2.3.3.1. Quy trình kiểm tra trị giá tính thuế nhập khẩu đối với hàng nhập khẩu thương mại tại Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội
Hiện nay, trong công tác kiểm tra trị giá tính thuế nhập khẩu đối với hàng nhập khẩu thương mại, cơ quan Hải quan đang áp dụng Quy trình kiểm tra, tham vấn và xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong quá trình làm thủ tục hải quan ban hành kèm theo Quyết định số 103/QĐ-TCHQ ngày 24/01/2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan (như sơ đồ 1.1 ở trên).
chịu trách nhiệm kiểm tra nội dung khai báo trên tờ khai trị giá, các nội dung khác do doanh nghiệp xuất trình để đánh giá mức độ tin cậy của thông tin khai báo và đề xuất xử lý đối với từng trường hợp cụ thể như quy trình đã phân tích ở sơ đồ 1.1.
Một công chức của Bộ phận mở tờ khai sẽ được giao nhiệm vụ thực hiện tham vấn giá, báo cáo về giá và thuế liên quan đến việc kiểm tra trị giá tính thuế. Hàng tháng, công chức này sẽ có báo cáo lên Đội trưởng để đội trưởng báo cáo lên Chi cục trưởng về tình hình kiểm tra trị giá tính thuế.
Theo quy định, tại Chi cục chỉ thực hiện việc kiểm tra trị giá tính thuế đối với những mặt hàng trọng điểm thuộc Danh mục rủi ro hàng nhập khẩu cấp Cục có nghi vấn rõ ràng hoặc những hàng hóa có đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo, còn lại những hàng hóa khác đều chuyển sang khâu Kiểm tra sau thông quan nên công việc kiểm tra trị giá tính thuế tại Chi cục cũng được giảm nhẹ đi nhiều.
2.3.3.2. Một số hình thức gian lận về trị giá hải quan của doanh nghiệp tại Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội
Những năm qua, Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội đã nỗ lực thực hiện các biện pháp thiết thực để ngăn chặn những hành vi gian lận, thực hiện không đúng các quy định của Nhà nước về Hải quan. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn tồn tại một số hình thức gian lận phổ biến về trị giá Hải quan của doanh nhiệp như:
- Khai báo thấp trị giá: đây là hình thức gian lận trị giá phổ biến nhất. Nó có thể được thực hiện vì nhiều lý do khác nhau, như:
+ Để giảm tới mức tối thiểu các khoản thuế phải nộp khi hàng hóa phải chịu thuế nhập khẩu tính theo giá trị
+ Khi có sự khác biệt giữa việc đưa hàng hóa nhập khẩu chính thức và hàng hóa nhập khẩu không chính thức
+ Đối phó với cac hạn chế về hạn ngạch
+ Để đạt được mức thuế ưu đãi hơn khi việc phân loại hàng hóa và mức thuế nhập khẩu hàng hóa dựa trên trị giá hàng hóa
- Khai báo tăng trị giá: một số trường hợp khai báo trị giá cao hơn trị giá thực tế do một số lý do:
+ Cố tránh những quy định về hạn chế nhập khẩu;
+ Cố gắng dự đoán hoặc tránh được việc điều tra về thuế chống bán phá giá; + Khi việc phân loại hàng hóa và mức thuế nhập khẩu căn cứ vào trị giá và trị giá càng cao thì mức thuế càng giảm;
+ Khi giao dịch liên quan đến giá chuyển tiền và trị giá Hải quan tăng giả để làm giảm thuế nội địa phải nộp;
+ Khai tăng trị giá một số hàng hóa có mức thuế suất thấp và tương ứng khai giảm trị giá một số hàng hóa có mức thuế suất cao
- Mô tả sai hàng hóa trên hóa đơn:
+ Để làm ảnh hưởng đến trị giá hàng hóa như: mô tả hàng hóa A thành hàng hóa B, mô tả kim loại quý thành kim loại thường, không nhận diện được nhãn hiệu thương mại hay tên gọi sản phẩm như vốn có;
+ Mô tả sai hàng hóa trên hóa đơn về số lượng hay trọng lượng, mục đích sử dụng…;
+ Mô tả sai để đưa hàng hóa thâm nhập thị trường trong nước khi hàng hóa đó bị hạn chế hay cấm nhập khẩu;
+ Thể hiện sai nội dung hàng hóa làm ảnh hưởng đến việc phân loại hàng hóa và mức thuế nhập khẩu…
+ Để hưởng mức thuế suất ưu đãi từ những hiệp định ưu đãi thuế quan mà Việt Nam đã ký (như: Hiệp định thương mại tự do ASEAN, Ưu đãi tối huệ quốc…);
+ Để tránh được những quy định hạn chế nhập khẩu áp dụng cho từng nước;
+ Để trốn thuế chống bán phá giá;
+ Che giấu xuất xứ thực của hàng hóa bằng việc chuyển tải qua nước thứ 3…
Các hành vi gian lận, trốn thuế của doanh nghiệp ngày càng tinh vi, khó phát hiện hơn đòi hỏi cơ quan Hải quan phải có những biện pháp kịp thời, tích cực nhằm nắm bắt, phát hiện và xử lý kịp thời để đảm bảo thực hiện quản lý hải quan một cách hiệu quả nhất.
2.3.3.3. Kết quả công tác kiểm tra trị giá tính thuế nhập khẩu đối với hàng nhập khẩu thương mại tại Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội
Việc quán triệt thực hiện đúng quy trình kiểm tra trị giá tính thuế của Tổng cục Hải quan đã đưa công tác kiểm tra trị giá tính thuế nhập khẩu đối với hàng nhập khẩu thương mại vào khuôn khổ, đảm bảo thực hiện đúng quy định các bước nghiệp vụ cũng như đem lại hiệu quả cao trong công tác quản lý trị giá. Kết quả đạt được cụ thể như sau:
Bảng 2.3: Công tác kiểm tra trị giá tính thuế tại Chi cục 3 năm gần đây
Đvt Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Tổngsố hồ sơ tham vấn Hồ sơ 71 27 22
Số TK chấp nhận trị giá
sau tham vấn Tờ khai 36 15 12
Số TK bác bỏ trị giá sau
tham vấn Tờ khai 35 12 10
Số thuế truy thu sau
tham vấn VND 1.743.521.000 1.212.412.000 1.004.530.000
(Nguồn: Phòng Tổng hợp- Chi cục HQ Bắc Hà Nội)
Cùng với tình hình Tổng số Tờ khai, Tổng số thuế giảm, tình hình số Hồ sơ tham vấn cũng giảm trong những năm vừa qua. Cụ thể, năm 2010, tổng số hồ sơ tham vấn giá là 71 hồ sơ; năm 2011 giảm xuống còn 27 hồ sơ và năm 2012 là 22 hồ sơ. Tỷ lệ giảm là rất mạnh ở năm 2011 (lên tới 61,97%) và năm 2012 là 18,52 %. Điều này xuất phát từ việc Tổng cục Hải quan cho phép các Chi cục Hải quan tiến hành ấn định thuế không cần qua tham vấn khi có nghi ngờ về mức giá khai báo. Chỉ trong trường hợp doanh nghiệp không đồng ý với mức giá mà cơ quan Hải quan ấn định thì mới tiến hành tham vấn. Các doanh nghiệp cũng dần quen với các bước làm việc theo quy trình ban hành vì vậy sự đồng thuận giữa cơ quan Hải quan và doanh nghiệp ngày càng cao. Mặt khác cũng do chính sách cải cách thủ tục hải quan, những hàng hóa trọng điểm kiểm tra, giá trị cao được chuyển về Chi cục kiểm tra sau thông quan nhiều, công việc kiểm tra trị giá tính thuế tại Chi cục cũng được giảm tải đi nhiều.
Tuy số tờ khai tham vấn giá giảm mạnh nhưng số thuế truy thu được giảm không mạnh bằng. Số thuế truy thu được năm 2010 là 1.743.521.000 đồng, sang năm 2011 giảm xuống còn 1.212.412.000 đồng (giảm 531.109.000 đồng tương đương 30,46% năm 2010), năm 2012 giảm xuống còn
2011). Nguyên nhân là do sự tập trung kiểm tra trị giá tính thuế những mặt hàng trọng điểm có thuế suất cao, trị giá lớn và dễ có gian lận trị giá. Chi cục tập trung vào những mặt hàng trọng điểm truy thu được nhiều thuế từ những mặt hàng này nên dù số tờ khai nghi ngờ phải tham vấn giảm mạnh nhưng số thuế truy thu được giảm không mạnh bằng.
Tỷ lệ số tờ khai bác bỏ trị giá sau tham vấn cũng là một chỉ số đáng quan tâm. Năm 2010, với tổng số hồ sơ tham vấn là 71 hồ sơ, số tờ khai bác bỏ trị giá sau tham vấn là 35 tờ khai đạt 49,30%. Sang năm 2011, tổng số hồ sơ tham vấn là 27 hồ sơ, số tờ khai bác bỏ trị giá sau tham vấn là 12 tờ khai đạt 44,44%. Đến năm 2012, tổng số hồ sơ tham vấn là 22 hồ sơ, số tờ khai bác bỏ trị giá sau tham vấn là 10 tờ khai đạt 45.46%. Như vậy, tỷ lệ bác bỏ trị giá sau tham vấn là không cao, lại giảm mạnh ở năm 2011 (45.46%/49.30%) và chỉ tăng nhẹ không đáng kể ở năm 2012 (45,46%/44,44%). Tỷ lệ bác bỏ trị giá sau tham vấn không quá 50% thể hiện sự thiếu hiệu quả trong công tác phân luồng kiểm tra hàng hóa, xác định nghi ngờ gian lận trị giá của hàng hóa chưa tốt. Chi cục đã ý thức được điều này và đang tiến hành nghiên cứu các biện pháp khắc phục tình trạng này.
Hiện nay, trong công tác quản lý giá tính thuế cơ quan Hải quan đang áp dụng Quy trình kiểm tra, tham vấn và xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong quá trình làm thủ tục hải quan ban hành kèm theo Quyết định số 103/QĐ-TCHQ ngày 24/01/2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.Quy trình đã quy định được các công việc, các thủ tục phải làm của cán bộ công chức trong việc thực hiện các quy định tại văn bản chính sách chế độ về giá tính thuế. Qua thời gian thực hiện vừa qua cho thấy quy trình kiểm tra, tham vấn và xác định trị giá tính thuế đã tạo ra sự thống nhất trong hệ thống cơ quan hải quan từ các chi cục trong một Cục và giữa các Cục hải quan với nhau trong việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về trị giá tính thuế, khắc phục được tình trạng tùy tiện, thiếu sót
2.4. Thực trạng sử dụng công cụ hỗ trợ công tác kiểm tra trị giá tính thuế hàng nhập khẩu thương mại: Hệ thống thông tin dữ liệu giá
Cơ sở dữ liệu giá là tất cả các thông tin liên quan đến việc kiểm tra, xác định trị giá tính thuế do người khai hải quan cung cấp cho cơ quan hải quan hoặc do cơ quan hải quan thu thập được tính đến thời điểm kiểm tra, xác định trị giá tính thuế. Các thông tin này được lưu giữ, quản lý tại cơ quan hải quan
Một trong những điều kiện cần thiết và cơ sở pháp lý để tra cứu, đối chiếu xác định trị giá tính thuế theo GATT là nguồn thông tin dữ liệu giá. Nguồn thông tin từ hệ thống dữ liệu trị giá tính thuế (GTT22) là kho dữ liệu điện tử được cập nhật thường xuyên, trong đó ghi lại tất cả các thông tin về trị giá khai báo, trị giá tính thuế của các mặt hàng nhập khẩu theo các tờ khai nhập khẩu. Hệ thống cũng cho phép tham khảo thông tin về các trường hợp nghi ngờ, gian lận về trị giá, các phương pháp xác định trị giá đã được thực hiện.Có thể nói đây là nguồn thông tin quan trọng nhất, đa dạng nhất mà cơ quan hải quan có được
Hệ thống thông tin dữ liệu giá là công cụ hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý giá tính thuế hàng nhập khẩu thông qua việc cung cấp thông tin về giá những mặt hàng giống hệt, tương tự được nhập khẩu.Trên cơ sở đó cơ quan quản lý tiến hành kiểm tra trị giá khai báo của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, khai thác và cập nhật hệ thống này vẫn còn nhiều vướng mắc, bất cập. Cụ thể:
- Tại Chi cục, còn xảy ra khá phổ biến tình trạng chậm, thiếu, mất dữ liệu trong quá trình truyền nhận hoặc truyền dữ liệu không kịp thời với vòng luân chuyển hồ sơ, kèm theo đó là thiếu cơ sở vật chất, cơ sở vật chất không đáp ứng được nhu cầu làm việc đòi hỏi tốc độ nhanh, đường truyền ổn định.
- Mặc dù đã được nâng cấp nhưng hệ thống dữ liệu giá GTT22 vẫn chưa đáp ứng yêu cầu nhập thông tin từ nguồn khác vào hệ thống, do giao
diện thiết kế không phù hợp; hệ thống vẫn chưa hỗ trợ đơn vị lập báo cáo, đánh giá được những đề xuất của Chi cục về Danh mục kiểm tra.
- Ngoài ra, hệ thống dữ liệu giá còn phụ thuộc quá nhiều vào ý thức, trách nhiệm của người nhập, truyền nhận dữ liệu nên nếu dữ liệu trong hệ thống được nhập không chính xác, kịp thời và không đầy đủ thì rất khó khăn trong việc kiểm tra tình hình khai báo, xác định trị giá, công tác tham vấn tại các Chi cục, các Cục HQ địa phương
2.5. Đánh giá thực trạng kiểm tra trị giá tính thuế nhập khẩu đối với hàng nhập khẩu thương mại tại Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội