Chương 2. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC
2.2. Hiện trạng việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên đảo Phú Quý
Nguồn nước khai thác phục vụ cấp nước sinh hoạt và sản xuất trên đảo hầu hết được khai thác từ nước ngầm. Hiện tại, tổng lượng nước được khai thác cung cấp cho các ngành sử dụng vào khoảng 3.590 m3/ngày. Trong đó: cấp nước cho sinh hoạt khoảng 3.020 m3/ngày, chiếm 84%; cấp nước cho sản xuất CN khoảng 350 m3/ngày, chiếm10%; cấp nước cho tưới khoảng 150 m3/ngày, chiếm 4%; cấp nước cho mục đích sản xuất khác và dịch vụ khác khoảng 70 m3/ngày, chiếm 2%.[6]
Hình 2-9 Cơ cấu sử dụng nước của các nghành 2.2.2. Sử dụng nước cho tưới
Theo kết quả điều tra hiện trạng sử dụng đất năm 2011, trên đảo có khoảng 1.100 ha đất trồng cây hàng năm. Tuy nhiên, nước tưới cho nông nghiệp chủ yếu nhờ thiên nhiên. Trên đảo mới có một số ít hộ gia đình chủ động tìm nguồn nước tưới để trồng các loại cây nông nghiệp có giá trị cao.
Hiện tại, có13 giếng (4 giếng đào và 9 giếng khoan) khai thác nước ngầm phục vụ tưới. Tổng lượng khai thác khoảng 166 m3/ngày. Tuy nhiên, các hộ gia đình trên chủ yếu khai thác vào mùa khô trong khoảng từ tháng I đến tháng IV.
Ngoài ra, còn một phần nhỏ diện tích cây hàng năm nằm xen kẽ với các khu dân cư, các hộ gia đình cũng khai thác nước dưới đất từ các giếng đào để tưới, tuy nhiên lượng nước khai thác này không lớn.
Bảng 2.3 Thống kê một số hộ khai thác nước dưới đất cho tưới bằng giếng khoan
Stt Tên chủ hộ Thôn Xã Sâu(m) Đường kính
Giếng(mm)
1 Đặng Khửu Phú An Ngũ Phụng 70,0 60
2 Đặng Quan Điềm Phú An Ngũ Phụng 70,0 60
3 Đạng Thái Lư Phú An Ngũ Phụng 70,0 60
4 Đặng Văn Sào Phú An Ngũ Phụng 70,0 60
5 Dương Công Niệm Phú An Ngũ Phụng 70,0 60 6 Dương Minh Dảng Phú An Ngũ Phụng 70,0 60 7 Nguyễn Hữu Phương Phú An Ngũ Phụng 70,0 60 8 Nguyễn Thanh Hải Phú An Ngũ Phụng 70,0 60 9 Tăng Văn Khánh Phú An Ngũ Phụng 70,0 60 ( Nguồn kiểm kê hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước tỉnh Bình Thuận năm 2008)[6]
2.2.3. Sử dụng nước cho sinh hoạt
Tổng lượng nước khai thác phục vụ sinh hoạt khoảng 3.020 m3/ngày, chủ yếu khai thác nguồn nước ngầm chiếm khoảng trên 98%, nguồn nước mưa chiếm gần 2%.
Bảng 2.4: Thống kê các điểm cấp nước theo hình thức tập trung TT Tên công trình Xã Chiều sâu
khai thác (m)
Số lượng giêng khai
thác
Công suất khai thác thực tế (m3/ ngày)
Tổng 18 1595
1 Niệm Phật Đường
Long Sơn Long Hải 40 1 20
2 Trạm cấp nước tư
nhân Trần Văn Quế Long Hải 40 1 20
3 Trạm cấp nước tư nhân Tràn Quát
Long Hải 10 1 30
4 Trạm cấp nước tư nhõn Vừ Gia thài
Long Hải 40 1 35
5 Trạm cấp nước tư
nhân Đỗ Minh Liệt Tam Thanh 30 1 250
6 Trạm cấp nước tư
nhân Đỗ Nhung Tam Thanh 40 1 200
7 Trạm cấp nước tư nhân Đặng Minh Hùng
Tam Thanh 42 1 700
8 Trạm cấp nước Ngũ
Phụng Long Hai Ngũ Phụng 30.5 5 50
9 Trạm cấp nước tư
nhân Nguyễn Xích Long Hải 42 1 50
10 Trần Văn Quế Long Hải 40 1 40
11 Đỗ Thanh Đảo Long Hải 45 1 40
12 Trần Chúc Ngũ Phụng 70 1 50
13 Lê Viên Ngũ Phụng 70 1 50
14 Đặng Lụng Ngũ Phụng 70 1 60
(Nguồn: Kiểm kê hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước tỉnh Bình Thuận 2008)
Hiện tại, trên đảo có 14 trạm cấp nước tập trung chủ yếu được nhân dân tự đầu tư, khai thác khoảng 1.595 m3/ ngày, cung cấp cho khoảng 7,3 nghìn dân; còn lại là được khai thác bằng giếng đào và lu bể chứa nước mưa.
2.2.4. Sử dụng nước cho sản xuất
Tổng lượng nước khai thác phục vụ sản xuất khoảng 347m3/ngày. Lượng nước này được khai thác từ các giếng đào và giếng khoan, chủ yếu dung cho sản xuất nước đá và chế biến thủy hải sản.
- Sử dụng nước cho các ngành sản xuất, dịch vụ khác
Hiện tại, theo kết quả điều tra năm 2010 trên đảo có 7 hộ cá nhân và 1 doanh nghiệp tư nhân nuôi trồng thuỷ sản. Tổng lượng nước khai thác cho nuôi trồng thuỷ sản là khoảng 98 m3/ngày và dịch vụ khám chữa bệnh khoảng 4 m3/ngày.
2.3. Hiện trạng ô nhiễm, suy thoái nguồn nước