khẩu đối với hàng nhập khẩu thương mại tại Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội.
- Việc tổ chức triển khai thực hiện quy trình kiểm tra, tham vấn, xác định trị giá tại Chi cục còn chưa đầy đủ, chính xác. Cụ thể:
+ Về kiểm tra trị giá: Chưa chú trọng kiểm tra các khoản điều chỉnh cộng theo quy định phải cộng vào trị giá tính thuế như: Phí bản quyền, phí giấy phép, phí bảo hiểm.... hoặc các nội dung khác phải khai báo như mối quan hệ đặc biệt giữa người mua, người bán.... Không có thông tin dữ liệu giá hàng hoá nhập khẩu giống hệt, tương tự nhưng không mở rộng khái niệm này từ đó không xác định dấu hiệu nghi vấn để tổ chức tham vấn hoặc xác định dấu hiệu nghi vấn không thống nhất, không đúng quy định như: Cùng một mặt hàng có một mức giá khai báo, nhập khẩu cùng thời điểm, có lô hàng thì xác định dấu hiệu nghi vấn có lô thì không xác định dấu hiệu nghi vấn; Cùng một mặt hàng nhiều mức giá, mặt hàng có mức giá cao thì xác định nghi vấn về mức giá, mặt hàng có mức giá thấp hơn thì không xác định về mức giá ....
tự các phương pháp xác định trị giá.
+ Về hiệu quả tham vấn: Việc chuẩn bị tham vấn còn thiếu đầy đủ, chu đáo theo quy định tại quy trình, đẫn đến Biên bản tham vấn sơ sài, hỏi đáp chiếu lệ. Chưa chú trọng làm rõ 4 điều kiện của phương pháp trị giá giao dịch hàng hóa nhập khẩu hoặc chưa làm rõ các nghi vấn của cơ quan Hải quan, sự bất hợp lý của mức giá khai báo so với cơ sở dữ liệu giá. Thiếu căn cứ pháp lý khi kết luận chấp nhận hoặc bác bỏ trị giá khai báo sau tham vấn. Tỷ lệ bác bỏ giá khai báo sau tham vấn đạt tỷ lệ thấp, chỉ đạt khoảng 50% so với tổng số lô hàng cần tham vấn
+ Về xác định trị giá tính thuế và ấn định thuế sau tham vấn: Mức giá xác định chưa phù hợp với cơ sở dữ liệu do sử dụng mức giá kiểm tra, mức giá nghi vấn để xác định trị giá; Xác định các khoản điều chỉnh chưa đúng quy định (khấu trừ khoản giảm giá khi chưa kết thúc hợp đồng, điều chỉnh phí vận tải không dựa trên chứng từ, số liệu khách quan định lượng được...). Thời gian ra quyết định ấn định thuế quá dài, không đúng quy định (quá 5 ngày kể từ ngày kết thúc tham vấn hoặc quá 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan).
+ Việc cập nhật đầy đủ, kịp thời các thông tin về hàng hóa nhập khẩu, về mức giá xác định sau tham vấn vào hệ thống theo hướng dẫn tại phần II và Phụ lục III của Quy trình chưa được thực hiện đúng. Nhiều mặt hàng không có các tiêu chí mô tả hàng hóa có ảnh hưởng đến giá như xe ôtô không ghi sử dụng xăng hay dầu, vải không ghi rõ thành phần chất liệu hay quy cách, thiết bị vệ sinh không ghi kích thước, nhãn hiệu...
- Bên cạnh đó, việc triển khai trị giá tính thuế còn gặp không ít khó khăn do hệ thống văn bản quy phạm pháp luật vẫn còn nhiều tồn tại vướng mắc, bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:
+ Thứ nhất là, Cơ quan hải quan vẫn còn một số cam kết quốc tế chưa được nội luật hóa như nội dung phán quyết trước do đây là nội dung khuyến
nghị của Công ước Kyoto.
+ Thứ hai là, do nguồn nhân lực: Đội ngũ cán bộ làm chính sách vẫn còn thiếu kinh nghiệm thực tế trong xây dựng Hệ thống văn bản chính sách về giá tính thuế, chưa lường hết các tình huống xảy ra trong thực tế khi triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, việc bố trí cán bộ làm công tác giá tại các Cục Hải quan tỉnh, thành phố chưa được quan tâm đúng mức như: Bố trí cán bộ không đúng chuyên môn đào tạo, việc luân chuyển cán bộ không mang tính kế thừa và còn mang nặng tính chủ quan. Ngoài ra, tư tưởng một số cán bộ lãnh đạo, công chức làm công tác giá còn thụ động với công việc, chưa thực sự tận tâm với công tác xác định giá tính thuế.
+ Thứ ba là, do mối quan hệ giữa các đơn vị trong và ngoài ngành vẫn còn chưa chặt chẽ: Các đơn vị trong ngành vẫn còn tình trạng tham gia ý kiến xây dựng các văn bản pháp quy còn chung chung, không rõ ràng, không đề xuất hướng giải quyết vướng mắc hoặc né tránh không đưa ra quan điểm phản biện với nội dung “khó” trong dự thảo văn bản. Các đơn vị ngoài ngành vẫn còn tình trạng tham gia ý kiến chậm.
+ Thứ tư là, do sự hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, diễn ra nhanh chóng.Các văn bản pháp quy đã ban hành nhiều năm nên một số quy định không còn phù hợp với thực tế phát sinh và sự phát triển của nền kinh tế
2.5.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm tra trị giá tính thuế nhập khẩu đối với hàng nhập khẩu thương mại tại Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội
2.5.2.1. Những nhân tố thuận lợi
- Được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Cục, Chi cục, sự phối hợp nhiệt tình của các Đội trong Chi cục, các Chi cục trong Cục đã tạo ra sức mạnh tổng thể cho toàn Chi cục. Từ Cục đến các Chi cục hải quan đã triển khai được một hệ thống quản lý công tác giá tính thuế tuân thủ nội dung
hướng phù hợp với yêu cầu phát triển thương mại, hội nhập và hiện đại hóa hải quan.
- Các văn bản pháp quy về công tác giá tính thuế, các văn bản hướng dẫn chỉ đạo công tác giá tính thuế của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan được triển khai kịp thời, công tác giá ngày càng hoàn thiện hơn. Hơn nữa, có thể thấy sau khi áp dụng nguyên tắc kiểm tra giá là quản lý rủi ro về giá căn cứ vào Danh mục mặt hàng quản lý rủi ro về giá và Danh mục mặt hàng trọng điểm cũng đảm bảo việc quản lý giá một cách thông thoáng mà vẫn hiệu quả. Bên cạnh đó, việc triển khai các văn bản hướng dẫn thực hiện công tác giá từ Cục đến Chi cục thông suốt, kịp thời và rõ ràng hơn. Chi cục cũng đã chú trọng hơn đến việc hướng dẫn giải đáp những khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp liên quan đến những quy định mới về công tác giá. Do đó, việc chấp hành của doanh nghiệp trong khai báo cũng nghiêm túc hơn, sát với trị giá giao dịch hơn.
- Độ tuổi trung bình của công chức làm công tác kiểm tra trị giá trong Chi cục tương đối trẻ; hầu hết có kinh nghiệm, trình độ chuyên mônnghiệp vụ cao, được đào tạo cơ bản tốt. Hơn nữa, cán bộ công chức đều an tâm công tác, nhiệt tình với công việc, sử dụng thành thạo vi tính, ngoại ngữ nên phục vụ tốt cho công tác khai thác thông tin và công tác nghiệp vụ.
- Cơ sở vật chất được trang bị tương đối đầy đủ, phục vụ tốt cho công tác nghiệp vụ.
- Được Cục hải quan thành phố Hà Nội quan tâm, chú trọng đến công tác đào tạo nhằm nâng cao nhận thưc cho đội ngũ công tác giá, thực hiện tập huấn cho đông đảo cán bộ và doanh nghiệp để thực hiện tốt quản lý tuân thủ trong hải quan.
+ Lưu lượng hàng hóa ngày càng nhiều, trong khi lượng cán bộ làm công tác giá không tăng là bao, dẫn đến việc một công chức phải đảm đương khối lượng công việc lớn gây áp lực lớn cho cán bộ công chức.
+ Sự thay dổi liên tục của các văn bản nghiệp vụ dẫn đến tình trạng lúng túng trong việc áp dụng của doanh nghiệp cũng như của hải quan.
+ Việc sắp xếp, luân chuyển cán bộ một cách thường xuyên, vẫn còn tình trạng bố trí cán bộ chưa được đào tạo về giá làm công tác giá.
+ Hệ thống cơ sở dữ liệu nghèo nàn, đa số chỉ dựa vào thông tin do doanh nghiệp khai báo, có độ tin cậy thấp, trong khi chưa có biện pháp hữu hiệu để thu thập các nguồn thồn tin bên ngoài để làm cơ sở so sánh, đối chiếu mức độ tin cậy của các thông tin do doanh nghiệp khai báo. Bên cạnh đó, thông tin dữ liệu trong hệ thống GTT22 còn sơ sài, không cụ thể tên hàng, tiêu chí, thông tin chi tiết về hàng hóa nhập khẩu trên hệ thống không đầy đủ, chính xác.Việc xác định và đánh dấu nghi ngờ trên hệ thống cũng chưa thống nhất, có trường hợp cùng một mặt hàng giá thấp thì không đánh dấu nghi ngờ, giá cao thì lại đánh dấu nghi ngờ…ảnh hưởng đến việc xác định trị giá tính thuế. Do vậy, khó khăn trong việc sử dụng.
+ Sự phối hợp trong công tác trao đổi nghiệp vụ với các cơ quan như Thuế nội đia, Công an…còn chưa chặt chẽ, chưa thực sự phát huy tác dụng trong công tác đấu tranh với các hành vi gian lận của doanh nghiệp.