- Từ phía doanh nghiệp
3.2.2. Nâng cao hiệu quả công tác tham vấn giá
Về lâu dài, việc kiểm tra trị giá khai báo, tham vấn của cán bộ công chức hải quan phải được thực hiện trên cơ sở đánh giá mức độ rủi ro đối với mặt hàng, nhóm hàng nhập khẩu, mức độ chấp hành pháp luật của doanh nghiệp trong khai báo trị giá…Các thông tin này cần được thông qua các trung tâm phân tích và xử lý dữ liệu tại các địa phương có lưu lượng thực nhập. Khi đó, bộ phận trị giá tại Cục hoặc cơ quan Tổng cục sẽ trực tiếp kiểm soát được việc khai báo, kiểm tra, tham vấn và xác định trị giá tính thuế tại các Chi cục ngay khi hàng hóa khai báo nhập khẩu.
Trước hết, để đánh giá mức độ rủi ro của các lô hàng nhập khẩu, Tổng cục Hải quan cần xây dựng bộ tiêu chí bao gồm các thông tin:
- Tiêu chí về doanh nghiệp: Phân loại doanh nghiệp theo các tiêu chí: mức độ chấp hành pháp luật, loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, vốn kinh doanh…
- Tiêu chí rủi ro của nhóm hàng, mặt hàng nhập khẩu: những mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn, thuế suất cao, có khả năng biến động được phân vào nhóm hàng có rủi ro cao; còn lại được phân vào nhóm hàng có độ rủi ro
- Tiêu chí về thị trường xuất khẩu: những mặt hàng được xuất khẩu từ thị trường các nước như Trung Quốc, Đài Loan, khu vực ASEAN… được xếp vào nhóm có độ rủi ro cao về giá; từ các thị trường như EU, Mỹ, Nhật Bản… có độ rủi ro thấp về trị giá.
- Tiêu chí về mức giá khai báo: mức giá khai báo được chia làm 3 loại: + Mức giá khai báo có độ tin cậy cao;
+ Mức giá khai báo có độ tin cậy thấp; + Mức giá khai báo nghi ngờ