Thực trạng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật áp dụng trong

Một phần của tài liệu công tác kiểm tra trị giá tính thuế nhập khẩu đối với hàng nhập khẩu thương mại tại chi cục hải quan bắc hà nội (Trang 28 - 32)

trong kiểm tra trị giá tính thuế nhập khẩu đối với hàng nhập khẩu thương mại tại Chi cục Hải quan Bắc Hà nội

Hiệp định trị giá GATT/WTO đã được nội luật hóa tại hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam (cụ thể tại phần 1.2.1.2). Qua thực trạng áp dụng các văn bản pháp luật vào thực tế thực hiện việc kiểm tra trị giá tính thuế nhập khẩu hàng hóa nhập khẩu thương mại có thể đưa ra một số đánh giá sau:

- Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về trị giá hải quan tương đối đồng bộ từ Luật, Nghị định đến Thông tư, tạo hành lang pháp lý cho cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp thực thi Hiệp định trị giá

quan GATT/WTO đã loại bỏ phương pháp lấy giá tối thiểu hoặc tối đa, tạo ra một hành lang pháp lý tính thuế một cách minh bạch, công bằng cho cả đối tượng nộp thuế và cơ quan quản lý, tạo thuận lợi giao lưu thương mại quốc tế, bảo vệ ở mức cao nhất quyền lợi của các doanh nghiệp nhập khẩu, tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu. Đồng thời, nâng cao ý thức tuân thủ của doanh nghiệp trong khai báo trị giá, chủ động khai báo đúng trị giá giao dịch. Từng bước hạn chế tình trạng khai báo trị giá tính thuế không chính xác, góp phần thu đúng, thu đủ cho ngân sách nhà nước.

- Tuy nhiên, hệ thống văn bản pháp luật vẫn còn một số tồn tại gây khó khăn cho hoạt động kiểm tra trị giá của cơ quan hải quan. Ví dụ như:

+ Một số khái niệm chưa được quy định rõ ràng như: Khái niệm “Cửa khẩu nhập đầu tiên” chưa được định nghĩa trong Luật cũng hạn chế tính pháp lý trong quá trình thực hiện.Quy định về xác định trị giá hải quan tại Điều 71 Luật Hải quan, Khoản 23 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan chỉ mang tính nguyên tắc, chưa có nội hàm, được dẫn chiếu đến Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu...

+ Một số nội dung tại Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 của Chính phủ còn chưa thực sự đầy đủ, hoàn thiện so với các chuẩn mực quốc tế và thực tế hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp như:

* Khái niệm “cửa khẩu nhập đầu tiên là cảng đích ghi trên vận tải

đơn. Đối với loại hình vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt hoặc đường sông quốc tế thì “Cửa khẩu nhập đầu tiên” là cảng đích ghi trên hợp đồng”có những cách hiểu khác nhau trong trường hợp vận đơn có nhiều địa

điểm: cảng giao hàng, cảng dỡ hàng, cảng đến cuối cùng. Cụ thể: Về phía doanh nghiệp, khó khăn trong việc xác định cảng nào là cửa khẩu nhập đầu tiên, để làm cơ sở cho việc xác định trị giá tính thuế. Về phía cơ quan hải

quan, xác định cửa khẩu nhập đầu tiên là cảng đến cuối cùng, việc xác định này phù hợp với quy định về chuyển cảng, nhưng một số doanh nghiệp không đồng quan điểm này, do vậy, dẫn đến tranh chấp giữa cơ quan hải quan và doanh nghiệp.Ví dụ:

Doanh nghiệp khai báo trị giá tính thuế là CIF Hải phòng, vận đơn thể hiện cảng dỡ hàng là cảng Hải phòng, cảng đến cuối cùng là ICD Hà Nội. Cơ quan hải quan xác định trị giá tính thuế là CIF ICD Hà nội căn cứ vào Nghị định 40/2007/NĐ-CP và Thông tư 205/2010/TT-BTC.

* Khái niệm “ngày xuất khẩu sử dụng trong phương pháp trị giá giao

dịch của hàng hoá nhập khẩu giống hệt và phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự là ngày xếp hàng lên phương tiện vận tải theo vận đơn; đối với hàng hoá vận chuyển bằng đường bộ thì “Ngày xuất khẩu” là ngày đăng ký tờ khai hải quan” chưa bao hàm hết các tình huống phát sinh

trên thực tế…

+ Thông tư số 205/2010/TT-BTC ngày 15/12/2010 của Bộ Tài chính quy định chưa rõ ràng, chặt chẽ các khoản điều chỉnh dẫn đến tình trạng doanh nghiệp lợi dụng chính sách để gian lận trị giá khai báo. Một số hình thức gian lận trị giá điển hình như sau:

* Hợp thức hoá hồ sơ trên cơ sở khai báo khoản chiết khấu, giảm giá đối với những mặt hàng có trị giá lớn, thuế suất thuế nhập khẩu cao để được khấu trừ ra khỏi trị giá tính thuế.

hợp đồng mua bán, hoá đơn thương mại, trong khi đó trên thực tế không phải lô hàng nào cũng được phía nước ngoài giảm giá, nếu so sánh với những mặt hàng thuế suất thuế nhập khẩu thấp thì doanh nghiệp không khai báo khoản giảm giá.

* Không khai báo tiền bản quyền, phí giấy phép hoặc lợi dụng quy định không đánh thuế phần mềm để nhập khẩu phần mềm tách khỏi máy móc thiết bị.

Ví dụ: Doanh nghiệp nhập khẩu máy rút tiền ATM, chỉ khai báo trị giá tính thuế của máy ATM, không khai báo phần mềm đã cài trong thiết bị của máy.

* Khai báo tuỳ tiện trị giá hàng xuất khẩu đối với một số tài nguyên khoáng sản xuất khẩu có mức thuế suất cao.

* Khai báo trị giá linh kiện, nguyên vật liệu, bán thành phẩm nhập khẩu cao hơn trị giá thực của máy móc thiết bị, thành phẩm ở các Công ty liên doanh, Công ty có vốn đầu tư nước ngoài nhằm giảm nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật Việt Nam

Ví dụ: Năm 2011, mặt hàng xe ô tô tải tự đổ hiệu HYUNDAI HD 65, trọng tải 2,5 tấn, xuất xứ Hàn Quốc nhập khẩu có giá khai báo từ 5.500 USD/c đến 7.000 USD/c trong khi giá bộ linh kiện chưa đầy đủ nhập khẩu về để lắp ráp trong nước có giá khai báo từ 12.000 USD/bộ đến 13.000 USD/bộ linh kiện.

2.3. Thực trạng công tác kiểm tra trị giá tính thuế nhập khẩu đối với hàng nhập khẩu thương mại tại Chi cục hải quan Bắc Hà nội

Trong thời kỳ hiện nay, Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội cũng như toàn ngành Hải quan đang trong tiến trình hiện đai hóa hải quan. Nhiệm vụ đặt ra cho toàn ngành là rất quan trọng, chính vì vậy việc thực hiện nhiệm vụ cũng là rất nặng nề ở từng Chi cục. Chi cục Hải quan Bắc Hà nội luôn quán triệt đến từng cán bộ công chức, cố gắng phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đưa đơn vị trở thành một trong những Chi cục xuất sắc trong Cục

Qua báo cáo tình hình công tác của Chi cục qua các năm 2010, 2011, 2012, toàn Chi cục đã thực hiện các mặt công tác đạt kết quả cao, cụ thể thể hiện qua tình hình thực hiện thủ tục Hải quan, công tác thu thuế cũng như công tác kiểm tra trị giá tính thuế.

Một phần của tài liệu công tác kiểm tra trị giá tính thuế nhập khẩu đối với hàng nhập khẩu thương mại tại chi cục hải quan bắc hà nội (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w