn nhất là 39.6 mg/l tại giếng PQVI-1B và giá trị nhỏ nhất là 4.4 mg/l tại giếng PQI-4B, PQI-4C. Nồng độ canxi đạt giá trị lớn nhất là 410.82 mg/l tại giếng PQI-3B và giá trị nhỏ nhất là 8.02 mg/l tại giếng PQIII-1B. Nồng độ magie đạt giá trị lớn nhất là 449.92 mg/l tại giếng PQI- 3B và gá trị nhỏ nhất là 4.4 mg/l tại giếng PQI-4C. Nồng độ natri đạt giá trị lớn nhất là 6988.51 mg/l tại giếng PQI-3C và gá trị nhỏ nhất là 10.77 mg/l tại giếng PQIV-5B.

Hầu hết độ pH, nồng độ nitrit, nồng độ nitrat, nồng độ amoni, nồng độ axit cacbonic, nồng độ canxi, nồng độ magie, nồng độ natri, nồng độ sắt tổng tại các giếng phân bố không đồng đều tại các điểm đào giếng và tại các tầng giếng khác nhau trên đảo.

Nhận xét chung về chất lượng nước trên đảo Phú Quý:

Từ các kết quả so sánh với tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm QCVN 09: 2008/BTNMT ta thấy: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Độ pH của các giếng thì tất cả các điểm lấy mẫu đều không vượt quá giới hạn cho phép của tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm.

- Nồng độ tổng chất rắn hòa tan trong các giếng hầu hết không vượt quá giới hạn cho phép của tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm. Số mẫu giếng vượt quá giới hạn cho phép là 14%. Giá trị lớn nhất đã vượt quá giới hạn cho phép tới hơn 10lần so với QCVN.

- Nồng độ nitrit trong các giếng đều không vượt quá giới hạn cho phép của tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm. Nồng độ nitrit hầu như rất thấp so với nồng độ giới hạn trong tiêu chuẩn cho phép .

- Nồng độ nitrat trong các giếng hầu hết không vượt quá giới hạn cho phép của tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm. Số mẫu giếng vượt quá giới hạn cho phép là 4%. Nồng độ nitrat của giếng đạt giá trị lớn nhất là 15.49 mg/l tại giếng PQII-1B.

- Nồng độ amoni trong các giếng đều không vượt quá giới hạn cho phép của tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm. Nồng độ amoni hầu như rất thấp so với nồng độ giới hạn trong tiêu chuẩn cho phép.

- Nồng độ sulfat trong các giếng hầu hết không vượt quá giới hạn cho phép của tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm. Số mẫu giếng vượt quá giới hạn cho phép là 8% . Nồng độ sulfat của giếng đạt giá trị lớn nhất là 2161.35 mg/l tại giếng PQI-3C đã vượt quá giới hạn cho phép tới 5 lần so với QCVN.

- Nồng độ clorua trong các giếng hầu hết không vượt quá giới hạn cho phép của tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm. Số mẫu giếng vượt quá giới hạn cho phép là 20%. Nồng độ clorua của giếng đạt giá trị lớn nhất là 5813.8 mg/l tại giếng PQI-3C. Giá trị lớn nhất đã vượt quá giới hạn cho phép tới 23 lần so với QCVN.

Phân tích chất lượng nước bằng biểu đồ Piper

Các ảnh hưởng của sự trao đổi ion đến thành phần hóa học của nước dưới đất đặc biệt rõ ràng khi các kết quả phân tích được vẽ trên đồ thị Piper, như chỉ ra trong hình 2.8 Trong các đồ thị Piper, phần trăm của các cation và anion từ các kết quả phân tích được vẽ trong hai tam giác riêng biệt trong phần thấp của đồ thị, hai điểm của cùng một kết quả phân tích được kết hợp lại trong hình thoi ở giữa. Các mẫu nước dưới đất trong các vùng đồng bằng ven biển nếu có một sự dư thừa hàm lượng Ca2+ thể hiện sự mặn hóa do xâm nhập của nước biển, nếu có một sự dư thừa hàm lượng ion Na+ thể hiện một sự nhạt hóa. Các mẫu nước được vẽ giữa nước nhạt và nước mặn thể hiện sự pha trộn giữa hai loại nước này.

Hình 2- 8: Biểu đồ Piper và các quá trình liên quan

Căn cứ vào dữ liệu chất lượng nước ngầm đã thu thập được của Đảo Phú Quý được biểu diễn trên đồ thị Piper.

Mục đích chính của đồ thị Piper là để biểu diễn một cụm mẫu, cho phép kết luận một cách tổng quát về hàm lượng, loại hình hóa học, nguồn gốc nước ngầm. Để dựng nên biểu đồ Piper, nồng độ các cation Na, K, Ca, Mg được biểu diễn trên tam giác Cation. Sau đó các anion Cl-, SO42- HCO3- được biểu diễn trên tam giác anion. 2 điểm dữ liệu trên 2 tam giác anion và cation sẽ được kết hợp lại trên vùng tứ giác để biểu thị kết quả toàn diện đặc tính của mẫu nước. Biểu đồ Piper chỉ ra các loại hình hóa học khác nhau và nguồn gốc mẫu nước ở các tầng chứa nước trên đảo Phú Quý.

Hình 2- 8a: Biểu đồ Piper tầng chứa nước Holocen Đảo Phú Quý

Từ đồ thị trên cho thấy đa phần các giếng quan trắc tầng chứa nước Holocen có nguồn gốc từ biển và chịu ảnh hưởng của nước biển, loại hình hóa học chủ yếu của nước là Ca-SO4 (6/20 điểm giếng), Na-Cl (5/20 điểm giếng), Na-Mg-Cl và Cl (3/20 điểm giếng). Xu thế của các ion chính trong kiểu Na-Mg-Cl là Na > Mg > Ca và Cl > SO4> HCO3; còn tại những giếng nước mang kiểu Ca-SO4 thì xu thế của các ion là Na > Ca >Mg và SO4> Cl > HCO3

Hình 2-8b: Biểu đồ Piper tầng chứa nước khe nứt trong Bazan nứt nẻ, tầng Pleistocen trung- thượng (βQ1)

Từ đồ thị trên, tại tầng chứa nước Bazan nứt nẻ, Pleistocen trung – thượng (βQ1) loại hình chủ yếu của nước là Na-Cl (10/24điểm giếng) Ca-SO4 (6/24 điểm giếng), Na-Mg-Cl (3/24 điểm giếng). Theo đồ thị cho thấy điểm giếng PQI-3B và PQVI-1B có nguồn gốc hỗn hợp, còn các điểm giếng khác có nguồn gốc từ biển và chịu ảnh hưởng của nước biển. Điểm giếng PQI-3B nằm trong khu vực bị nhiễm mặn nhưng trên đồ thị có tổng khoáng hóa nhỏ cho thấy có khả năng nó có sự trao đổi với nước mặt và nước mưa. Điểm giếng PQVI-1B nằm ở khu vực chợ An Phú cũng có nguồn gốc hỗn hợp.

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp bảo vệ môi trường nước đảo phú quý, tỉnh bình thuận (Trang 41 - 52)